TIN TỨC

Thơ chọn Đặng Nguyệt Anh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-15 17:50:53
mail facebook google pos stwis
1284 lượt xem

TS. HOÀNG THỊ THU THỦY

Tôi nhận được tập thơ chọn 101 bài của nữ thi sĩ Đặng Nguyệt Anh trong những ngày cả nước thực hiện lệnh “giãn cách xã hội” bởi đại dịch Covid-19, một đại dịch chưa từng có, đã và đang xảy ra trên toàn cầu. Cầm tập sách, cảm xúc thật trân quý, bởi may mắn là mùa hè năm 2019, tôi gặp chị tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời khắc tuy vội vã mà chân tình, thương mến. Tôi quyến luyến chị bởi sự nhẹ nhàng, mềm mại, chân tình và tôi đã từng viết về thơ chị “Nét duyên thầm trong lục bát tôi”, đúng là ở chị có nét duyên thầm khiến người khác lưu luyến.

Người con gái sông Ninh đã từng định danh, định tính bằng thơ “Ngày đi xa/ ta gửi lại vầng trăng dưới đáy sông Ninh/ gửi lại nửa đời con gái/ gửi lại dấu chân ta thơ dại/ trên bãi cói phù sa/ con cáy, con còng chui vào làm tổ” (Sông Ninh); người con gái ấy dám băng mình vào Trường Sơn, vượt lên bao gian khổ: “Ngày ấy/ Trường Sơn… bàn chân nhỏ đạp bằng đá núi/ Ơi Trường Sơn diệu vợi” để rồi “Cơn sốt rừng theo em về phố” (Ngày ấy); chị đã sinh con ngay nơi chiến trường bom đạn “Rừng miền Đông/ là nơi chôn rau cắt rốn của con/ là trang lý lịch đầu đời của con” (Rừng miền Đông và con gái tôi)… Không thể tin nổi, người con gái liễu yếu đào tơ, cô giáo dạy văn thân thương ấy dám vượt suối băng rừng tham gia chiến trận, cùng đồng hành với người chồng chiến sĩ, cùng nếm trải những gian khó, hiểm nguy nơi tuyến đầu, người con gái ấy có tâm hồn thơ dạt dào, ghi lại những cảm xúc rung động của lòng mình trong những đêm thao thức, những ngày hành quân mệt nhọc. Thơ như là nơi trao gửi, chứng kiến; là cứu cánh để nuôi dưỡng nghị lực, và đó là nghị lực phi thường, bởi chị đã can trường đối mặt cùng bom đạn. Tâm hồn người con gái ấy thật đẹp: “mẹ ơi lòng dạ bồn chồn/ phía sau đỉnh núi/ trăng non lên rồi/ con nhớ không nguôi/ mái trường xưa lưu luyến/ các em nhỏ nhìn con trìu mến/ mắt đen tròn long lanh” (Đêm Trường Sơn).

Tôi đã từng xúc động khi đọc bức thư của chị Dương Thị Xuân Quý gửi cho con khi ra chiến trường, cũng từng đọc “Bài thơ về hạnh phúc” của nhà thơ Bùi Minh Quốc (Dương Hương Ly), nên càng thấu hiểu xúc cảm thơ của chị Đặng Nguyệt Anh trong những năm tháng ở chiến trường.

“Nhà văn phải đau ở đâu đấy viết mới hay”, với nữ thi sĩ Đặng Nguyệt Anh, không phải là “đau” mà là trải nghiệm, trải nghiệm ở chiến trường khốc liệt đã giúp chị hiểu ra nhiều điều, và chắc chắn khi trở về đứng trên bục giảng dạy văn, chị sẽ dạy cho học trò thấu cảm những áng văn chương giàu giá trị nhân văn. “Em đã qua một thời bão lửa/ lớn lên cùng đất nước chiến tranh/ ai cũng nghe như Tổ quốc gọi tên mình: đánh Mỹ/ tuổi trẻ ra đi hồn nhiên giản dị/ em đã đi dọc Trường Sơn một trăm ngày đêm/ mới hiểu câu ca: chân cứng/ đá mềm” (Thơ viết tuổi 45).

Tôi đã từng viết: “Thi phẩm “Lục bát tôi” đã định hình, định danh cho một phong cách thơ của Đặng Nguyệt Anh, nữ tính, dịu dàng, đằm thắm, mang nét duyên thầm của người con ở quê hương Nam Định – mảnh đất khoa bảng, mảnh đất có nhiều thi nhân nổi tiếng xưa nay”( ).

Bao giờ cho đến ngày xưa/ để cho người ấy đón đưa tôi về/ cơn mưa run rẩy màu hè/ đan thành kỷ niệm chở che hai người/ Thế rồi năm tháng dần trôi/ Và tôi cứ lớn bên người. Hồn nhiên/ biết đâu là nợ là duyên/ nào ai có dám hẹn nguyền gì đâu/ vậy mà lại dở dang nhau/ để heo may thổi bạc đầu mùa thu/ người về ôm kỉ niệm xưa/ lục bình ai thả bơ vơ giữa dòng/ Thế rồi chết một mùa đông/ tôi đi lấy chồng. Người ấy ngẩn ngơ/ bao giờ lại đến ngày xưa...” (Bao giờ lại đến ngày xưa).

Những vần thơ lục bát tài hoa của chị như níu kéo tâm hồn người đọc về với những vần thơ lục bát trong ca dao, như đưa tâm hồn mình trở về với hiện tại, rồi tiếc nuối, rồi day dứt, rồi tơ tưởng, rồi nhớ nhung và rồi khao khát bởi “Và tôi cứ lớn bên người. Hồn nhiên”, cũng bởi “tôi đi lấy chồng. Người ấy ngẩn ngơ”...

Tôi rất thích cái chất dân gian trong tứ thơ “Khúc hát sông Cầu” của chị: “Vôi nồng vẫn nhớ trầu cay/ Để cho anh tiếc cái ngày còn không/ Lơ thơ nước chảy đôi dòng/ Bắc cầu dải yếm/ Qua sông/ đưa người”. Ca dao có câu “Ước gì sông rộng một gang, bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”, nữ thi sĩ đã làm mới tín hiệu thẩm mĩ về “cây cầu, dòng sông”, về lời hát trong “Quan họ Bắc Ninh”, nhờ thế mà bài thơ mượt mà, níu kéo, trôi chảy trong cảm xúc người đọc. Sông Ninh đi vào thơ chị như là cố tri: “Ngày đi sông hãy còn trinh/ nay về hát khúc huê tình tặng sông... Xa xôi mấy cũng tìm về/ để thương con sóng... vỗ về sông ơi” (Sông Ninh ơi). Ra chiến trường, nhớ mẹ, nhớ quê là nhớ sông. Sống xa quê, mỗi khi cảm xúc dâng trào lại nhớ sông, đó là dòng cảm xúc ký ức đẹp trong thơ chị.

Là thơ chọn, là tuyển tập, nên có nhiều bài thơ ghi dấu những nơi chị từng đến và gửi lại trong thơ cảm xúc của mình. Chỉ dừng chân hai ngày với Huế mà chị có những câu thơ mang hồn vía của Huế, cứ như là Huế có trong tâm thức chị tự bao giờ: “Thướt tha áo tím qua cầu/ Huế trong huyền thoại sắc màu lung linh/ ngàn xưa đã tạc dáng hình/ Hương Giang soi bóng ngự Bình thông reo/ Huế đằm thắm biết bao nhiêu/ Huế kiêu hãnh những vương triều cố đô/ thủy chung là Huế đợi chờ/ Huế bình thản trước bốn mùa gió mưa” (Với Huế). Đọc bài thơ này, khiến tôi suy nghĩ về hành trình sáng tạo của nhà thơ, thơ ca không phải có cảm xúc bất chợt là viết, mà phải có độ chín trong cảm xúc, đặc biệt là phải tìm cho được tứ thơ, với tứ thơ “với Huế”, thì không thể chỉ là thi ảnh thoáng qua trong hai ngày, mà thi ảnh và ngữ liệu đó đã đằm sâu trong tâm tưởng, để rồi khi viết ra nó như là máu thịt, như là lắng sâu, như là suy tưởng, có như thế thì độc giả sẽ neo đậu trong trí nhớ về cái nhìn của thi nhân về một vùng đất văn hóa, vùng đất đã khiến bao tao nhân mặc khách lưu luyến khi đến Huế.

Chị đi được nhiều nơi trong nước và trên thế giới, đó cũng là may mắn của chị, không ai dễ gì có những chuyến đi hạnh phúc như chị. Đọc những bài thơ viết về những nơi nữ thi sĩ từng đi qua, mới thấy đi du lịch cùng vốn văn chương từ trong các bộ tiểu thuyết đồ sộ của văn học thế giới, mà chiêm ngưỡng và trải nghiệm quả là hạnh phúc lớn lao của con người. Khi đọc bài thơ “Vạn Lý Trường Thành”: “Ta đâu mơ hảo hán/ Vẫn lên Vạn Lý Trường Thành/ Để được gần trời xanh, mây trắng/ Đón gió bốn phương lồng lộng thổi về/ Để chiêm ngưỡng công trình vạn kỷ”, bất giác tôi như gặp được trong thơ chị cái chí của người quân tử, cái chí mà người xưa từng viết: “Hữu thì trực thướng cô phong đính/ Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư” (Ngôn hoài - Không Lộ thiền sư) – (Có khi xông thẳng lên đầu núi/ Một tiếng kêu vang lạnh cả trời – bản dịch Kiều Thu Hoạch).

Nữ thi sĩ dọc ngang muôn dặm trên đường đời, viết nên bao nhiêu vần thơ nặng tình với những người thương yêu, với quê hương, với bè bạn, cũng có lúc nhìn thẳm sâu vào cái tôi phận nữ: “Người đàn bà/ lặng im/ tựa vào đêm/ mông lung hoang tưởng/ nghe chập chờn/ tiếng thời gian vọng về/ nàng là ai?/ Có phải ngày xưa/ nàng là trinh nữ? Có phải ngày xưa/ nàng là quận chúa? Bao nhiêu hoàng tử/ quỳ dưới chân nàng!/ Đêm bàng hoàng/ Người đàn bà choáng váng/ Nỗi cô đơn vực nàng dậy/ Người đàn bà im lặng/ tựa vào đêm” (Người đàn bà). Những câu hỏi tu từ nối tiếp nhau bộc lộ lòng trắc ẩn, sự cảm thông trong cái nhìn thi sĩ.

Với nhà thơ Đặng Nguyệt Anh, thơ sáng tác theo thể lục bát vẫn là quen thuộc, bởi có những câu thơ của chị lênh đênh cùng năm tháng, cùng biết bao tuyển tập rồi trở về với chị trong vẹn nguyên một thi tứ: “Nếu anh biết được…/ chiều nay/ gió từ đâu thổi/ để gầy nhành mai/ Một đời/ gió có vì ai/ xô nghiêng chiều tím/ ra ngoài hoàng hôn” (Nếu anh biết được...). Đặng Nguyệt Anh đã làm mới câu thơ lục bát bởi nhịp điệu biến thiên trong mỗi bài thơ, nhờ thế mà sáng tạo của chị luôn mới, không nhàm chán, vẫn hiện đại bởi cái nhịp điệu vượt thoát đó: “Từ em/ gọi nguyệt về trăng/ là khi tôi đã gọi rằm/ sang đêm/ Hoang sơ/ một lối cỏ mềm/ cháy lên em… thắm sáng miền nhân gian” (Cháy lên em…)

Thơ là hình thái nghệ thuật cao quý và tinh vi, nữ thi sĩ Đặng Nguyệt Anh đã làm tròn sứ mệnh cao cả của mình với thơ, bởi chị có một hành trình thơ dày dặn, với những tác phẩm thơ để lại nhiều ấn tượng với người đọc. 101 bài thơ chọn cũng là cách ghi nhớ và lưu trữ hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ của chị, ngoài những cố gắng vượt thoát, làm mới thơ ca trong thể loại, nhịp điệu, ngôn ngữ, cấu tứ; thơ chị còn bộc lộ tài thơ qua những vần thơ dung dị, nhẹ nhàng như nét dịu dàng dễ thương của người con gái kinh Bắc: “Tôi còn một chút hồng hoang/ thì xin em cứ địa đàng trăm năm/ Tôi còn một chút xa xăm/ xin em đừng khép mình trong ngục tù/ Tôi còn một bến hoang vu/ lênh đênh tôi kẻ lãng du giữa đời/ Tôi còn một chút tôi thôi/ xin em gìn giữ luân hồi có nhau/ Tím xưa dù có bạc nhàu/ đường xưa dù có lỗi câu hẹn thề/ Tôi còn một trái tim mê/ cõi em xin được đi về ngàn năm” (Tôi còn).

Huế ngày 14/4/2020
TS. H.T.T.T.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Đọc Đường đến Cây cô đơn
“Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Nhà thơ và thi hứng sáng tạo
Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác,
Xem thêm
Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa
Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn; mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng
Xem thêm
Trương Nam Hương - câu thơ trong trẻo nỗi buồn
Nhiều lần tôi có ý định viết về anh, nhưng một phần vì chưa đọc anh đầy đủ, phần nữa là anh em quen biết đã lâu, để viết về nhau không dễ.
Xem thêm
Nhà văn Sơn Tùng: “Ðạo là gốc của văn”
Nhà văn Sơn Tùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học và cách mạng.
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Sở dĩ tôi đặt tên bài viết là Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh, vì tôi và nhiều người thích bài Quả thơ
Xem thêm
Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình
Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...
Xem thêm
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy: Giữ lại một ngày ta như lá
Cốt cách đằm thắm của một người phụ nữ Huế thể hiện trong thơ Tôn Nữ Thu Thủy chủ yếu tập trung vào sự chan hòa với thiên nhiên.
Xem thêm
Người lạc giữa “vòng tròn số phận”
Mỗi câu thơ viết ra là để tự ru mình, ru người. Nhưng suy cho cùng cũng là một cách mượn lời ru… để thức.
Xem thêm
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần minh chứng cho quá trình khai phá, mở mang, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có từ ngàn xưa. Nó chứa đựng những giá trị lớn cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân ở ĐBSCL nói riêng. Vì thế, từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều công trình khảo cứu về nền văn hóa rực rỡ này, để trên cơ sở đó làm rõ những điều bí mật bị chìm lấp qua hàng ngàn năm lịch sử; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh và gìn giữ những gì cao quý mà các bậc tiền nhân đã làm nên. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà thơ ở ĐBSCL, nhất là những nhà thơ ở An Giang đã có những vần thơ xúc động giãi bày tâm tình và tự hào về cái đẹp của văn hóa Óc Eo còn lưu giữ được nơi đây.
Xem thêm
Tình khúc phương Nam - Một bài thơ gợi nhiều cảm xúc
TÌNH KHÚC PHƯƠNG NAM – MỘT BÀI THƠ GỢI NHIỀU CẢM XÚCNhư là có duyên với nhà thơ Vũ Thanh Hoa vậy, trong số nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ gửi dự thi trên trang vanchuongthanhphohochiminh.vn, tôi dừng lại ở bài thơ “Tình khúc phương Nam” của chị. Có phải vì tứ thơ? Có phải vì hình tượng thơ?
Xem thêm
Vũ Hồng ngân lên Đoản khúc số 8
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Mấy năm trước, nhà văn Vũ Hồng ra mắt tập thơ với tựa đề mang ý tưởng rất lạ và thú vị, dễ gây sự tò mò cho bạn đọc: Đoản khúc số 8. Lại còn chọn khổ tập thơ 19x19cm, khá ngộ nghĩnh. Suy cho cùng đây thường là cái tạng của người nghệ sĩ đa tài khi đặt tựa dù là truyện ngắn hay thơ. Bởi “Nghệ thuật là không lặp lại chính mình và không lặp lại của người khác”. Ai đó đã từng nói như thế.
Xem thêm
Từ một khúc đồng dao
Kao Sơn viết Khúc đồng dao lấm láp năm 1976, trong gần một tháng tham gia trại viết của Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh.
Xem thêm
Bài thơ “Một nửa bông hồng”... và những trăn trở nhân sinh
Một nửa bông hồng mắc ở dây thép gaitàn tích chiến tranh để lại
Xem thêm
Câu chữ vời vợi thanh âm
“Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.
Xem thêm
Phạm Trung Tín và đường chân trời
Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.
Xem thêm