TIN TỨC

Trăm năm nhớ Hoàng Cầm

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-02-21 22:24:11
mail facebook google pos stwis
919 lượt xem

Tròn 100 năm ngày sinh của thi sĩ Hoàng Cầm (1962 – 2022), mới đây gia đình nhà thơ cùng các tổ chức văn hóa đã thực hiện chuỗi dự án Hoàng Cầm 100 năm nhằm nối dài di sản của ông đến thế hệ trẻ.

Sau hai buổi tọa đàm tại Hà Nội (12/2), TP.HCM (20/2), ấn phẩm Hoàng Cầm về Kinh Bắc sẽ tiếp tục được trưng bày cùng buổi tọa đàm diễn ra tại Bắc Ninh vào ngày 22/2. Lần đầu tiên, những bức ảnh chưa từng tiết lộ của ông qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán sẽ được ra mắt công chúng.


Ấn phẩm “Hoàng Cầm về Kinh Bắc”.

Ấn phẩm Hoàng Cầm về Kinh Bắc do nhà thơ Hoàng Hưng chủ trương biên soạn, với sự giúp đỡ của đại diện gia đình, nội dung bao gồm văn bản Về Kinh Bắc – một tác phẩm nổi bật của Hoàng Cầm – cùng những hình ảnh, minh họa cũng như các bài viết phê bình của những cây bút đương đại. Đây là ấn bản thơ – nghệ thuật ít có từ trước đến nay.

Lần này, Về Kinh Bắc được tổng hợp từ nhiều dị bản khác nhau qua các lần xuất bản trước đó, trải dài từ năm 1959 đến 2011. Theo nhà thơ Hoàng Hưng, đây là tập thơ để đời, và là tác phẩm toàn bích nhất về tình ý, tâm sự, giọng điệu và thi pháp của Hoàng Cầm.

Ngoài Hoàng Cầm về Kinh Bắc, cuốn sách 100 bài thơ Hoàng Cầm do nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha chủ biên và Lịch ảnh bao gồm những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán cũng được ra mắt dịp này.


Nhà thơ Hoàng Cầm (bên trái) và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong một bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán.

Cùng với việc in lại những tác phẩm trong di sản Hoàng Cầm, thì dự án Hoàng Cầm 100 năm cũng hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của các văn – nghệ sĩ cũng như độc giả trong việc đóng góp những sáng tạo của mình nhằm làm mới các tác phẩm, tư liệu, hình ảnh, kịch thơ của Hoàng Cầm… Quỹ Tưởng niệm 100 năm Hoàng Cầm cũng được lập ra với mục đích xuất bản và giới thiệu rộng rãi các dự án phái sinh này, giúp cảm hứng Hoàng Cầm sống mãi và được lan rộng.

Ngoài ra, kho phim của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán cũng được nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gợi ý nên được số hóa và lưu giữ tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, với sự giúp đỡ của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, nhằm lưu giữ kho tư liệu vô giá, ghi lại những khoảnh khắc cũng như chân dung các văn nhân lớn của nền thi ca Việt Nam.

Bên cạnh đó, những sáng tạo mới được lấy cảm hứng từ thơ – văn – chuyện của thi sĩ Hoàng Cầm cũng giúp lan tỏa và nối dài di sản của ông. Những bài ca phổ nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy hay các tác phẩm của các họa sĩ Chu Hồng Tiến, Đỗ Dũng… cũng được giới thiệu trong dịp này.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Những lớp bụi thời gian phủ lên những giá trị đích thực của những tác giả như Hoàng Cầm sẽ được gạt ra để hiển lộ những vẻ đẹp đích thực”. Dự án Hoàng Cầm 100 năm không những là hành trình nhìn lại di sản của một thi sĩ “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, mà còn là sự nối dài “cho mai sau của chúng ta”, là cơ hội cho thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy di sản của một nhà thơ lớn.

 Thuận Phát/PNO

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm