TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”

Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-10-03 12:09:13
mail facebook google pos stwis
447 lượt xem

XUÂN TRƯỜNG
(Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách "Trăm khúc hát một chữ duyên" và "Ký họa thơ" của Nguyên Hùng)

Tôi quen rồi biết Nhà thơ Nguyên Hùng hơn mười năm nay. Anh người phóng khoáng, rộng lòng, giàu tính quảng giao kết nối văn chương. Một nhà khoa học làm thơ tính lãng mạn đã nâng anh lên và thổi hồn vào những công trình kiến thiết ngày mai nhằm chăm lo cho thân phận con người hòa vào thiên nhiên mà thành nhịp sống.

Anh luôn luôn ra phía trước không phải để khoe khoang mà là để kết nối văn chương, giúp đỡ bạn bè khi thì môt video làm tư liệu cho lúc ra mắt tác phẩm, khi thì những pô hình nghệ thuât để lưu giữ các hoạt động nghệ thuât, văn chương. Có lúc vô vi khi thì kiêu bạc, anh hoạt đông nghệ thuật là vì thế thôi, không cầu danh vọng gì do vậy mà thoải mái, không bị áp lực nào, giúp được ai cái gì thì giúp đó cũng là cách thể hiện tính nhân văn của văn chương. Anh cũng có cái duyên với đất trời nên được đi nhiều, biết nhiều, giàu trải nghiệm cuộc sống, và rồi anh đã chọn cho mình một thái độ sống ôn hòa, không để bụng lâu dài những bất đồng không cần thiết giữa chốn văn chương. Trong anh tôi thấy có chút hào hoa của Hà Thành, chút lo âu tận tụy của miền Trung và rộng lòng cảm mến của phương Nam, tất cả đã làm nên một Nguyên Hùng thơ vậy.  Có lẽ cái dữ dội, bão tố phong ba của miền trung đã phát tiết ra những câu thơ gan ruột khi anh đứng trước biển “Anh lớn lên trên sóng / Nên say hoài biển xanh / Biển đưa ngàn cánh võng / Ru bồng bềnh hồn anh” hoặc là “Hòn Ngư, Hòn Mắt chung chiêng / Sóng không từ biển - từ miền em thôi / Ngồi đây ai cũng có đôi / Thương về phương ấy một trời một em”. Trước biển mỗi người đều có cẩm nhận khác nhau, ở Nguyên Hùng thì cái vô hạn của sóng biến vẫn không dữ dội bằng cái vô hạn của sóng lòng em, người em không cụ thể ấy đã nâng bước chân lãng du thi ca của Nguyên Hùng trên đầu sóng. Thơ Nguyên Hùng đa đề tài, đa cách thể hiện, có thiên nhiên có phận người. Gần đây anh lại quan tâm về chân dung văn học, ký họa thơ:


Nhà thơ Xuân Trường tham gia phát biểu tại buổi ra mắt sách

1. Chữ nghĩa của ai mang gương mặt người ấy. Người xưa nói: đọc văn biết người, nhìn chữ viết biết người, “văn dĩ tải đạo” văn chương chở đạo đời. Dựa trên tinh thần ấy thì ký họa thơ của Nguyên Hùng là một sự sáng tạo nghệ thuật, sâu sắc và thật hữu ích cho quá trình văn chương, mà chúng ta đáng quan tâm. Nguyên Hùng đã thực sự chọn khó khăn cho mình, để làm được việc ký họa này thật không dễ chút nào. Đây là một sự công phu, kiên trì và chỉn chu lâu dài mới thực hiện được. Khác với Xuân Sách và Đỗ Hoàng, Nguyên Hùng đã dày công khái quát lý lịch văn học của từng tác giả, người còn kẻ mất nên việc sưu tầm cũng lắm bôn ba, thật ra nếu không tâm huyết với văn chương thì ít có người thực hiện được vì nó quá tốn thời gian và đầu tư, mà đời thì còn cơm áo nữa. Do vậy tôi xin cảm kích và trân trọng Nguyên Hùng qua tác phẩm ký họa này. Bằng tên những tác phẩm của các nhà văn, anh đã dùng những câu thơ của mình để kết nối lại thành những nét ký họa chân dung cho mỗi người. Với những câu thơ, ngôn ngữ bình thường nhưng đầy khôn ngoan và uyển chuyển để kết nối thành những nét ký họa sâu sắc tạo nên diện mạo của mỗi nhà văn giúp cho ta khi cảm nhận dễ nhìn ra, vì bên cạnh có tiểu sử văn học và những dấu ấn phong sương trên nét mặt mỗi người. Tôi rất tâm đắc với anh khi anh ký họa nhà thơ Thanh Tùng: Cái ngày xưa ấy - thời hoa đỏ / Còn cháy lòng ai tận cuối trời / Anh - con sông chảy tự lòng phố / Mỗi nàng thơ là mỗi chiếc thuyền đời // Rời cửa sóng dạt trôi về miền nắng / Để ngày ngày cất khúc hát xa quê / Anh từng khóc cho mối tình xa vắng / Cụng ly cùng hoa phượng tiếng ve…// Nhớ một thời trai trẻ say mê. Trong bài ký họa này những câu: “Cái ngày xưa ấy - thời hoa đỏ”, “con sông chảy từ lòng phố”, “thuyền đời”, “rời cửa sóng”, “khúc hát xa quê” là những tác phẩm của Thanh Tùng từng làm lay động lòng người, từ mọi giơi tinh hoa và đại chúng, ai mà không chết điếng lòng mình khi đọc Thời hoa đỏ, Nguyên Hùng đã cho nhà thơ Thanh Tùng hiển hiện trước mặt tôi, với ly rượu trưa dưới nắng khóm trúc trước cổng nhà anh ở đường Phạm Ngọc Thạch quận 3 TP Hồ Chí Minh, ôi Thanh Tùng tuyệt vời của tôi luôn mới mẻ trong bút pháp và ngôn ngữ, hinh tượng và cách nói mê hoặc lòng người.

2.  Ngôn ngữ của Nguyên Hùng mở ra vùng giao thoa với nhạc điệu. Đây Nguyên Hùng bảo là cái duyên của nhà thơ và nhạc sĩ, đúng vậy ngày xưa trong chiến tranh, người làm thơ ở ngoài dặm ngàn sương gió, nhịp đi chiến trường, người nhạc sĩ, cũng đâu đó đầu sông cuối ghềnh, thế mà thơ vẫn được phổ thành nhạc, thành những khúc hát để đời, đôi khi nhà thơ đến lúc qua đời cũng chưa biêt mặt người nhạc sĩ. Ngày nay trong điều kiện thanh bình dễ đến gần nhau do vậy môi trường giao thoa sẽ rộng hơn sự trao đổi và thống nhất sẽ làm cho thơ vẫn giữ được hồn cốt của mình, và nhạc sẽ cất cánh cho thơ bay xa trong một môi trường rộng hơn và thơ cũng là bệ phóng cho nhạc điệu vang lên. Do vậy mà ngày nay thơ phổ nhạc được hai phía đều quan tâm. Tuy nhiên không phải thơ nào cũng phổ nhạc được và cũng không phải giai điệu nào cũng phải có thơ. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng thơ Nguyên Hùng trước tiên phải giàu chất nhạc, không dưng mà đến hơn một trăm bài thơ của anh đã được phổ thành những ca khúc và đã được các ca sĩ biểu diễn ở nhiều nơi. Tôi lại thích nhất ca khúc Sóng không từ biển của anh được nhạc sĩ Lê An Tuyên phổ từ hai bài thơ: “Biển và em” và “Cửa Hội” với nhịp 2/4 tự tị tin bền vững, hai bài thơ này khi chưa thành ca khúc nếu có anh Thanh Tùng ngày xưa hay Trần Huy Minh Phương bây giờ cũng đã hát lên được khi nó chưa hòa với nhạc điệu.

Chúc mừng nhà thơ Nguyên Hùng, cùng một lúc cho ra đời hai tác phẩm thơ và thơ phổ nhạc thật là một sức sáng tạo nghệ thuật vượt trội, trong khi đời còn nhiều thứ phải làm. Một lần nữa xin chúc mừng anh.


Nhà thơ Nguyên Hùng cảm ơn nhà thơ Xuân Trường về phần chia sẻ, trong đó có nhắc tới bài thơ Thanh Tùng trong tập "Ký họa thơ"

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm