TIN TỨC

Câu chữ vời vợi thanh âm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-07 18:29:17
mail facebook google pos stwis
3714 lượt xem

CHÂU ĐĂNG KHOA

Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.

Tấu khúc về những phận người
 

Quán cà phê bờ kè quận 3, nơi tôi và Bùi Phan Thảo rất nhiều dịp tỏ bày với nhau. Lần này, Thảo kể tóm tắt tôi nghe và ngay sau đó tôi được đọc “Búp bê áo rách”. Câu chuyện ấy là một ký ức bồi hồi không thể quên. Một ký ức buồn bên tuổi thanh niên, bên những ước vọng lấp lánh xanh, bên tháng ngày phiêu du phố núi.

Cô bé Mi 5 tuổi rưỡi.Bé Na, em của bé Mi, là bé búp bê. Búp bê đã rách bươm, móp méo, chỉ đôi mắt còn xanh. Hình như đối với bé Mi, đôi mắt xanh ngắt của bé Na là cả khung trời mơ mộng, ấm áp tuổi thơ. Đôi mắt ấy vá màu xanh lên chiếc áo rách, rưới màu xanh lên những móp méo của hình thức. Đôi mắt bé Na đã giúp bé Mi hạnh phúc trong sương lạnh, giúp bé vui hơn, không cảm thấy cô đơn khi người lớn quá tất bật với đời thường cơm áo. Năm tuổi rưỡi, bé Na làm sao hiểu được hạnh phúc hay cô đơn như thế nào. Bé vô tư hòa điệu với bát ngát hồn nhiên, đã chuyện trò với búp bê Na trong cả thực và ảo, trong an nhiên độc thoại.

Cái kết cho bé Mi và búp bê Na trống hoác. Ngay khoảnh khắc ấy, nó lạnh ghê hồn. Ai đó đã nói nơi này cõi tạm, biết đâu cô bé Mi xinh ngoan dễ thương kia lại đang chơi trò chị em với bé Na ở nơi không có tuổi, không thời gian chi phối. Hai chị em sẽ mãi mãi trẻ con, mà mãi là trẻ con thường là điều người lớn mơ ước.

Với truyện ngắn này, Thảo đã tấu lên chuỗi âm buồn rười rượi, chuỗi âm liên tưởng về những phận đời bé xíu không may, và có thể hơn thế nữa.

“Búp bê áo rách” đã được Bùi Phan Thảo chọn là tựa cho tập truyện ngắn gồm 14 truyện vừa mới phát hành tháng 9- 2020.

Một dấu hỏi để tự nhìn lại
 

Có những điều quý giá luôn hiện hữu, chúng ta hững hờ quên lãng. Trong truyện “Lá vẫn xanh đời”, nhân vật anh vô cùng may mắn khi đang còn Mẹ và anh đã tận hưởng ân phúc khi quạt cho Mẹ ngủ ngon trên tay, giấc ngủ thật thần tiên cổ tích.

Bùi Phan Thảo cũng tế nhị kể ta nghe vài góc cạnh nhùng nhằng trong bệnh viện, từ việc bà chị vợ né tránh chăm sóc cha mình, vội vàng bước lui không để người em rể có cơ hội đôi lời. Thảo gõ nhẹ sự tương phản giữa những bệnh nhân chịu đựng đến dửng dưng và lão bệnh nhân mắc hội chứng nhố nhăng ngay cả đang trong phòng săn sóc.

Sau những hình ảnh: ai đó liệng con mèo từ lầu cao xuống đất, trẻ con vẫn nô đùa, lá rụng rồi lá nõn xanh… như một lời tán thán: “Ôi, chuyện đời muôn thuở".

Nhân vật anh ngợp ngời hạnh phúc khi Mẹ vẫn còn bên anh. Bùi Phan Thảo đã búng chữ vang lên một nguyên âm, âm cội nguồn của mọi khởi đầu.

Có đôi tình nhân tôi vô cùng ngưỡng mộ. Lệ và Thành. Hình như “Chân trần mát rượi phù sa” lại là một hình dung cổ tích hiện đại của Bùi Phan Thảo.Tình yêu Lệ dành cho Thành đẹp như chân trần dạm ngõ phù sa, âm dương giao kết vẹn nguyện thề. Lệ yêu với tâm hồn chân chất, hơi hướm đồng bằng quê xa, mạ non lấp lóa ngời lên tình yêu ấy.

Cô yêu Thành bằng trái tim nóng hổi, ngó tương lai bằng khúc ca vọng ước, cô hát về sự giản dị, rất đỗi bình thường. Không biết cô có nghĩ, mơ ước về sự bình thường lại là điều khó thể thực hiện nhất trong bộn bề cuộc sống. Tác giả đã đưa một dấu hỏi để chúng ta có dịp nhìn lại mình, nhìn lại sự bình thường mà có thể ta đang thụ hưởng chăng?

Lệ chết vì tòa nhà sập xuống, bụi mù mù tung, bụi mù khắp cuộc sống. Cuộc sống khắc nghiệt, đâu ai biết điều gì sẽ đến với mình. Thành đã vẹn toàn đưa di ảnh Lệ về quê nhà, anh vẹn toàn trong nước mắt. Dẫu sao, quê nhà ấy, phù sa ấy..., Thành sẽ dìu Lệ mỗi bình minh với chân trần và, trên đám lục bình trôi kia đã nở một nhành hoa tím.

Angkor, bối cảnh trong “Bóng thời gian”, đã nhuộm màu huyễn hoặc lên khúc tình hư ảo Nod và An. Khúc tình mịn màng hát theo gió qua khe đá, gió của ngàn xưa phảng phất một âm hoài. Bức họa “Ám ảnh” của An bán được cao giá. Phải chăng, An đã cách điệu nỗi ám ảnh tìm hiểu về mỗi một bóng thời gian qua tên gọi bức tranh ấy, anh mệt mờ tìm vẫn mãi vô âm? Nụ tình đến tự nhiên như hơi thở, có lẽ đã lóe ý cho An mơ hồ về vẻ đẹp của bóng, nó tồn tại đâu đó sau vầng trán của mỗi người.

Trăn trở hình với bóng
 

Khúc tình Nod và An khởi nguồn từ tâm thức. Cả hai đều tìm về xa lắc rêu phong và đến với nhau ngẫu nhiên như tự thuở nào, như bóng và hình tuy hai mà một, tuy một mà hai. Khúc tình đã gảy âm với hẹn ước vô âm của bóng và hình.

Một bóng vĩ đại khác trong vô hạn thời gian mà cuối cùng Bùi Phan Thảo tự khẳng định: Mẹ. Nod có thể là mẹ ở đâu đó, nhưng tôi tin cô sẽ giữ được bóng tình bất chợt đến rồi đi nơi núi rừng Siem Reap. Ngàn sau, Nod và An sẽ lại là bóng với ngẫu nhiên lạ lẫm trong ai đó, đang im lìm bên hun hút bóng ngôi đền Bayon.

Nếu băn khoăn, thì đó có phải tình yêu? Tình yêu trong truyện “Ảo ảnh” là một vấn đề khó nói nên tác giả để cái kết mà không kết.Mỗi nhân vật trong truyện ngắn này đều có thể tiêu biểu cho một chủ quan. Và để chan hòa, các nhân vật đã phục tùng định kiến vô điều kiện.Còn những người vượt qua được định kiến có khác chi một hòa âm nghịch trong bản tình ca.Tôi tin rằng ai đó trong chúng ta, chừng mực nào cũng băn khoăn, bất lực qua bản hòa âm dang dở này của “Ảo ảnh”.

Không yêu thì thôi, yêu là yêu đến chết. Cái chết của Vĩnh trong “Ngày biển động” tuyệt đẹp. Sinh nhật người xưa lần này là ly biệt ngàn thu. Biển cũng giật mình, dập dồn con sóng như báo tin cho giống loài dưới đại dương, như ngợi ca một chuyện tình không tưởng. Yêu từ tóc đen thành tóc trắng, từ thanh âm lời nói yêu em thành lặng im, từ hữu hình đến vô hình, và trong tâm tưởng chỉ còn lại bóng.

Vui buồn tự tâm. Vĩnh đi về lặng lẽ, lặng lẽ rót câu thơ chảy tràn lan, câu thơ say cơn mộng du té ngoài trang giấy, rơi về thực tại. Cứ thế, cuộc hành trình ấy như vòng quay bánh xe, lăn về biển đêm đúng sinh nhật... Vĩnh biết rõ thực và ảo trong cuộc đời mình. Đêm sinh nhật này, bên ly rượu, Vĩnh về với thực tại, bánh xe đã ngừng lăn khi chạm vào vách đá, điểm tựa cuối cùng của anh.

Vĩnh không cô đơn, Vĩnh bình yên trong tình yêu vĩnh hằng
 

Câu chữ Bùi Phan Thảo ẩn chứa góc nhìn sâu sắc của tâm hồn nhạy cảm với những phận đời lớn ròng con nước. Là nhà báo, có điều kiện tìm hiểu về nhiều góc khuất của cuộc sống, anh lặng lẽ thời gian dài cô đọng chuyển ý qua thơ, 2 tập thơ đã xuất bản gần đây. Bây giờ là tập truyện ngắn “Búp bê áo rách”. Những đau đáu buồn của Bùi Phan Thảo luôn được anh giấu sau những câu chữ hiền lành nhưng không nhẹ tứ.

Với tôi, 14 truyện ngắn của Bùi Phan Thảo có thể xâu chuỗi thành bản trường ca trân trọng tình yêu, tình người thăm thẳm, rất đậm đà gần gũi, dẫu lục dục thất tình vẫn loang loáng đâu đây.

CĐK.
Nguồn: http://vnca.cand.com.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm