TIN TỨC

Những cuộc du lịch chữ…*

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-11-28 17:34:41
mail facebook google pos stwis
751 lượt xem

VĂN CÔNG HÙNG
Đọc "Đối thoại chuyển mùa", thơ Phan Tùng Sơn, Nxb Hội Nhà Văn, 2023

Phan Tùng Sơn hiện là đại tá, phó trưởng cơ quan đại diện báo Quân đội Nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Dăm bảy lần cà phê và cả nhậu, nói đủ thứ chuyện, trừ... thơ. Thế nên giờ ngồi chìm đắm vào tập 45 bài thơ của anh, tôi nhận ra một Phan Tùng Sơn thi sĩ, rất thi sĩ.


Nhà thơ Phan Tùng Sơn và bìa tập thơ mới.

Thơ anh trường liên tưởng rất rộng, từ cái lá, con chim, tiếng mưa rất khẽ, tới những con đường, dòng sông, từ cái thành phố anh đang sống ồn ào náo nhiệt nhưng vẫn có những khoảng tĩnh lặng cho con người sống chậm tới quê anh, vùng Hương Sơn địa linh nhân kiệt đẹp như tranh vẽ với nhiều địa danh nổi tiếng và những con người nổi tiếng… Nhưng trên hết, anh vẫn là anh bộ đội, những câu thơ trĩu nặng trách nhiệm nhưng vẫn hết sức trữ tình và đau đáu nghĩa tình: “Sài Gòn mới câu dân ca em hát/ Tiếng chuông ngân xa vọng tháp Đức Bà/ Ai nằm đáy sông Sài Gòn thuở trước/ Hồn thiêng về thành phố buổi hoan ca”...

Cái phẩm chất thi sĩ là thế, giữa đám đông vẫn thấy lẻ loi, vẫn nhận ra những đơn nhất: “Em sải bước về phố xa cao ốc/ Bỏ một người lơ lãng với trăng thơ...

Cái người ấy nó vừa “chênh chao” vừa hết sức nhạy cảm, có chút gì đấy tủi thân, nhưng là tủi thân của sự biết, sự hiểu, sự nắm quy luật dẫu thực ra, cảm xúc, tình cảm... nhất là của một người đang có cảm giác “như là yêu” chả có quy luật gì?

Rét từng đợt lùa chênh chao đêm hạ/ góc phố quen thừa thẫn một người/ chợt xao động ngỡ bước chân ai đến/ ồ không/ không/ chỉ là tiếng lá rơi... (Hạ đông). Tôi yêu cái ngắt nhịp “không” “không” này thế. Mà cái tên bài thơ cũng lạ, đã hạ lại còn đông. Đời, mới biết, phức tạp phết, và chăng, vì thế mới sinh ra nòi thi sĩ?

Cũng đông nhưng lại còn như này: đừng thề thốt để mùa đông lỗi nhịp/ phía em còn bao kẻ đón người đưa/ đêm phố lặng biết đâu người tri kỉ/ về nghe đông bên một gã quê mùa… (Về nghe đông bên một gã quê mùa). Tôi dẫn bởi ngạc nhiên, nơi tác giả sống ấy, làm gì có mùa đông? Nó là một trạng huống cảm xúc, cái cảm xúc cô lẻ, cảm xúc tự ti, cảm xúc mặc nhiên. Mà phàm đã yêu, rất ít người có khả năng tự tin, đa phần là tự ti, cái sự tự ti khiến mọi thứ cứ mông lung, huyền ảo hết cả lên. Và có khi vì thế mà nó đẹp, nó đắm say, nó khiến kẻ đang yêu sẵn sàng... chết.

Cái khó của người làm báo nhưng còn làm thơ là phải biết tìm ra lúc để... vẩn vơ. Không phải ai cũng tìm ra cái tứ “Vẩn vơ đúng lúc” như của Phan Tùng Sơn dù trong cuộc đời, chúng ta rất hay gặp những vẩn vơ như thế: Đúng lúc muốn làm thơ thì cạn ý/ trời không trăng và phố xá không đèn/ em là ai và ta là ai nhỉ/ đúng lúc cần sao không thể gọi tên…- Vẩn vơ Đúng lúc. Sự vẩn vơ ở đây nó không chỉ và không phải là vẩn vơ. Nó ngồn ngộn thông tin, thông tin của cảm xúc.

Thành phố Hồ Chí Minh nơi anh đang sống và quê hương Hà Tĩnh của anh hiện diện trong tập khá đậm và nét: Sài Gòn chưa từng chậm/ Giờ như gấu ngủ đông/ Chỉ cách nhau vài bước/Mà dằng dặc rạch sông… Những mùa hoa trôi. Hoa trôi, cái hình ảnh rất đẹp. Tôi nhớ ở thành phố này còn có mùa hoa xoay. Những cây chò rất cao, đến mùa, những cánh  hoa xoay như chong chóng, rơi xuống như những thông điệp của cao xanh, đầy cảm xúc, làm thành phố mềm đi, chậm lại, những bước chân phải dịu nhẹ, phải tần ngần, phải nâng niu.

Đây là Cần Giờ, chắc cũng phải “tương tư” với nó nhiều lắm anh mới bật ra bất ngờ về Cần Giờ như này: Em cần gì/ mà Cần Giờ/ mà đêm thả nước ngập bờ lao xao/ ... Cần Giờ/ một chút để thương / Cần Giờ một cõi.../ để nương nhau về... Một chút cần giờ...

Và đây là ký ức quê hương trong thơ anh: Ngày bé tôi sống ở làng, nhớ năm gặt hái mùa màng bội thu, cây rơm rộn tiếng chim gù, mục đồng ríu rít chọi cù đánh khăng… Tôi thường nghe dưới đêm trăng, quạt mo bà vẫy chị Hằng xuống sân. Có con chim khách về gần, sáng ra nó hót mấy lần trước hiên. Ông tôi bảo đấy điềm thiêng! Chim khách báo có người hiền về thăm.

Và những xưa cũ, chân quê. Chân quê nhưng ấm lòng, chân quê nhưng tình tứ, chân quê của những trái tim, những hồi hộp và thời gian: Bài ca cũ biết em còn hát nữa/ Biết em còn giữ ấm lá bùa mê/ Tóc sương khói anh trở về bến cũ/ Soạn lời ca cho những lứa chân quê… soạn lời ca cho những lứa chân quê

Và những vấn đề thời sự. Tất nhiên. Trước khi mở tập thơ tôi đã hình dung thể nào tác giả cũng đề cập những vấn đề này. Nó là trách nhiệm công dân, là nghĩa vụ người lính, và trên hết, cảm xúc thi sĩ. Nhưng cách anh đề cập vấn đề Covid khá nhuyễn (viết đến đây tôi lại nhớ tới cái đại án về giải cứu, về hối lộ mùa Covid vừa diễn ra với những toan tính nhơ nhớp, những đồng tiền bẩn thỉu của những kẻ táng tận lương tâm, lợi dụng dịch để ăn bẩn, rất bẩn): Bao cảnh đời như mình vậy/ Đêm nay nghe phố thở dài/ Bao lứa đôi như mình ấy/ Thương về khỏa nhớ hôm mai… Gửi vợ mùa cách ly.

Và cả tư cách người lính cũng hiển hiện trong thơ anh: Quân phục bạc màu đất đỏ/ Mưa rừng dựng thác ngang sông/ Nhớ về tích xưa chuyện cũ/ Thương ai hóa đá chờ chồng… Đã biết Đồng Xoài - Giờ thì bếp ăn đơn vị/ Đũa so đôi đứng đôi nằm/ Giao ban, bình bầu, kiến nghị/ Gửi lời về chốn xa xăm... khóc thương đồng đội.

Đọc tập thơ của Phan Tùng Sơn tôi có cảm giác như mình làm một cuộc du lịch. Du lịch cảm xúc, du lịch thời gian, du lịch không gian, du lịch nỗi niềm, du lịch chữ. Tất nhiên không phải tất cả đều hoàn hảo, tất cả đều toàn bích. Vẫn còn những lan man (triệu chứng của người... tham, tham dễ thương), vẫn còn những chưa tới, vẫn còn những thô vụng... Và, cái “vẫn còn” ấy, nó có ở tất cả mọi người, kể cả người đang viết những dòng này. Biết thế, nhưng vẫn thế. Bởi nghĩ cho cùng, có cái gì có thể tròn trịa, đủ đầy ở cuộc đời này. Vả, nhiều khi thiếu một tí, hụt một tí, vụng về một tí... nó lại gây nhớ, nó lại thòm thèm, nó lại... như là tình yêu ấy.

Đi nhờ nhau thuở bấy chừ/ Lời ca dao cũ mỏi nhừ thanh tân...

Nguồn: Văn nghệ số 47/2023.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm
Món quà ý nghĩa tặng trẻ thơ
Một tuyển tập thơ thiếu nhi vừa được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ hay của đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi tại thành phố trong suốt nửa thế kỷ qua.
Xem thêm
Một vị độc giả đặc biệt
Tôi không nghĩ mẹ tôi khi bước sang tuổi tám mươi ba cụ vẫn rất chăm đọc sách. Cụ còn nhận xét rất tinh về các tác phẩm đã đọc. Sau khi cụ ông mất trong đêm noel năm 2023, dù rất tiếc thương, song cụ bà đã lập tức trở về cuộc sống đời thường của mình. Cụ ở một mình. Tuy nhiên, con cháu ngay sát cạnh ngày đêm các cháu, các chắt vẫn tới để cụ chăm. Gia đình tôi ở Long Biên - Hà Nội, tuy gần Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên, song chỉ thứ bảy chủ nhật mới về với cụ. Tôi bận mải công việc, khá lơ đãng việc về quê. Mỗi khi thời tiết tốt, vợ tôi đón cụ ra Long Biên, lên kế hoạch dẫn cụ đi các đình, đền, chùa, danh thắng, siêu thị, hệ thống tàu cao tốc chụp ảnh đưa face rôm rả. Khi ấy tôi mới có dịp quan sát đấng sinh thành của mình và rất mê cách tổ chức cuộc sống của cụ.
Xem thêm
Từ cầu chữ Y đến Landmark 81
Lời tựa cho tuyển thơ “Sài Gòn của em” (gồm 50 tác giả TPHCM)
Xem thêm
“Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều
Tác phẩm “Đời, có yêu tôi?” của tác giả – nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều. Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo.
Xem thêm
Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tập thơ mới của Tố Hoài
Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm