TIN TỨC

Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
31 lượt xem

       Việt Thắng

Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” và điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”?  Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.

Tôi biết nhà thơ Quang Chuyền cũng hơn mười năm; Anh sinh ra tại một làng quê tỉnh Vĩnh Phúc, nên những vần thơ của anh mang dấu ấn làng quê:

           Phía sau bờ tre là làng

           Là cha, là mẹ, họ hàng anh em

             (Phía sau bờ tre)

 

Dù sau này do cuộc sống mà anh phải ly hương nhưng nỗi lòng nhớ quê vẫn đau đáu:

          Quê nhà mỗi lúc khác quê

           Chờ con vuông đất, bờ tre, xóm giềng.

              ( Nhà mẹ có con đi xa)

 

        Đất mẹ đôi bờ nghèo ngô lúa

       Ước làm con sóng chở phù sa

              ( Đêm ngủ ven sông)

 

 Và chính nhà thơ cũng tự khắc họa mình:

        Ta là một gã nhà quê

        Bước đời không định lạc về phố đông

        Bữa ăn thường thích cua đồng

        Dưa chua, tương mặn, cải ngồng bãi Soi.

                    ( Tự họa)

 

  Vì chiến tranh mà nhà thơ phải rời bục giảng khoác áo lính ngành thông tin; và từ đây mỗi chặng đường đi qua trong chiến tranh anh đều có những bài thơ:

           Sương như khói vạt cỏ tranh đẫm ướt

          Lạnh đi ra từ ruột đất A So...

              ( Buổi sáng ở A So)

 

          Con đường mòn dốc ngược

         Ấy con đường hành quân.

            ( Điệp khúc hành quân đường núi)

 

    Đời lính trong chiến tranh thì gian nan vất vả, đói khát, sốt rét rừng… Nhưng Quang Chuyền vẫn có những vần thơ lạc quan:

            Ở hang sốt rét rụng tóc đầu

            Da xanh mà chả xanh xao nụ cười.

                     (Thơ viết ở rừng).

 

  Không ít những bài thơ anh nói về ngành thông tin:

          Lối mòn vào tổng đài

          Em khuất vào trong đá.

            ( Hoa trên vách đá).

 

          Đường dây vi vu về nơi đâu

         Vọng tiếng dây đi có tiếng gà nao nức

               (Tiếng gà trên trọng điểm)

 

   Dẫu trong gian khổ, chết chóc thơ anh vẫn lóe lên tình yêu mơ mộng:

          Cái khoảng xa kỳ diệu

          Cho chúng mình gặp nhau...

          Sao bàn tay lặng thinh

          Khi chúng mình giáp mặt?

              ( Tiếng nói bàn tay)

 

  Khi đất nước đã im tiếng súng, Quang Chuyền không ít lần đi tìm đồng đội đã hy sinh:

           Ở đây chôn dấu tháng ngày

           Chân dầm trong nước, mây bay trắng đầu

           Ở đây vùi lấp niềm đau

           Xác người, xác đất trong nhau ngập chìm.

               ( Tìm trong rừng đước)

 

     Trong cuộc sống vì công việc, mỗi lần anh tới đâu đều để lại những bài thơ:

                    Đi qua hai phía lở bồi

                 Tôi về tìm lại bóng người bên sông.

                    ( Bóng người bên sông)

 

      Vốn dĩ được sinh ra từ vùng quê Bắc Bộ; nên ngay từ thuở còn nằm trong nôi Quang Chuyền đã được nghe bà, hoặc mẹ... hát ru, phần nhiều những bài hát ru đều mang thể loại dân ca bằng vần điệu lục bát. Có lẽ vì vậy mà những vần thơ lục bát đã ngấm sâu vào tiềm thức của Quang Chuyền, vì vậy trong tập thơ này có nhiều bài thơ thể lục bát đã đi vào lòng người đọc:

   Viết về người mẹ của liệt sĩ, Quang Chuyền có những vần thơ như cháy lòng:

                    Mẹ ngừng nhai nửa miếng trầu

                   Lặng nhìn tấm ảnh nửa màu phôi phai

                   Thương con lòng mẹ chia hai

                    Nửa sau khung cửa, nửa ngoài mái hiên...

                    Nửa đêm nghe gió trở mùa

                   Nhớ, thương hai nửa lạnh lùa vào tim...

                              ( Nửa trời trăng khuyết)

 

        Trong hoàn cảnh nào những vần thơ lục của anh cũng vẫn mềm mại:

                  Con tàu vẫn chạy vòng quanh

                  Vòng quanh vẫn thấy viền xanh chân trời...

                         (Từ ô cửa sổ tàu đang chạy)

 

                  Xa kia có cánh đồng vàng/

                 Con cò vỗ cánh bay ngang chân trời...

                            ( Phía sau bờ tre)

 

                Nhà ta nửa lệch, nửa bằng

                Nắng chếch nửa sáng, sương giăng nửa chiều

                Cây nhang cháy nửa liêu xiêu

               Tóc em nửa bạc bởi nhiều buồn đau...

                         ( Nửa vầng trăng khuyết)

 

   Bước sang tuổi đã lên hàng ông bà, nhà thơ đã không khỏi ngỡ ngàng khi nhớ về người yêu cũ:

              Thuyền ai đậu ở bến này

              Người xưa chèo lái đưa ngày qua sông...

              Tôi tìm bến cũ người không

               Chỉ nghe sóng vỗ phập phồng bãi xa.

                          ( Bến xưa)

 

                Nụ hôn một nửa lên tàu

                Nửa rơi xuống chỗ bắt đầu chia xa...

                Hôm nay nơi ấy có người

                Qua ga bất chợt để rơi bóng mình.

                             ( Sân ga cuối)

 

   Nhưng người đọc phải ngỡ ngàng khi đọc bài lục bát bốn câu của nhà thơ Quang Chuyền đã ngoại lục tuần, về tính lãng mạn và si mê:

            Thà rằng lụt biển, lũ sông

            Sa chân lỡ bước...chết trong nổi chìm

            Ơ hay cái lúm đồng tiền

            Bé tí bé tẹo cũng dìm chết nhau.

               (Cái lúm đồng tiền - 2009)

 

  Khi tuổi đã xé chiếu nhà thơ vẫn mượn những vần lục bát tâm sự của riêng mình; nhưng câu thơ ít nhiều cũng vương vất trong tâm người đọc:

              Tìm vui trong nỗi thiệt thòi

               Học trăng năm tháng lẻ loi chẳng buồn...

               Sống đời người sợ điều chi

               Sợ ngày sợ tháng trôi đi nhạt nhòa...

 

    Con người không làm sao tránh khỏi quy luật: Sinh - lão - bệnh - tử, nhà thơ đã nhắc nhở mình và người đời:

                Người về đâu? Ta về đâu?

                Rồi ra chung một sắc màu cỏ xanh.

 

      Nhìn chung thơ Quang Chuyền phong phú về đề tài; những bước chân anh đi qua đều để lại dấu ấn bằng thơ. Tập thơ này gần như là cuốn nhật ký về thơ của một nhà thơ khoác áo lính. Từ ngữ trong thơ cũng dung dị, tinh tế, đằm thắm như tấm lòng của anh;  mang nhiều hoài niệm cảm xúc về quê hương, cha mẹ, đồng đội… ngôn từ không gồ ghề, gai góc. Hy vọng rằng dù ít nhiều cũng sẽ có những vần thơ còn lưu lại trong lòng người đọc.

                                         Sài Gòn cuối thu 2023.

V.T

         

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm
Hồi ức chân thực của một người lính thời chống Mỹ cứu nước
Nhân đọc tập Ký - Tản văn Tìm dấu chân xưa của Trần Ngọc Phượng, Nxb Hội Nhà văn
Xem thêm
Tĩnh vật - Thơ
Bài đăng Văn nghệ số 33/2023
Xem thêm
Người suốt đời nhập cuộc thơ
Quang Chuyền ở Hội Văn Nghệ Việt Bắc ba năm, năm 1968 chích máu viết đơn xin đi bộ đội, ở binh chủng Thông tin cho tới ngày nghỉ hưu.
Xem thêm
Nguyễn Bính Hồng Cầu - Thức với miền xưa
Bài viết về tập thơ “Thức với miền xưa”, NXB Hội Nhà văn
Xem thêm
Giá của đam mê
Bài của nhà văn Ngô Xuân Hội đăng Tuần báo Văn ngh của Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín
Tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín được viết công phu, tâm huyết, tài năng, trách nhiệm và say mê; một truyện hiện thực nhưng giàu tính tư tưởng; một tiểu thuyết “Hiện thực nhân văn dân chủ” rất mới về hiện thực miền Nam trước và sau 1975.
Xem thêm