TIN TỨC

Nhà văn viết bằng cả cuộc đời, không cần danh hiệu

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-06-09 06:17:49
mail facebook google pos stwis
1821 lượt xem

"Nhà văn nói về nghề" là cuốn sách được Hội Nhà văn TPHCM và Nhà xuất bản Văn học ấn hành, gồm những suy ngẫm của các nhà văn nhiều thế hệ.

Lần đầu tiên có một ấn phẩm tập hợp các bài viết của nhà văn nhiều thế hệ, cùng nói về "nghề văn": Nhà văn nói về nghề (Nhà xuất bản Văn học ấn hành). Qua suy ngẫm của nhiều người cầm bút, nghề chữ nghĩa được soi chiếu từ nhiều góc độ. Đây cũng là một ấn phẩm rất đáng đọc. 

"Mỗi một thế hệ, cũng như từng nhà văn, giỏi lắm cũng chỉ làm tốt vài chức phận xã hội bằng một số tác phẩm nào đó mà thôi. Nhưng phàm đã là nhà văn thì đều phải chung vai gánh vác một sứ mệnh chung là góp sức làm giàu cho ngôn ngữ của dân tộc" - nhà văn Trang Thế Hy gửi gắm trong bài viết Quan niệm về nghề. Với nhà văn Nguyễn Minh Châu, "người viết văn là một người nặng nợ với đời. "Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội".


Nhiều thế hệ nhà văn góp mặt trong ấn phẩm về nghề văn

Trong cuộc dấn mình với văn chương ấy, không nhà văn nào nói về mong cầu rằng bản thân mình sẽ là ai, được yêu mến và vinh danh như thế nào khi tác phẩm ra đời. Họ nói về tình yêu với chữ nghĩa, về sự dấn thân với văn nghiệp, về hạnh phúc đơn thuần mà to lớn như là phút giây được đặt dấu chấm hết cho một bản thảo. 

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhìn nhận rằng, có lẽ không nghề nào trên đời mà công cụ lao động lại đơn giản như nghề văn. Chỉ cần giấy bút, máy đánh chữ hoặc một chiếc máy tính, thế nhưng tất cả những gì họ viết là kết tinh bằng cả cuộc đời, vốn sống, tri giác, cảm xúc, kinh nghiệm... Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng nhà văn chính là "người học nghề mãi mãi". Trên trường văn trận bút, nhà văn không phải vì một hai tác phẩm thành công, ghi dấu ấn mà có thể trở nên tự mãn. Ngược lại, họ càng cần phải không ngừng trau dồi vốn sống, đọc và học từ cuộc đời.

"Mạt vàng là thứ quý báu của đời sống. Nhà văn không sáng tạo nổi chi tiết mà phải biết nắm bắt chi tiết để dành sẵn đó, dùng cho từng tác phẩm. Muốn có nhiều chi tiết phải lăn lóc trong đời, cho đời" - nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết, trong bài Đãi cát tìm vàng. Hơn 50 năm cầm bút, nhà văn Anh Đức vẫn thấy mình "tựa như bơi giữa biển lớn", cứ bơi hoài giữa mênh mông mà không bao giờ cảm thấy hài lòng với sự thể hiện của mình. "Nhà văn phải không ngừng viết, đọc, học, không ngừng sống hết mình chỉ là để mài sắc cái tôi của mình" - lời nhà văn Bảo Ninh.


Buổi tọa đàm về ấn phẩm "Nhà văn nói về nghề" (do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức) diễn ra vào sáng ngày 8/6.

Sự ẩn nhẫn và khiêm cung, lặng lẽ và cần mẫn, sáng tạo và vắt kiệt sức mình trên cánh đồng chữ nghĩa mới khiến người cầm bút có thể tạo nên những sáng tạo trác tuyệt, để lại cho đời. Văn chương không thể để "làm dáng" hay viết để có danh mà đó là sự dấn thân vào chữ nghĩa, vào đời sống mà sáng tạo, mà cống hiến.

Lời nhắn nhủ của cố nhà văn Lê Văn Thảo vẫn vẹn nguyên giá trị cho mọi thế hệ người cầm bút sau này: "Sống chân thật để viết chân thật, viết từ lòng mình, sâu thẳm trong trái tim mình, một chút "mạ vàng" sẽ lộ ra ngay. Văn chương rất khắc nghiệt, không chấp nhận sự làm dáng, phô trương... Có thể che giấu với đời, không thể che giấu chữ nghĩa" - trích bài viết Sống chân thật, viết chân thật.

Nhà văn nói về nghề còn có bài viết của các nhà văn Sơn Nam, Tô Hoài, Phạm Hổ, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái... Ở góc độ nào, cũng đều là những trăn trở, tâm tình sâu lắng với văn chương, là những kết tinh chữ nghĩa, những bài học giá trị để lại cho người sau.

"Sự thú vị của cuốn sách còn ở tính đa dạng trong thống nhất của nhiều quan điểm, nhiều thế hệ viết với những môi trường sống, làm việc, vạch xuất phát khi viết văn... Cách hiểu, cách hành xử với nghề của nhà văn thể hiện rõ dấu ấn thời đại của một thế hệ biết mình biết người, nghiêm cẩn với nghề, luôn cởi mở, năng động để hoàn thiện, hội nhập" - PGS.TS Bùi Thanh Truyền nhận định. 

LỤC DIỆP (https://www.phunuonline.com.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm