TIN TỨC

Nữ văn sĩ đầu tiên đoạt giải Nobel

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
617 lượt xem

Như đã đề cập từ bài trước. Trong lịch sử 121 năm, tính từ Nobel đầu tiên năm 1901 đến 2022, giải Nobel đã được trao cho hơn 1.000 cá nhân xuất chúng. Trong đó có 58 người phụ nữ đoạt giải Nobel chiếm khoảng 5% tổng số người đoạt giải. Trong số 58 người phụ nữ đoạt giải Nobel, có 17 phụ nữ được trao giải Nobel Văn học trên tổng số khoảng 100 giải, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác ngoại trừ giải Nobel Hòa bình.

Điều có thể thấy là tuy số tác giả nữ đoạt giải Nobel Văn học chỉ chiếm tỉ lệ chưa bằng 1/7 so với các đấng mày râu, song bản thân họ lại lập nên những kỷ lục đáng nhớ.

Những cái tên nữ văn sĩ vang danh Nobel Văn học

Nữ văn sĩ Selma Ottilia Lovisa Lagerlo f  người Thụy Điển là nhà văn nữ đầu tiên trên thế giới đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1909. Tiếp theo là nhà văn Grazia Maria Cosima Damiana Deledda, bà sinh ra ở Nuoro trên đảo Sardegna năm 1871. Bà được mệnh danh là một phụ nữ tài hoa, nhà văn, nhà thơ, người nội trợ cầm bút, và là người phụ nữ Ý đầu tiên và duy nhất (cho tới nay) và là người phụ nữ thứ hai trên thế giới nhận giải thưởng cao quý - Nobel Văn học vào năm 1926.

Nữ nhà văn Na Uy Sigrid Undset giành Nobel Văn học năm 1928. Bà là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử và tôn giáo xuất sắc. Nữ sĩ Alice Munro người Canada, sinh năm 1931, và là nhà văn nữ thứ 13 đoạt giải Nobel Văn học. Viện hàn lâm Thụy Điển đánh giá bà là "bậc thầy truyện ngắn đương đại".

17 năm sau, nữ nhà văn người Ý Grazia Deledda  đoạt giải Nobel Văn học thứ 2, sau Selma Lagerlof.

Nữ sĩ Herta Müller sinh năm 1953, người Đức đoạt Nobel Văn học năm 2009. Theo đánh giá của Viện hàn lâm Thụy Điển, Herta Müller là "người, với sự cô đọng trong thơ và sự bộc trực trong văn xuôi, đã miêu tả phong cảnh của mảnh đất bị tước quyền sở hữu". Nữ văn sĩ Doris Lessing sinh năm 1919 tại Iran đoạt giải Nobel Văn học năm 2007.  Viện hàn lâm Thụy Điển đánh giá Doris Lessing là "tác giả của những trang viết giàu tính sử thi về trải nghiệm của nữ giới, người đã khai phá kỹ lưỡng một nền văn minh chia cắt bằng sức mạnh của cái nhìn hoài nghi, nồng nhiệt nhưng có tầm bao quát xa rộng".

Nữ văn sĩ Elfriede Jelinek là người Áo đầu tiên được trao giải Nobel Văn học năm 2004. Bà nổi tiếng với những trang viết gắt gao, táo bạo, đặc biệt những vấn đề tính dục nữ được thể hiện một cách đậm đặc trong tác phẩm. Nữ văn sĩ Wislawa Szymborska sinh năm 1923 ở Tây Ban Nha đoạt Nobel Văn học năm 1996 nhờ những tác phẩm thơ tái hiện chân thực thế giới trong đó có cả thiện và ác, với lối viết đầy châm biếm, mỉa mai, sâu cay. Những tuyển tập thơ của bà đã được dịch ra 16 thứ tiếng trên thế giới.

Nữ văn sĩ Toni Morrison là nhà văn Mỹ đoạt Nobel Văn học năm 1993. Bà là người da đen đầu tiên nhận giải thưởng của Viện hàn lâm Thụy Điển. Những trang viết của Toni Morrison đầy ắp những miêu tả giàu chất thơ về cuộc sống của người da đen ở Mỹ. Nữ văn sĩ Nadine Gordimer người Nam Phi - đoạt Nobel Văn học năm 1991. Bà có đam mê nghiên cứu sâu sát tình hình chính trị Nam Phi, những trang viết của Nadine Gordimer thể hiện những vấn đề phức tạp trên đất nước mình.

