TIN TỨC

Tóc xưa còn giữ mấy lời ẩn hương

Người đăng : vanchuong
Ngày đăng: 2021-10-26 06:30:10
mail facebook google pos stwis
850 lượt xem

TRÚC LINH LAN

Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng được thương hoài ngàn năm

(Ca dao)

Đó là câu ca dao mà tôi nhớ khi đọc hết tập thơ “Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ” của nhà thơ Nguyễn An Bình. Tôi không đi tìm bóng ngựa, tôi cũng không chạm chân vào thềm cũ của tác giả. Mà tôi đi nhặt từng sợi tóc yêu thương nhà thơ đã đánh rơi trong ký ức đẹp của mình. Sợi tóc mềm mại như mây lại có một lực hấp dẫn làm xao xuyến trái tim của người thầy giáo dạy văn này. Tóc đã đi vào ca dao từ xưa “Một thương tóc bỏ đuôi gà/Hai thương ăn nói mặn mà có duyên” hay “tóc em dài em cài hoa thiên lý/Miệng em cười anh để ý anh thương”. Chính mái tóc làm vương vấn trái tim nhà thơ xuyên suốt, chiếm gần như một phần ba số bài trong tập thơ. Mỗi bài thơ đó của An Bình, ta bắt gặp những sợi tóc có liên quan đến mối tình dang dở của môt thời xa rất xa, một thời học trò hồn nhiên, vu vơ trong sáng… gợi cho bạn yêu thơ thây bóng mình thấp thoáng trong tứ thơ thật lãng mạn dễ thương: “Nhà em ngày xưa góc phố/Thơm nồng từng cánh hoàng lan/Một thời anh hay trốn học/Đợi chờ hương tóc bay sang” (Hương hoàng lan, tr.109), Ta lại bắt gặp một cậu học trò ôm cặp len lén nhìn mái tóc ai đó mà say đắm ngọt ngào:

“Người con gái tóc dài mềm hơn suối

Chảy miên man dịu mát cả hồn tôi

Tình buổi ấy hạt sương mai buổi sớm

Lá thuộc bài mơ ước thât tinh khôi…”

(Tháng ba không ở lại tr.144).

Ơi sao mà dễ thương quá vậy! Mối tình học trò thường ít khi thành nợ phu thê, mà nó chỉ còn là kỷ niệm đẹp để ta giữ lại trong lòng, và nói như các nhà thơ, để ta làm thơ thương nhớ một thời, để nhận ra hiện thực cuộc đời không phải toàn là hoa hồng. Chính sự không trọn vẹn ấy lại trở thành bao kỷ niệm cháy lòng, da diết khôn nguôi: “Dòng sông cũ đẩm tình tôi trong đó/Ngọt tiếng em cười dọc nước giỡn trăng/Từng sợi tóc thơm lòng tôi ngày nọ/Qua cầu tre mang lại chút nắng vàng” (Giặt áo bên sông, tr.12)… “Trong giấc mơ tôi bao mùa mưa nắng/Vẫn nhớ một thời tóc thả gió bay” (tr.18). “Tóc thả gió bay” một hình ảnh thơ thật đẹp, gợi cho tác giả chút ngậm ngùi: “Xưa em chải tóc dưới trăng/Sợi thương rơi mất sợi buồn theo ai?/ Yêu người mấy sợi tóc mai” để rồi “Mùa xưa trăng rụng mất rồi/Nhớ em chải tóc một thời xuân xanh” (Thả lá trên sông, tr.22) và tình yêu đó bây giờ trở thành nỗi ám ảnh: “rong rêu”. Tất cả như phảng phất như khói sương mà sao lãng đãng cả đời của nhà thơ. Bạn yêu thơ yêu lắm hình ảnh một An Bình hết sức cô đơn trong nỗi nhớ riêng mình:

“Đường nhân gian đi hoài không tới

Tôi và em để gió qua sông

Thả sợi tóc bay về vô định

Tôi chờ ai nỗi nhớ mênh mông”

(Phiến tình sầu cuối đông, tr.82).

Mang nỗi nhớ mênh mông ấy, nhà thơ trở về nơi hò hẹn cũ, nhưng người con gái đó lổi hẹn rồi, thử hỏi sao không tiếc nuối ưu tư “sợi tóc hoàng kim sợi tơ trời/hương đưa theo gió rối lòng tôi” nay chỉ còn “Lãng đãng trong sương thơm mái tóc thề/Tình yêu tôi, tình một thời nông nổi”. Những cuộc tình chia tay tháng giêng trở thành nỗi buồn trầm tích hoài niệm khôn nguôi:

“Không biết dổi hờn có làm em ướt mắt

Tôi đánh rơi làn tóc rối hương xưa”

(Chia tay tháng Giêng, tr.118).

*

Lỡ đánh rơi rồi, tất cà trở thành quá khứ, tác giả cất giữ một góc khuất nào đó trong trái tim với lời thú nhận thật ngọt ngào. “Giữ lại đời nhau cuộc tình đánh mất/Se sắt chiều vàng đón lá me bay/Lặng lẽ nơi này mùa xuân trở gió/Tôi vẫn yêu người em đâu có hay” (Giữ lại đời nhau, tr.115). “Tôi vẫn yêu người em đâu có hay”. Cháy lòng quá nhà thơ ơi! Tất cả rồi cũng xa, nhưng sao mà thăm thẳm trái tim mình: “Gió cuốn đi áo huyền sương ngày nọ/Màu tóc mây em thả lửng bên trời/Con đường xa đem theo bao bụi đỏ/Chỉ một lần mãi thương nhớ khôn nguôi”, bây giờ. “Hãy trôi đi màu tóc xưa đã bạc/Nghiêng vai người từng sợi nhớ sợi thương” (Áo huyền sương, tr.32). Câu hẹn kiếp sau quen thuộc ấy hình như nhà thơ thấy rất huyễn hoặc vì vậy anh cảm thấy hoài nghi. “Đợi cầu vồng tạnh mưa ngâu/Nên duyên hạnh ngộ kiếp sau còn buồn” (Khúc tình sầu trong mưa, tr.69). Thôi thì kiếp này nhà thơ đã tìm ra một sợi tóc trói buộc cuộc đời mình, và sơi tóc mảnh mai này bền chặt đoạn cuối một cuộc tình trăm năm. Trong bài thơ “Cám ơn em” nhà thơ đã bày tỏ thật lòng, nghe mà ngưỡng mộ: “Cám ơn em mất một đời/Theo tôi cuối đất cùng trời truân chuyên”. Trở lại với thực tại hiển nhiên, một nơi mà bếp lửa gia đình vẫn tỏa sáng, ấm áp, bình yên để chiêm nghiệm một điều “Yêu người ngực ủ trầm hương/Trăm năm hơi thở còn thương tóc mềm”. Tuyệt vời.

Thơ Nguyễn An Bình không mới, một lối thơ truyền thống mượt mà, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh đẹp. Nhưng có lẻ bài thơ “Ẩn hương” là bài thơ tôi thích, vì theo tôi thì hình như bạn yêu thơ đang bắt gặp một hồn thơ thật sự, rất cô đơn, một mình thấp ngọn đèn khuya đối diên với nàng thơ, một mình với kỷ niệm, một mình với thổn thức ngày xưa? Tôi thích một Nguyễn An Bình suy tư với chính mình: “Tìm người chỉ thấy bóng tôi/Đi lang thang giữa dòng đời mộng du”… “Tìm nhau suốt cõi ta bà/ Một tôi chiếc bóng la đà mù sương”. Thôi thì: “Chút tình muôn dặm biển khơi/Tóc xưa còn giữ mấy lời ẩn hương?”. Nguyễn An Bình biết rất rõ vướng nợ với văn chương đã nhọc nhằn, vướng nợ với nàng thơ càng cô đơn hơn trên con đường hành hương vô định. Mùi hương này ẩn giấu nơi đâu? Và dấu chấm hỏi như một câu đố mà chính tác giả còn mãi miết đi tìm.

Một thầy giáo chuẩn mực. Một cuộc sống quy củ… Thật không dễ dàng để tác giả thoát ra khỏi khuôn phép cứng nhắc ấy đem đến các bạn yêu thơ một vườn hoa đầy hương sắc, mà nhà thơ Nguyễn An Bình đã làm được, rất thành công. Nhà thơ mời chúng ta chung rượu thơm, ngọt ngào nhưng vẫn chưa làm chúng ta say. Tôi thấy hình như tác giả còn hẹn với chúng ta điều gì:

“Nhánh sông buồn lở bồi ai gọi

Làn hương em tóc nhớ đêm ngày

Chim gọi mãi một mùa trăng vỡ

Tình yêu tôi còn cốc rượu say”

(Chút mưa xưa nào ấm vai người, tr.37)

Các bạn yêu thơ cũng như tôi đang háo hức chờ cốc rượu say mà tác giả còn giấu lại đâu đó. Và một ngày không xa chúng ta sẽ cùng tác giả ngây ngât một mùa say.

T.L.L.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm
Nguyễn Ngọc Hạnh - Hồn thơ reo mãi phía làng
Bài viết của Hoàng Thụy Anh và phóng sự ảnh của Nguyên Hùng
Xem thêm
‘Bút chiến’ thời Tự Lực Văn Đoàn
Trước khi được giải Lý luận phê bình của Hội Nhà văn năm nay thì “Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do” đã được chú ý trong cộng đồng đọc. “Câu chuyện cũ nhưng cách tiếp cận mới, khảo tả công phu, chưa kể những dẫn chứng “đấu đá” hậu trường văn chương, đọc rất vui”, độc giả bình luận.
Xem thêm
Khối đa diện “Mộng đế vương”
Nhà văn Nguyễn Trường chọn xứ đạo ở Cồn Phụng của ông Nguyễn Thành Nam, đạo vừa vừa, gọi là Đạo Dừa
Xem thêm
Hồn quê trong một sắc thơ miệt vườn
Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014) - đúng ra năm sinh: 1927 - tên thật Trương Khương Trinh (bút danh khác: Hà Huy Hà, Ngân Hà, Trinh Ngọc, Cửu Long Giang…, gốc người làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là Kiên Giang).
Xem thêm