TIN TỨC
  • Chân dung & Phỏng vấn
  • Nhà văn Tống Phước Bảo: ‘Văn chương chiến tranh sẽ như một mạch nguồn chảy mãi’

Nhà văn Tống Phước Bảo: ‘Văn chương chiến tranh sẽ như một mạch nguồn chảy mãi’

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-07-08 23:29:50
mail facebook google pos stwis
685 lượt xem

“Tôi nhớ đó là một đêm mưa ở Cần Thơ, chúng tôi đã rợn người khi nghe câu chuyện 6 người lính trên 5 đôi chân. Thời khắc ấy, tôi biết văn chương chiến tranh sẽ như một mạch nguồn chảy mãi trong ngòi bút của người viết”, nhà văn Tống Phước Bảo chia sẻ với Dân Việt quan niệm về dòng văn học chiến tranh. “Hôm nay, ngày mai, tương lai, tất thảy đều bắt nguồn từ quá khứ”

* Tham gia trại sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa qua (ngày 18/6/2022 tại Đồng Nai) lần này, điều gì thu hút và làm cho Tống Phước Bảo cảm thấy ấn tượng?

– Thú thật, khi tôi được các anh bên phía Tạp chí Văn nghệ Quân đội mời dự trại, cảm xúc ban đầu là rất vui, vì làng văn vẫn luôn đánh giá rất cao tờ Tạp chí này, cũng như cách thức tổ chức trại sáng tác của họ. Song song đó, tôi cũng thấy áp lực vì trại sáng tác ngoại trừ các hoạt động đi tham quan thực tế, còn có các buổi sinh hoạt chuyên môn rất thẳng thắn.

Tuy nhiên, chính những áp lực đó lại thu hút tôi, bởi đó chính là điều khiến người viết như tôi sẽ trưởng thành hơn khi được cọ xát, học hỏi từ chính các anh chị trại viên và BBT của Tạp chí. Ấn tượng từ trại viết theo tôi tận khi đã về lại đời thường. Tình cảm của BTC trại, của các anh chị trại viên cũng như sự chăm chút, đóng góp cho nhau khiến tôi thấy một không khí văn chương dâng tràn trong mình, cho tôi nhiều động lực hơn nữa trên con đường viết lách.


Nhà văn Tống Phước Bảo – bút danh Trúc Thiên là nhà văn sung sức hiện nay.

* Tác phẩm dự trại của anh dịp này hướng đến khía cạnh nào khi xây dựng và ca ngợi hình tượng người lính Cụ Hồ?

– Đến với trại, sau khi được đi thực tế nhiều đơn vị của Quân khu 9, nhất là hòa mình vào đời sống thương hồ của người dân Cần Thơ, tôi viết nên một truyện ngắn mang tên “Mắt phù sa”. Truyện ngắn này đan xen giữa quá khứ và hiện thực, những mảnh đời lính sau cuộc chiến, mấy mươi năm họ vẫn sống đời cần lao bám sông, bám đất để trọn vẹn với các đồng đội đã hy sinh.

Đức tính trung nghĩa của người lính khiến tôi ấn tượng nhất, suốt quá trình thực tế sáng tác. Tôi nghĩ thời chiến hay thời bình, người lính đều có những phẩm chất mà chúng ta cần nhìn họ với lăng kính đầy ngưỡng vọng.

* Theo anh, hiện nay tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng thì anh bộ đội Cụ Hồ có ý nghĩa như thế nào?

– Lớp trẻ chúng tôi chưa đi qua chiến tranh. Trong thời bình, nói thật chúng tôi sống rất may mắn. Sự bình yên này là cả một sự đánh đổi bằng xương máu. Cái đánh đổi nào cũng có mặt được và mất. Được sự hòa bình trên đất mẹ, nhưng mất mát hy sinh cũng là một điều không tránh khỏi.

Chính vì vậy, các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng, về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ chính là một điều lưu lại, nhắc nhớ những thế hệ mai sau về những chặng đường gian lao anh dũng, về những điều thiêng liêng cao quý của quá khứ.

Dĩ nhiên, chúng ta chẳng ai sống mãi chỉ với quá khứ, nhưng hôm nay, ngày mai, tương lai… tất thảy đều bắt nguồn từ quá khứ mà hình thành. Quá khứ là điều chúng ta không thể quên. Ký ức của người Việt, thiết nghĩ, một phần sẽ phải mang tên “chiến tranh”. Trong một lần có dịp gặp một người bạn quốc tế, họ nhắc về Việt Nam, vẫn là câu thán phục chúng ta quá thay đổi sau thời chiến tranh.

“Đừng đợi trễ, bởi chính nguồn tư liệu sống mới kích thích chúng tôi viết” 

* Với anh, người viết hôm nay khi tiếp cận đề tài này có gặp phải trở ngại nào không?

– Người viết hôm nay, nhất là thế hệ không đi qua chiến tranh, kỳ thực khi viết về đề tài chiến tranh, người lính thì sẽ gặp vài trở ngại. Nhưng đó không phải là điều ngăn cản chúng ta viết. Bởi với thời đại này, chúng ta có rất nhiều nguồn tư liệu, chúng ta có thể đi thực tế gặp gỡ những nhân chứng sống của thời chiến tranh. Đó chính là vốn liếng để viết.

Chúng ta không thể viết trực diện cuộc chiến thì có thể viết hậu chiến hoặc chọn những góc nhìn khác nhau về cuộc chiến, về người lính và khai thác. Quan trọng chúng ta chọn hướng khai thác đề tài như thế nào? Điều đó mới hình thành một tác phẩm đúng nghĩa về chiến tranh, về người lính.


Nhà văn Tống Phước Bảo mong muốn có mảnh đất riêng cho văn chương, như một giải thưởng dành cho người trẻ viết về chiến tranh. 

* Anh nghĩ sao về nhận định: Viết về chiến tranh khi các cuộc kháng chiến đã lùi xa, điều đó có tạo ra độ lùi cần thiết để nhà văn có những góc tiếp cận và điểm nhìn mới về quá khứ về lịch sử dân tộc?

– Khi 20 tuổi, chúng ta nhìn một câu chuyện bằng lăng kính của tuổi trẻ, của sự thanh tân. Khi chúng ta 40 tuổi, chúng ta lại nhìn câu chuyện ấy bằng sự trải nghiệm và lắng đọng. Cho nên, các tác phẩm mang đề tài chiến tranh, người lính ra đời vào thời bình, thật ra lại có một cái hay. Đó chính là góc nhìn tĩnh lặng hơn, thấu hiểu hơn và bao dung hơn, thậm chí hòa hợp hơn.

Quá khứ, lịch sử, tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc chiến không thể phủ nhận, không thể thay đổi, nhưng tâm thế mình có thể thay đổi. Cạn cùng mọi cuộc chiến thật sự tôi nghĩ rằng nỗi đau không dành riêng bên nào hết. Mất – còn; thắng – thua; hay chung quy lại chẳng có bên nào vui trọn vẹn, buồn tất cả.

Thậm chí, tàn một cuộc chiến, bên nào cũng sẽ có ít nhiều mất mát, hy sinh, đau thương. Bên nào cũng có những bà mẹ khóc con, những người vợ mất chồng. Lật bàn tay mình, mu bàn tay hay lòng bàn tay, tất cả đều là thịt.

* Nhiều nhà văn, cựu chiến binh lo lắng vì chúng ta chưa có các tác phẩm văn chương xứng tầm với sự đóng góp hy sinh của người lính, theo anh chúng ta thiếu sự đầu tư, sự định hướng hay nhiệt huyết?

– Thật ra, tôi lại nghĩ không gì phải lo lắng, trong văn chương tác phẩm hay luôn ở phía trước. Tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng, người lính không phải chẳng có tác phẩm hay, tác phẩm gây tiếng vang. Có đấy, rất nhiều nữa là đằng khác như: “Nắng đồng bằng” của Chu Lai; “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh; “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán; “Quân khu Nam Đồng” của Bình Ca; “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi; “Mùa chinh chiến ấy” của Đoàn Tuấn…

Tuy nhiên, vì chiến tranh đi qua một quãng dài của lịch sử dân tộc, quá nhiều hình ảnh, câu chuyện mà chúng ta mỗi một lần đọc một tác phẩm viết về đề tài này lại như vỡ ra thật nhiều điều về sự hy sinh của thời kỳ lửa đạn, về cuộc chiến hào hùng của dân tộc. Nhiều quá thì thành ra viết hoài cũng chưa hết, chưa thỏa mãn được thị hiếu của công chúng yêu thích tác phẩm chiến tranh.

Chúng ta cứ chờ đợi và tin rằng, mỗi giai đoạn đều có những tác phẩm đủ sức nặng để khiến chúng ta đắm đuối với dòng văn chương này. Bởi hằng năm, đều có những trại sáng tác dành riêng cho mảng đề tài này, ở đó các tác giả luôn được thực tế các chiến trường xưa, nghe chính những câu chuyện từ người đi qua cuộc chiến kể.

Thậm chí, ngay trong trại sáng tác lần này của Tạp chí Văn nghệ Quân đội chúng tôi được nghe câu chuyện người lính trở về từ cõi chết khi viên đạn xẹt ngang đầu anh, một phần não đến giờ còn bị ảnh hưởng.

Hoặc câu chuyện chính người lính về thăm chiến trường xưa và đứng nhìn từng góc đất, từng khu vực mà ngày xưa mình tham chiến, giây phút đó người lính như lên đồng, bởi cuộc chiến vẫn ám ảnh đến cả phần đời sau này của anh.

Tôi nhớ đó là một đêm mưa ở Cần Thơ, chúng tôi đã rợn người khi nghe câu chuyện 6 người lính trên 5 đôi chân. Thời khắc ấy, tôi biết văn chương chiến tranh sẽ như một mạch nguồn chảy mãi trong ngòi bút của người viết.

* Là một nhà văn, một người viết trẻ anh có ý tưởng nào cho việc hiện diện nhiều hơn, có chất lượng hơn của mảng văn chương về đề tài chiến tranh, cách mạng, người lính?

– Tôi nghĩ thế hệ chúng tôi cần được tạo điều kiện tham gia các trại sáng tác về đề tài này hơn nữa. Bởi từ đấy, chúng tôi có những câu chuyện, có những cảm xúc reo vào lòng và trải ra trên trang viết. Cần thêm những buổi tọa đàm, hội thảo thiết thực, trực diện để người viết trẻ tương tác với cựu binh, với các nhân chứng chiến tranh còn sống.

Đừng đợi trễ, bởi chính nguồn tư liệu sống đấy mới kích thích chúng tôi viết hơn những trang tư liệu giấy. Và nên chăng có một mảnh đất văn chương riêng như một giải thưởng dành cho người trẻ viết về chiến tranh.

Một giải thưởng thường niên để ghi nhận sự đóng góp của lớp trẻ với mảng để tài này. Và dĩ nhiên phải có một tư duy mới để chấp nhận những góc nhìn chiến tranh mới lạ, độc đáo, sáng tạo từ người trẻ, để các tác phẩm mảng đề tài này không bị mòn theo lối viết cũ, tư duy cũ, tròn và đẹp nhưng chưa mới lạ.

Theo Vũ Nga/Dân Việt

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm
Chính Hữu – Nhà thơ của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Với bài thơ Đồng chí (1948), nhà thơ Chính Hữu đã tạo một dấu ấn sâu sắc về vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem thêm
Mừng tuổi lúa | Ngô Xuân Hội
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Lê Văn Thảo – “Ông cá hô” làng văn
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi sợ chữ nghĩa của mình là vô ích”
5 năm sau Cố định một đám mây, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tái ngộ độc giả với tập truyện ngắn mang cái tên cô đọng và đầy sức gợi: Trôi. Dịp này, chị dành cho phóng viên một cuộc chia sẻ. Vẫn là Nguyễn Ngọc Tư với phong thái được nhiều độc giả yêu mến: chân thành, giản dị, khiêm cung và sâu lắng.
Xem thêm
Nhà văn Mai Sơn lặng lẽ cùng ‘Sự quyến rũ của chữ’
Nhà văn, dịch giả Mai Sơn sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi, sống và làm việc ở TP.HCM. Ông có hơn 30 năm sống bằng nghề viết văn, dịch và biên tập sách báo. Vì bạo bệnh, ông đã qua đời lúc 0h ngày 25.12.2023 tại nhà riêng ở Long An hưởng thọ 68 tuổi. Tưởng nhớ nhà văn Mai Sơn, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Trần Nhã Thụy về ông.
Xem thêm