Nữ nhà thơ Đức Nelly Sachs người Do Thái ở Berlin, sinh năm 1891 đã giành giải thưởng Nobel Văn học năm 1966. Viện hàn lâm đánh giá "Những trang viết đầy kịch tính và trữ tình xuất sắc, giải thích số phận của Israel với sức mạnh lay động". Nữ nhà thơ Gabriela Mistral được trao giải Nobel Văn học năm 1945 cho "những vần thơ trữ tình xuất phát từ xúc cảm mạnh mẽ, đã đưa tên tuổi bà trở thành một biểu tượng cho khát vọng lý tưởng của thế giới Mỹ Latin". Bà là nhà văn Mỹ Latin đầu tiên thắng giải Nobel Văn học, được đánh giá là hộ vệ trung thành của dân chủ, quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và người nghèo.

Nữ nhà văn Pearl Buck được trao Nobel Văn học năm 1938 giành cho "những bản hùng ca chân thực và phong phú về cuộc sống nông thôn ở Trung Quốc và những kiệt tác tiểu sử của bà". Sinh ở Mỹ nhưng lớn lên ở Trung Quốc, tác phẩm của Pearl Buck giàu các yếu tố văn hóa phương Đông kết hợp phương Tây. Tiểu thuyết "The Good Earth" - một câu chuyện toàn diện về cuộc sống Trung Quốc dưới thời hoàng đế cuối cùng - từng giành giải Pulitzer và là sách bán chạy nhất ở Mỹ.

Về người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học

Với giải thưởng Nobel Văn học 1909, nữ văn sĩ Selma Lagerlof đã trở thành nữ văn sĩ đầu tiên trên thế giới giành được giải thưởng cao quý này. Không những vậy, bà còn lập được kỷ lục "đúp" khi đồng thời là tác giả người Thụy Điển đầu tiên đoạt giải Nobel. Viện hàn lâm nhận định, "lý tưởng cao cả, trí tưởng tượng sinh động và nhận thức về tâm linh" là những đặc trưng tiểu thuyết của bà. Bà từng nhận sự hỗ trợ tài chính từ gia đình Hoàng gia Thụy Điển và Viện hàn lâm để bỏ nghề dạy học, tập trung toàn phần vào viết lách.

Nữ văn sĩ Selma Lagerlof, người phụ nữ đầu tiên đồng thời cũng là người Thuỵ Điển đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1909

Selma Lagerlof tên thật là Selma Ottiliana Lovisa Lagerlof, sinh ngày 20/11/1858 tại Marbacka, một làng nhỏ thuộc quận Ostra Amtervik, tỉnh Varmland, Thụy Điển. Tại đây, ngôi nhà thấp kiểu cổ là tuổi thơ của Selma, là nơi thấm vào bà tình yêu thiên nhiên, thơ ca, âm nhạc, và nhất là tình yêu những câu chuyện cổ dân gian. Khi mới chỉ được 3 tuổi rưỡi, cô bé Selma đã bị bệnh đau nhức nặng ở cẳng chân. Chứng đau nhức này đã đeo đuổi Selma suốt cuộc đời.

Cũng chính vì căn bệnh này mà cô bé đã trở thành chậm chạp không thể nhanh nhẹn như những đứa trẻ đồng tuổi khác. Tuy nhiên, bù lại, mỗi tối, bên ánh lửa gia đình, cô bé lại thường xuyên được ngồi bên cạnh bà nội để nghe kể lại những câu chuyện thần kỳ về ngôi làng cổ theo truyền thuyết trong vùng Varmland. Theo lời Selma, những câu chuyện cổ ấy là những người bạn cố tri thân yêu thời xưa, đã đem đến cho kẻ cô độc là bà những hình ảnh đầu tiên của một cuộc đời phiêu lưu.

Lúc được 7 tuổi, sau khi đọc một quyển sách, cô bé Selma rất thích thú được trở thành một nữ văn sĩ. Năm lên 10, Selma đã đọc thông suốt được từ đầu đến cuối quyển thánh kinh và vào năm 12 tuổi, cô bé sáng tác bài thơ đầu tiên nói về Marbacka.

Năm 1882, bà học Đại học Sư phạm nữ Hoàng gia tại thủ đô Stockholm. Năm 1885, cha bà qua đời và gia đình bà lâm vào cảnh phá sản, nhà cửa đất đai bắt buộc phải bán đi vì cuộc sống quá túng thiếu. Năm 1887, Selma tốt nghiệp Đại học Sư phạm nữ Hoàng gia và đi dạy ở một trường trung học ở Landskrona trên một cảng nằm ở bờ biển phía Nam Thụy Điển.

Tại đây, bà bắt đầu viết tiểu thuyết đầu tay "Gosta Berlings" (Truyền thuyết về Gosta Berlings, 1891). Tại Thụy Điển, quê hương của Selma Lagerlof, tác phẩm không được chú ý, phải đợi đến lúc một tờ nhật báo Đan Mạch trao tặng giải thưởng và giới phê bình văn học nước này đề cập thì tên tuổi của Selma mới được biết đến. Thành công của cuốn sách đã khích lệ bà dành trọn đời mình cho sự nghiệp sáng tác văn chương. Từ đó Selma chuyên tâm vào sự nghiệp sáng tác.

Từ giữa những năm 1890, Selma Lagerlof đi du lịch qua Ý và viết tác phẩm "Những phép lạ của tên nghịch Chúa". Vào mùa đông năm 1899-1900, sau chuyến đi Ai Cập và Palestine, Selma đã viết tác phẩm đỉnh cao của mình là tiểu thuyết "Jerusalem" (1901), kể lại lịch sử một gia đình người Thụy Điển di cư đến vùng thánh địa. Đây cũng là một trong những thành công đầu tiên của Selma Lagerlof.

Năm 1906, bà xuất bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Cuộc phiêu lưu kì diệu của Nils Holgersson" được cả thế giới, đặc biệt các em nhỏ yêu thích.

Năm 1909, Selma Lagerlof trở thành nữ nhà văn đầu tiên được trao giải Nobel Văn học.

Thời gian sau đó, bà viết các tác phẩm: "Ngôi nhà của Liliecruna" (1911), "Người đánh xe bò của Thần Chết" (1912), "Hoàng đế Bồ Đào Nha" (1914), "Người đi đầy" (1918) - Tác phẩm là một bản cáo trạng lên án chiến tranh. Năm 60 tuổi, bà viết tác phẩm "Morbacka", cuốn tự truyện lấy tên trang trại của mình… Danh mục các tác phẩm nổi tiếng của Selma còn tiếp nối cho đến những năm cuối đời. Quyển sách cuối cùng của bà là "Host - Harvest" xuất bản năm 1933.  Có thể nói, cuộc đời của Selma Lagerlof chứa đựng một sức sáng tạo khổng lồ. Bà đã sáng tạo không mệt mỏi và để lại cho hậu thế một di sản khổng lồ về văn chương.

Ngày 16/10/1940, bà qua đời tại nhà riêng khi chiến tranh thế giới thứ 2 lan đến Bắc Âu.

Theo Thuỷ Giang/ Báo Văn nghệ Công an

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm
Videoclip hình ảnh tổng hợp về buổi Gặp gỡ, giao lưu với nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi Nhớ
Phóng sự hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài và một số bản dịch chưa được biết đến ở Việt Nam
Cho đến nay có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh là hai trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ đã dịch và số bản dịch được xuất bản của hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và thống nhất.
Xem thêm
Chuyển hoá thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng/BQP
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết
Bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng
Xem thêm
Câu đối trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ
Nhớ lại hơn hai chục năm trước, từ miền nam, lần đầu tiên tôi được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Vùng đất bảo tàng với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đánh dấu sự chấm hết của thực dân Pháp trên đất nước ta; giải phóng một nửa đất nước đã thắm biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào; trong đó có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174.
Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm