TIN TỨC
  • Truyện
  • Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến

Bắt cá trên cao nguyên - Truyện ngắn của Hồng Chiến

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1246 lượt xem

H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển.

Ảnh minh họa

Bầu trời trong xanh như một chiếc lồng bàn lớn úp lên Cao nguyên được điểm xuyến bằng ông mặt trời đỏ ối chuẩn bị xuống núi phía tây đi ngủ, tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buôn Tu Sria với gần bảy chục nóc nhà dài quây quần trên một triền đồi gần suối cùng tên. Các nóc nhà, đua nhau nhả ra những ngọn khói trắng bay lên như mấy ông già ngồi hút thuốc, báo hiệu bữa cơm chiều sắp đến. Mười ba người phụ nữ trên lưng mang mười hai chiếc gùi xếp thành một hàng dài, đầu hơi chúi về phía trước vì chiếc gùi đè nặng trên lưng, băng qua đồi cỏ tranh nhuộm một màu vàng tươi, lầm lũi tiến về phía tây. Cũng lạ, hàng người ấy đi theo một quy định nghiêm ngặt, người nhiều tuổi nhất đi trước, người ít tuổi đi sau và người nhỏ tuổi nhất đi sau cùng. Thanh nhỏ tuổi hơn cả lại không phải đeo gùi như mọi người nên đi cuối, cái chân đã thấy nằng nặng nên vịn vào gùi người đi trước để bước.

  • Thanh mỏi chân à, gần về đến nhà rồi, cố lên nhé!

H’Lê, người bạn học cùng lớp ngoái đầu lại hỏi, chân vẫn bước đi không ngừng lại. Thanh gật đầu nhưng miệng vẫn nở nụ cười vui. Không vui sao được khi lần đầu tiên được theo bạn đi bắt cá theo một kiểu đặc biệt lạ lùng như thế này. Hôm qua khi học xong tiết cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm thông báo cho nghỉ Tết một tuần, H’Lê chạy lại nói:

  • Sáng mai Thanh có đi ruốc cá với mình không?
  • Ruốc cá là lễ nghi gì của người Êđê vậy?
  • À đây là cách bắt cá suối mang về ăn.
  • Đi bắt cá hả, thích quá để mình về xin bố mẹ đã nhé.
  • Ừ, tám giờ qua nhà đi cùng với mọi người trong buôn, vui lắm đấy.
  • Vậy hả, cảm ơn bạn.

H’Lê làm lớp trưởng lớp 9A1, người dân tộc Êđê có nước da bánh mật, mặt trái xoan, tóc xoăn tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp huyền bí. H’Lê học cùng lớp nhưng hơn Thanh một tuổi, người rắn chắc, khỏe mạnh ra dáng một thiếu nữ. Còn Thanh sinh ra, lớn lên ở ngoại ô thành phố, quanh năm nghe tiếng gầm của sóng biển. Chiều đến bố cùng mấy người bạn lên thuyền ra biển đánh cá đến sáng hôm sau mới về. Sáng ra, mẹ vội ra bờ biển đón bố rồi mang cá ra chợ bán, gần trưa quay về ăn vội miếng cơm để kịp ra đồng cày cấy. Bọn bạn cùng tuổi như Thanh ngoài thời gian đến lớp học bài phải đi chăn trâu, bò; hôm nào vui thì rủ nhau đi móc cua ven bờ ruộng lúa. Vào mùa hạ, nước trên kênh ngừng chảy liền rủ nhau be bờ, tát nước bắt cá. Cứ thau, chậu hay bí quá thì lấy luôn nón đội đầu làm gàu tát nước; cá, ốc, cua đồng… bắt không được bao nhiêu nhưng vui lắm.

Hồi cuối năm ngoái, theo kế hoạch di dân đi xây dựng kinh tế mới, cha mẹ Thanh cùng với gần nửa làng đến đây định cư. Thanh được vào lớp học mới, có bạn mới và thân nhất là H’Lê. Vì thân nhau nên H’Lê cho biết nhiều điều về phong tục, tập quán, văn hóa của người Ê đê; Thanh ngạc nhiên và thích lắm. Nay được đi theo xem bắt cá thì còn gì bằng.

*

*    *

Dựng chiếc xe đạp dưới gầm sàn, leo lên cầu thang Thanh thấy mẹ H’Lê đang xếp mấy đoạn vỏ cây tươi dài độ ba gang tay, vào gùi. Tò mò Thanh hỏi H’Lê:

  • Đi bắt cá chứ có phải đi nấu ăn đâu mà amí mang theo nhiều vỏ cây thế?
  • Không có vỏ cây ấy thì làm sao bắt cá!
  • Ra suối bắt cá không có lưới thì phải đắp đất khoanh vùng lại tát cạn nước mà bắt cá chứ lấy mấy thanh vỏ cây bé tý ấy thì bắt làm sao?
  • Bạn cứ đi sẽ biết.

Mười hai người phụ nữ lưng đeo gùi, trong gùi có mấy quả bầu khô đựng nước uống và có thêm một ít vỏ cây, phía trên gùi buộc thêm một cái rổ. Họ ngược theo dòng suối đi về phía đông. Cao nguyên vào mùa khô suối ít nước, dòng nước nhỏ dần, len lỏi qua các hòn đá trước khi đổ vào đoạn suối tự nhiên to ra như bụng con trăn ăn no. Đi cách buôn độ hơn ba ki lô mét đến một khúc suối phình lớn, tạo thành một cái ao chiều ngang khoảng hơn ba mét, chiều dài mười lăm mét; đoàn người dừng lại bỏ gùi ra khỏi vai rồi chia nhau làm việc. Hai người lấy mấy miếng vỏ cây lại đầu con suối dùng đá đập dập ra, dũ nhẹ vào mặt nước. Lạ thay, nước suối chảy qua chỗ vỏ cây vừa đập ấy đổi thành màu nâu sẫm hòa dần vào vũng nước suối lớn. Bất ngờ gặp nước dòng nước màu nâu chảy đến, lũ cá vội ngoi lên mặt nước như người say rượu; lờ đờ bơi lượn, có con còn giơ chiếc bụng trắng bạc lên để bơi nữa. Chỉ chờ có thế, mọi người cởi áo để lại trên bờ, ùa xuống dùng rổ xúc cá đổ vào gùi. Các mẹ, các chị không ai mặc áo nữa, rất tự nhiên lội xuống suối, người nào ra chỗ sâu, nước ngập đến đâu vén váy đến đấy, cuối cùng là túm lại choàng lên đầu như chiếc khăn. Làn nước chuyển màu nâu nhưng vẫn nhìn rõ bàn chân của từng người lội trên cát trắng dưới mặt nước. Thanh thấy vậy đỏ mặt, tự nhủ: may mà mình cũng giới nữ, nếu có đàn ông đi qua thì sao nhỉ!

Mọi người vừa xúc cá, vừa hát, một điệu dân ca êm ái như lời ru làm vang động cả một khoảnh trời. Nhìn mọi người bắt cá thấy thích quá, Thanh cũng xắn quần nhảy xuống dùng tay tóm từng con một ném vào gùi H’Lê. Những con cá trắng bạc, mắt đỏ hoe nằm trong gùi rồi thỉnh thoảng còn quẫy đuôi như muốn bơi. Khi vớt hết cá nổi, đoàn người lại tiếp tục ngược dòng đến khúc suối khác, lại thay nhau đập vỏ cây, thả xuống nước và vớt cá cho đến lúc cả mười hai gùi đầy cá, mọi người mới dừng lại bên một ghềnh đá tắm rửa rồi về.

Thanh ngạc nhiên về cách bắt cá quá nên hỏi H’Lê:

  • Tại sao khi bắt cá lại phải hát đồng thanh như thế?

-À hát vừa giúp mọi người cùng vui vẻ làm việc, nhưng điều quan trọng nhất là báo cho cánh đàn ông biết chị em đang bắt cá để không đến quấy rầy.

  • Ơ, hay nhỉ. Ai dạy cho người trong buôn bắt cá kiểu này thế?
  • À, nghe bà ngoại kể lại…

Ngày xưa, lâu lắm rồi, vào năm ấy, tháng ấy… trời khô hạn. Ông mặt trời suốt ngày đổ lửa xuống trần gian làm các con suối cạn khô cả nước, lũ cá cũng trốn đi biệt tăm. Nhà nọ có hai vợ chồng thương nhau lắm, cưới nhau đã mấy mùa rẫy mà vẫn chưa sinh được người con nào. Có lẽ do trời nóng quá, người chồng lăn ra ốm, thuốc thang mãi không khỏi. Một hôm người chồng nói với vợ:

  • Anh muốn ăn một miếng cá lắm.
  • Để mai em đi bắt.

Sáng hôm sau người vợ mang gùi, đội rổ xuôi theo dòng suối tìm các vũng nước còn đọng lại để bắt cá. Kì lạ, cá rất nhiều, nhưng bắt kiểu gì cũng không được; lũ cá cứ như Yang(1), bay lượn trên mặt nước; có khi xúc vào rổ hay gùi rồi chúng cũng nhảy vù ra ngoài như chim. Quần thảo với lũ cá từ sáng đến quá trưa rồi sang chiều mà không bắt được con nào, người vợ đành xách gùi lên vai trở về nhà, nước mắt chảy dài trên gương mặt phúc hậu. Vừa khóc vừa leo lên bờ suối, không may chiếc yen vướng vào một khúc rễ cây làm người vợ ngã lăn xuống suối, còn chiếc yen nằm lại với rễ cây; may mà khi ấy chỉ có một mình chứ không thì… Giận quá cô ta vác xà gạc lại chặt nát khúc rễ cây rồi ôm chúng quẳng xuống suối cho hả giận và cũng để giúp người đi sau không bị ngã như mình.

Lạ thay, khi ném đống rễ cây vừa bị chặt xuống suối một tý, lũ cá bỗng nhiên nổi hết lên mặt nước, có con đớp bóng, có con bơi lừ đừ, lại có con ngửa cả bụng lên trời… Mừng quá, người vợ vội lội xuống lấy rổ xúc cá đổ đầy gùi rồi vừa đi vừa chạy về nhà. Người chồng đang ốm không ngóc đầu dậy được, chỉ mong ăn miếng cá để thanh thản về với Yang. Người vợ nướng cá cho chồng ăn; một con, hai con, ba con… anh chồng ăn cá đến no bụng rồi vươn vai một cái, hình như bệnh tật bay đi mất cả, đứng dậy đi lại bình thường. Chị vợ mừng quá, mang hết số cá còn lại đến từng nhà trong buôn chia cho mọi người.

Đêm đã khuya, nhiều nhà tắt đèn đi ngủ. Bỗng nghe tiếng gọi làm mọi người bừng tỉnh vội ra mở cửa, thấy cô vợ người ốm mang cá đến cho và nói rõ lý do; thế là dân trong buôn rủ nhau mang rượu đến nhà người ốm vít cần uống cả đêm thấu sáng. Tiếng chiêng, tiếng cồng vang lên, bay xa để tạ ơn Yang.

Cũng từ đó người dân trong vùng biết cách bắt cá dùng bằng rễ cây. Người ta còn nói ăn loại cá bắt theo cách này góp phần làm tăng thêm sức khỏe tránh được một số bệnh tật. Chỉ có điều, cách này chỉ bắt được cá màu trắng thôi, còn các loài cá có nước da màu đen thì không bao giờ bắt được vì chúng không nổi lên. Các con cá trắng không bị bắt, chỉ một thời gian sau lại tỉnh táo bơi lội bình thường, lạ thế!

Trên đường đạp xe về nhà, hình như chiếc xe nó tự chạy hay sao ấy, cứ bon bon lướt tới mặc dù phía sau còn đèo thêm bao tải đựng nửa gùi cá amí(2) H’Lê cho. Lúc đầu Thanh đã không lấy, nhưng thấy amí nói chân thành quá nên phải nhận. Về nhà kể chuyện bắt cá hôm nay chắc bố mẹ ngạc nhiên lắm đây. 

H.C

Chú thích tiếng Ê đê:

  • Yang: thần linh.
  • Amí: mẹ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm
Đêm nay anh ở đâu? | Truyện ngắn của Hoài Hương
Tác phẩm đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm