TIN TỨC

Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
226 lượt xem

MAI NAM THẮNG

Sáng ngày 27-6-2023, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Nhà xuất bản Phụ nữ, Tạp chí Sông Lam và Chi hội Văn học nghệ thuật thị xã Cửa Lò đã phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh.

Dự buổi toạ đàm có lãnh đạo Nhà xuất bản Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Nghệ An, tạp chí Sông Lam, Nhà xuất bản Nghệ An; Các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã Cửa Lò; các nhà nghiên cứu VHNT, các nghệ sỹ, nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo và đông đảo công chúng VHNT trong và ngoài tỉnh.

Lãnh đạo Hội VHNT tỉnh Nghệ An và NXB Phụ nữ (bìa phải) tặng hoa chúc mừng nhà văn Võ Minh

Nhà văn Võ Minh quê ở xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), sinh năm 1952, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông là Cựu chiến binh chống Mỹ cứu nước, là thương binh nặng hạng 1/4, mất sức 81%. Sau năm 1975, ông xuất ngũ, học Đại học rồi sống và viết ở Hà Nội đến nay. Võ Minh đã xuất bản 3 đầu sách: Có một thời như thế (Hồi ký, Nxb Thanh Niên, 2007, tái bản nhiều lần), Nghị quyết cây khế (Tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, 2014), Lốc xoáy (Tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ, 2022) và một số tác phẩm đăng trên báo chí trung ương và địa phương. Mặc dù số lượng tác phẩm chưa nhiều, nhưng sách của ông đã được rất nhiều bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm, quý trọng cả về tác phẩm và tác giả

Tại buổi tọa đàm, các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học cùng nhiều độc giả đã chia sẻ nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, tạo nên một diễn đàn trao đổi đa chiều và hết sức sinh động xoay quanh 3 tác phẩm của nhà văn Võ Minh. Các ý kiến tham luận, phát biểu, giao lưu của các đại biểu đều bày tỏ sự ngưỡng mộ với những nỗ lực, tâm huyết và chúc mừng thành công bước đầu của nhà văn Võ Minh trên con đường sáng tác văn chương. Những tác phẩm của ông cho thấy một tấm lòng luôn trăn trở với thời cuộc của đất nước, thể hiện trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của một nhà văn, là tấm gương lao động sáng tạo của một thương binh là “Bộ đội Cụ Hồ”.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Nhiều ý kiến tập trung phân tích, đánh giá về tiểu thuyết Lốc xoáy là tác phẩm viết về một quãng thời gian với tất cả những sự kiện làm nên “dấu ấn lịch sử” từ khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến giai đoạn đầu công cuộc Đổi mới toàn diện. Tác phẩm gồm 3 phần. Phần thứ nhất “Trời long đất lở” viết về cuộc cải cách ruộng đất những năm giữa thập niên 50 của thế kỷ trước. Đây là một “khúc quăn thắt” của lịch sử dân tộc mà nhiều điều đến hôm nay vẫn được coi là “nhạy cảm”. Phần thứ hai “Ma quỷ cõi người” viết về cách mạng văn hóa, xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp, mua bán và tín dụng… trong giai đoạn đất nước phải dồn sức tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì thống nhất đất nước, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Đây là giai đoạn “kinh tế thời chiến”, hành chính quan liêu bao cấp, có ý nghĩa tích cực trong giai đoạn đó, nhưng cũng gây nên nhiều hệ lụy trong đời sống kinh tế-xã hội sau này. Phần thứ ba “Luật đời nhân quả” là những trang viết về những tháng năm đất nước thống nhất, tiến hành công cuộc Đổi mới, chấp nhận kinh tế tư nhân. Một giai đoạn hậu chiến tranh cùng những tác động mặt trái của cơ chế thị trường…

Với hơn 500 trang sách, tiểu  thuyết Lốc xoáy đã miêu tả khá chân thực công cuộc cải cách ruộng đất cùng những “di căn” của nó kéo dài nhiều chục năm sau. Đây là một sự kiện nhức nhói trong tiến trình cách mạng của dân tộc, như một vết thương âm ỉ trong mọi người có lương tâm. Tuy nhiên, trong Lốc xoáy, Võ Minh cũng nâng niu cái truyền thống “tay bầu tay bí”, cái văn hóa làm nên một dân tộc chịu cả ngàn năm Bắc thuộc vẫn giữ được cốt cách lấy yêu thương và đùm bọc làm trọng của con người. Đó là những cán bộ, đảng viên trung kiên, những con người “mới” như ông Năm, Hoa, Quýnh, Minh Quang, Ngô Trung…

Ở mỗi giai đoạn, mỗi sự kiện lịch sử luôn là mảnh đất cho những người cầm bút lý giải thân phận con người trong giai đoạn ấy. Đó là một trong những chức năng của người viết. Qua những trang viết, từ tư tưởng, thân phận nhân vật trong tác phẩm, những tổ chức, cá nhân trong thể chế đó, nhận ra cái chưa được để điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu “dĩ dân vi bản”; tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Đó là thông điệp nhân văn từ cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Cựụ chiến binh-Thương binh nặng Võ Minh.

Nguồn: Website báo Văn nghệ

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm
Hoàng Anh – Một giọng thơ triết luận, dịu dàng và giàu nữ tính
Nguyên Khôi là tập thơ thứ 3 của nhà thơ Hoàng Anh. Tập sách được chị dành nhiều thời gian, tâm sức chắt chiu, tỉ mẩn để hoàn thành nó. Vì thế, Nguyên Khôi mới có có được sự đầy đặn và chỉn chu như thế.
Xem thêm
Đọc “Hoa ở chốt” của Phan Nhật Tiến
Bài viết của nhà thơ Trần Trí Thông
Xem thêm
Phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi”
Nhà văn Thu Trân vừa phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” trên hai kênh thuộc các nhà sách của hệ thống phát hành Phương Nam và FAHASA.
Xem thêm
Cảm xúc thành lời
Bài viết về tập truyện HỒN MA FB của nhà thơ Đỗ Anh Thư.
Xem thêm
Nhịp thời gian – nhịp thở tâm hồn
Bài viết về tập thơ Nhịp thời gian của Hoàng Đình Hòa
Xem thêm
Cổ tích mới thời thế giới phẳng
Về tập truyện Hồn ma Facebook của Đỗ Anh Thư
Xem thêm
Cổ tích cảnh sát - Ánh sáng từ những ngôi sao trên công an hàm!
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển, nên sẽ dễ ngạc nhiên và tò mò khi nghe cái tên tác phẩm này. “Cổ tích cảnh sát”? Chuyện cổ tích dành cho cảnh sát giới hay chuyện cổ tích về cảnh sát?
Xem thêm
Những con người trong CƠN MƯA DÀI khát khao hạnh phúc
Nhân đọc tập truyện vừa của nhà văn Lệ Hồng
Xem thêm
Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt
“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận,
Xem thêm
Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định
Xem thêm
Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!.
Xem thêm
Đọc “Nước mắt và niềm vui...” của đại tá Vũ Thành Trung
Tham luận của nhà văn Kim Quyên tại buổi ra mắt sách của Đại tá Vũ Thành Trung
Xem thêm
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình”
Với mong muốn giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về cuộc sống khó khăn vất vả nhưng đầy lạc quan tại huyện đảo Trường Sa, nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt bộ sách Trường Sa! Biển ấy là của mình (Lionbooks và NXB Hà Nội). Bộ sách được thực hiện song ngữ Việt – Anh với 2 tập: Phong ba nơi đầu sóng và Biển ấy là của mình.
Xem thêm