TIN TỨC
  • Truyện
  • Yêu không hối tiếc – Truyện ngắn Trần Kim Lợi

Yêu không hối tiếc – Truyện ngắn Trần Kim Lợi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1588 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Tình yêu là món quà diệu kỳ mà ông trời đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Nhưng để giữ gìn được một mối tình đẹp và có cái kết viên mãn, thật sự rất khó, nó khiến cho người ta tự ti, đánh mất cơ hội được yêu thương. Nhưng cũng có những tình yêu kết tinh từ sự thấu hiểu nên cái kết của nó luôn viên mãn, lắm lúc cũng thật bất ngờ, thú vị…

Thu Nguyệt, cô gái 25 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, khoa Biên kịch và Điện ảnh.

Thu Nguyệt với gương mặt khả ái, mái tóc dài, màu hạt dẻ, bới cao. Cô là con của một gia đình trí thức lớn. Thu Nguyệt là cô gái sống tình cảm nhưng cũng rất cá tính, với cô, điều gì đúng là đúng mà sai là sai chứ ít khi chịu khuất phục, kể cả đó là ý kiến của ông Thức (ba cô). Ông Thức là viện trưởng ở một bệnh viện đa khoa Minh Tâm, ông Thức 50 tuổi, có vầng trán dồ, cao, chân mày rậm, đeo kính dày, càng làm người đối diện dễ dàng nhận ra ông là một người học cao, hiểu rộng, có tính cách nghiêm nghị. Mẹ Nguyệt – bà Thanh – 45 tuổi, cũng từng là đồng nghiệp của chồng. Nhưng sau khi sinh chị em Nguyệt, bà lui về hậu phương để cho ông Thức yên tâm công tác. Bà Thanh tuy đã ngoài 40 nhưng vẫn sở hữu được nét đẹp mặn mà. Ở bà tồn tại song song giữa tuýp phụ nữ truyền thống – chăm sóc, nuôi dạy các con thành những con người có ích cho xã hội; lại vừa là tuýp phụ nữ hiện đại – bà thường xuyên tập thể dục, tham gia các lớp yoga, tâm – sinh lý của những người lớn tuổi như ông bà và cả những người trẻ tuổi như hai đứa con của mình ở nhà. Vì vậy, bà Thanh rất tâm lý, bà là chiếc cầu nối của các thành viên trong gia đình. Tuy là người đàn ông hơi gia trưởng nhưng ông Thức luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của vợ.

Thu Nguyệt còn có một người em gái là Thu Minh. Khi đặt tên cho con, bà Thanh để ý từng câu, chữ, gửi trọn tâm tư của ông bà vào tên của con. Thu Nguyệt – ánh trăng mùa thu, với mong muốn Thu Nguyệt lúc nào cũng xinh đẹp, dịu dàng như ánh trăng của mùa thu. Còn Ánh Minh – ánh sáng của bình minh cũng nhẹ nhàng và ấm áp.

Cả Thu Nguyệt và Thu Minh đều là những cô gái sống rất tình cảm. Nhưng Thu Nguyệt thẳng thắn, cô luôn có cách ứng xử phù hợp với từng tuýp người nên với những người xa lạ thường không mấy cảm tình với Thu Nguyệt. Còn với những người quen, Thu Nguyệt là tuýp phụ nữ lý tưởng của tuổi trẻ, một người con ngoan trong gia đình. Thu Nguyệt không hợp tính với ba, cũng bởi vì tính tình quá bộc trực, mà ông Thức thì lại muốn con mình phải biết nghe lời một cách tuyệt đối. Ông muốn hai con theo nghiệp thầy thuốc nhưng chỉ có Thu Minh là chịu nghe lời ông dù Minh cũng không thích ngành y, nhưng thấy ba và chị quá quyết liệt nên cô đành “thế thân”để giảng hòa cho gia đình. Nếu Thu Nguyệt mạnh mẽ, cá tính, tự tin dám theo đuổi ước mơ, bất chấp mọi lời phản đối khi dấn thân vào con đường nghệ thuật. Với gia đình thuộc hàng có tiếng tâm trong giới y khoa thì việc Thu Nguyệt đi trái ngành, lại là ngành mà với những người khó tính là “xướng ca vô loài” thì là điều càng khó chấp nhận đối với ông Thức.

Ông Thức dù ngoài mặt phản đối kịch liệt chuyện của Thu Nguyệt nhưng cũng không nỡ ép buộc. Dù sao ông cũng còn có Thu Minh kế nghiệp. Thu Minh cũng có mái tóc dài, đen huyền, suôn mượt, có làn da trắng như bông bưởi, chiếc răng khểnh góp phần làm tăng lên nét duyên cũng như dịu dàng của Thu Minh. Với nét đẹp mang vẻ truyền thống, Thu Minh khiến người đối diện dễ “dính thính”. Thu Minh tính tình đa cảm, dễ rơi nước mắt, dễ động lòng nên rất khó phân biệt là ai tốt, ai xấu. Hồi còn bé, Thu Nguyệt phải đi theo bảo vệ để em không bị bắt nạt. Tính tình trái ngược, nhưng hai chị em yêu thương nhau hết mực, là đồng minh “đáng gồm” của nhau trong những lúc bí bách.

Hai chị em Thu Nguyệt cũng hoàn thành xong chương trình đại học của mình. Thu Minh được sự dìu dắt của đồng nghiệp ông Thức, với tính cách luôn học hỏi không ngừng, cô sớm có một công việc ổn định tại bệnh viện đa khoa Minh Tâm. Thu Nguyệt thì tính chất nghề nghiệp khiến cô cũng trở nên lông bông, lận đận. Bao nhiêu kịch bản viết ra, cô gửi đi nhiều nơi nhưng cứ bị bắt chỉnh sửa cái này, cái nọ, nội dung kịch bản cứ bị chê là thiếu tính thực tế. Những năm đầu tiên, Thu Nguyệt còn hồ hởi, dần dần, cô cũng bắt đầu nản, muốn buông xuôi tìm một nghề nào đó bình thường để sinh sống. Nhưng rồi ngọn lửa đam mê cứ thôi thúc cô phải cố gắng.

– Rầm!

Thu Nguyệt té lăn xuống đường, đau điếng, đầu xoay vòng vòng.

– Tôi xin lỗi cô, cô không sao chứ? Một người đàn ông trung niên đỡ Nguyệt đứng dậy, vẻ mặt lo lắng, hối lỗi.

– Sao trăng gì, đi đâu mà mắt nhắm, mắt mở vậy, cha nội? Đau chết được! Nguyệt quạu.

– Xin lỗi cô, tại tôi cũng đang có việc gấp, nên không cẩn thận va vào cô.

Nguyệt đảo mắt nhìn, tay phủi nhanh quần áo, thấy anh thanh niên có vẻ thật thà, ăn mặc chỉnh tề. Cô xua tay cho anh thanh niên đi.

Chàng thanh niên 30 tuổi đó là Đình Khương, bạn học cùng khóa với Thu Minh. Gia đình Khương nghèo, ba mất sớm, một mình mẹ anh (bà Thu) phải gồng gánh thay chồng nuôi con. Khương là con trai út, có một người chị (Tuệ Anh) bị tật ở chân do bị bại não bẩm sinh mà sinh thiếu tháng. Bà Thu có hai người con nhưng xem như chỉ kỳ vọng mỗi mình Khương. Khương rất thương mẹ và chị, hiểu được tầm quan trọng của mình trong gia đình nên Khương luôn cố gắng học thật giỏi để có trở thành bác sĩ lo cho mẹ và chị có cuộc sống tốt hơn. Khương làm đủ thứ nghề để trang trải cuộc sống và lo cho việc học. Sau khi ra trường, anh cũng công tác tại bệnh viện đa khoa Minh Tâm.

Với vẻ ngoài điển trai phúc hậu, Khương đã “đốn tim” không biết bao nhiêu cô gái từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng anh luôn mặc cảm và sống an phận nên không dám nghĩ tới chuyện tình yêu. Gia cảnh nghèo khó, chị gái lại bệnh tật nên anh muốn toàn tâm toàn ý lo cho mẹ và chị, Khương chưa một lần dám nghĩ sẽ có một cô gái nào sẽ cùng anh san sẻ gánh nặng này. Cũng là một người xuất thân trong hoàn cảnh không được may mắn, nên Khương rất thông cảm cho những mảnh đời bất hạnh, anh là chàng trai tình cảm, nhẹ nhàng, kiên nhẫn.

Bệnh viện Minh Tâm.

Khương chạy nhanh như ma đuổi, đến nỗi va vào người của Thu Minh mà anh cũng không hay.

– Ủa? Anh Khương! Anh đi đâu đây?

Với nụ cười hiền, tỏa nắng như ngày nào, Khương vui mừng khi gặp lại người bạn học sau 2 năm không gặp kể từ khi tốt nghiệp.

– Thu Minh! Thu Minh phải không? Em công tác ở đây hả?

– Dạ.

Cả hai tay bắt mặt mừng.

– Còn anh, anh đi đâu đây? Thu Minh nhanh nhảu.

– Anh cũng nhận công tác ở đây nè. Không ngờ chúng ta lại là đồng nghiệp của nhau, em hả? Khương vui vẻ.

Thu Minh thương thầm Khương đã lâu. Là người tinh tế, Khương cũng thoáng nhận ra điều đó, nhưng anh luôn mặc cảm với gia cảnh và cũng không phải là tuýp đàn ông tự tin để tin rằng người phụ nữ nào đó có thể thương mình. Là người đàn ông sống tình cảm, có lẽ anh hơi ích kỷ và đòi hỏi khi muốn người phụ nữ của mình cũng phải biết cảm thông và thương luôn cả gia đình của anh. Anh biết đó là sự đòi hỏi khó tìm nên dù con tim đã bao lần thổn thức với những cô gái khác nhưng rồi anh im lặng, cất giấu trong lòng để nhìn những cô gái đi qua đời anh “lên xe hoa”.

Với cô gái dịu dàng như Thu Minh, cũng dạt dào tình cảm không kém gì Khương. Cô tin rằng có thể là một người bạn đời tốt, nhiều lần cô mơ ước sẽ sánh bước cùng Khương trong ngày cưới khi xem những bộ phim có cái kết có hậu. Thu Minh sẽ cùng Khương chăm sóc cho Tuệ Anh và bà Thu, rồi sinh cho anh một đàn con trai, gái đủ hết. Mơ tưởng nhiều vậy thôi, chứ là con gái làm sao Minh có thể nói hết với Khương? Trong những năm bên giảng đường đại học, Thu Minh và Khương giống như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài ngày xưa. Hai người trao đổi bài vở, động viên nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thực hiện ước mơ làm những “Thiên thần áo trắng” giúp cho mọi người vượt qua bệnh tật. Nhờ có Khương, Thu Minh càng thấy yêu hơn màu áo của bác sĩ, cô thầm cảm ơn ba mình đã ép cô thi vào ngành y để cô có thể gặp “hoàng tử” của lòng mình. Cả Tuệ Anh và bà Thu cũng rất cảm mến Thu Minh, bởi vẻ mặt hiền dịu, phúc hậu, luôn biết làm vừa lòng bà, nhẹ nhàng từ tốn với Tuệ Anh (điều mà bà Thu luôn mong mỏi ở con dâu tương lai).

Khương hiểu hết mọi việc làm của Thu Minh dành cho mình. Anh không thể đáp lại tình cảm của cô thì những ân cần cô dành cho chị và mẹ càng làm cho anh đau đầu và khó xử. Hơn nữa, anh chỉ xem Thu Minh như một người bạn thân, kiểu “trên tình bạn, dưới tình yêu”.

Khương đang xem lại bệnh án ở nhà trên, dáng người mẹ anh lom khom từ nhà sau bước lên, giọng nói nhẹ nhàng, phúc hậu:

– Đang làm việc hả con?

Khương đứng dậy, kéo chiếc ghế đẩu được đóng bằng cây, màu ghế cũ kỹ nhưng còn rất chắc chắn.

– Dạ. Con chỉ xem lại bệnh án của bệnh nhân một chút thôi mẹ. Sao mẹ không đi nghỉ sớm. Thức khuya không tốt cho sức khỏe đâu mẹ.

Bà Thu dịu dàng:

– Mẹ không sao, con đừng lo. Bây giờ, điều mẹ trăn trở là hai chị em con. Một đứa thì bệnh tật, một đứa thì chưa chịu lập gia đình. Mẹ làm sao mà yên tâm để đi theo ba con chứ.

Khương cúi người thấp xuống ngồi bên gối mẹ, từ tốn:

– Con hiểu lòng mẹ. Nhưng mà mẹ à, con còn có chị hai mà, ngoài mẹ ra, con phải lo cho chị thật chu toàn. Làm sao con dám nghĩ tới hạnh phúc của riêng mình, liệu có người phụ nữ nào chịu hi sinh vì con? Và con cũng không cho phép mình ích kỷ, trói buộc họ vào bổn phận của mình đâu mẹ.

Bà Thu rơm rớm nước mắt, xoa đầu con trai như lúc anh còn nhỏ dại:

– Cảm ơn con vì con là con trai của mẹ. Mẹ và chị hai con thật hạnh phúc khi có con bên cạnh. Nhưng con phải hứa với mẹ, dù thương chị, thương mẹ, con cũng không được buông lơi hạnh phúc của bản thân. Mẹ tin với trái tim nhân hậu của con, con sẽ tìm được một nửa của mình giống như lòng con mong ước.

Khương tựa đầu vào ngực mẹ, không nói lời nào nhưng anh thấy thật ấm áp.

Mỗi ngày Thu Minh đều đem theo 2 phần cơm do tự tay mình nấu để dành đến trưa ăn cùng với Khương. Kể từ ngày “hoàng tử” của cô về bệnh viện Minh Tâm công tác, cô nhất quyết không cho bà Thanh đụng tay vào. Thấy con gái út khác với bản tính “tiểu thư” vốn có, bà Thanh cũng rất mừng, với sự tinh tế của một người mẹ, bà nghĩ con mình đã yêu, lòng cũng mừng thầm và mong con gặp người tử tế. Rồi bà lại thở dài khi nghĩ về Thu Nguyệt – đứa con gái lớn. Bà Thanh thuộc tuýp người mẹ hiện đại, bà luôn tôn trọng và ủng hộ những quyết định của con, kể cả khi ông Thức, chồng bà phản đối chuyện Thu Nguyệt thi vào trường nghệ thuật. Bây giờ Thu Nguyệt vẫn còn lông bông, làm bà cũng chột dạ, không biết quyết định ủng hộ con ngày xưa của mình là đúng hay sai nữa.

Đang suy nghĩ mong lung, bà nghe tiếng gọi từ phía sau:

– Mẹ ơi, con yêu mẹ.

Thu Nguyệt ôm cổ mẹ từ phía sau, giọng nói đầy tình cảm, pha chút nũng nịu.

Bà Thanh cũng nhẹ nhàng không kém, ghì chặt hai tay của Thu Nguyệt, âu yếm:

– Ghê quá, con làm mẹ “nổi hết da gà”. Cô biết cô lớn rồi không, sắp có chồng đến nơi mà vẫn còn ôm mẹ là sao?

– Hứ! Chế Lan Viên đã từng nói: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ”. Mẹ không nghe sao? Ai dám cười con nè.

Bà Thanh vỗ vỗ nhẹ lên má con gái, nựng nịu.

– Haiz! Em con thì mẹ yên tâm phần nào. Còn con, mẹ hơi lo. Phải chi…

– Mẹ tính nói: “Phải chi con kế nghiệp ba, phải không”? Nguyệt buồn bã.

Bà Thanh, an ủi:

– Ừ, thì mẹ thấy con đêm nào cũng cặm cụi viết kịch bản tới sáng, mà ít có hãng phim nào chịu ký hợp đồng. Gia đình mình thì không có mối quan hệ ở lĩnh vực này nên không giúp gì con được. Mẹ lo.

Lời nói ấm áp của mẹ xua tan sự chênh vênh trong lòng Thu Nguyệt, khi mà con đường cô chọn còn nhiều thử thách.

Nguyệt tiếp tục “chiến đấu”. Cô chạy xe máy tà tà qua con đường quen thuộc. Trời trong, nắng nhẹ, thoang thoảng mùi hoa sứ toả ra ở hai bên đường.

– Hey! Hôm nay, trời trong quá! Thành phố Hồ Chí Minh giống Đà Lạt quá! Nguyệt vừa chạy xe, vừa thì thầm một mình, tâm trạng phấn khởi hơn.

Mùi thơm của tàu hũ nấu nước đường, ăn kèm với nước cốt dừa, vài lát gừng ngon hết sẩy! Thu Nguyệt chạy chậm, lần theo một người phụ nữ, trạc tuổi mẹ nhưng nước da ngâm đen, bàn tay thô ráp, nứt nẻ, tóc hoa râm, nhìn già hơn mẹ cô nhiều, trên vai quẵng đôi quang gánh tàu hũ. Đó là bà Thu (mẹ Khương). Sau khi ra trường, là một bác sĩ, Khương đã nhiều lần bảo mẹ không nên đi bán nữa. Với bản chất không thích làm gánh nặng của con, ở nhà thì buồn nên một tuần bà Thu chỉ bán vài ngày cho đỡ nhớ nghề. Khương đành chiều theo ý mẹ.

– Cô, cô ơi! Cho con chén tàu hũ, ạ.

– Có ngay, cô chờ chút nha. Bà Thu hạ từ từ chiếc quang gánh xuống vệ đường, mở nắp nồi tàu hũ, nước dừa, gừng, nước đường, dậy lên mùi thơm lừng, làm Nguyệt thòm thèm. Cô ăn mấy chén liền, vừa ăn, cô vừa bắt chuyện với mẹ Khương:

– Tàu hũ ngon quá, cô! Con đoán cô chắc cũng lớn tuổi. Sao cô không nghỉ ngơi mà bán buôn chi cho cực.

Bà Thu ân cần kể cho Nguyệt nghe hoàn cảnh. Không hiểu sao bà cũng có cảm giác gần gũi với Nguyệt như với Thu Minh ngay lần đầu gặp mặt.

Thu Nguyệt lắng nghe chân thành và hiểu chuyện.

Tiếng Khương từ xa vọng lại:

– Mẹ, mẹ!

Bà Thu vén chiếc khăn rằn, chậm mồ hôi cho con trai:

– Gì vậy con? Lớn đầu mà như con nít.

– Dạ không có gì, con nhớ mẹ, con gọi.

– Cha mày! Sắp có vợ rồi nghen con.

Khương quay sang thấy Nguyệt đứng cạnh mẹ anh. Thoáng chút bất ngờ, Khương từ tốn:

– Chào cô. Thật bất ngờ khi gặp cô ở đây.

Thu Nguyệt hơi ngượng ngùng vì hôm trước, cô sổ sàng với Khương:

– À… Chào…

Khương kể lại chuyện va vào Nguyệt hôm trước cho mẹ nghe. Biết Nguyệt còn ngại vụ “đụng độ” hôm trước, Khương xuề xoà:

– Hôm đó tôi gấp quá! Xin lỗi cô.

– Tôi cũng quá đáng với anh mà. Nguyệt cúi đầu, bẽn lẽn.

Khương thấy rõ mặt Nguyệt ửng hồng, trên làn da trắng, trông cô thật đáng yêu, khác hẳn vẻ “anh hùng” của cô trong ngày đầu “diện kiến”.

Nguyệt cùng Khương phụ mẹ anh dọn dẹp. Khương quải đôi quang gánh lên vai, trông anh càng giản dị. Nguyệt chở bà Thu về bằng chếc Vespa màu trắng. Cô diện chiếc đầm trắng, cài băng đô trắng, tóc xoã dài rất nữ tính. Khương quải gánh theo sau, anh cứ len lén nhìn Nguyệt, một chút xao xuyến trổi lên trong lòng Khương. Anh cười, lắc đầu, kiểu như “nhìn cũng được chứ không đến nỗi”.

Nay bà Thu bán gần nhà, chừng 2 cây số. Chừng 5 phút, Nguyệt đã chở mẹ Khương về nhà. Đó là ngôi nhà mái ngói cũ kỹ, tường vôi trắng, nền gạch xi măng, được dọn dẹp sạch sẽ. Trong nhà, cũng chẳng có gì quý giá, chỉ có vài chiếc tủ đựng đồ đạc cần thiết, căn bếp nhỏ, một phòng lớn được ngăn ra bằng tấm băng đô: một phần để cái bàn gỗ dài, vài chiếc ghế dựa. Ở góc tường, có giá sách mà Nguyệt đoán là phòng làm việc của Khương. Phân nửa căn phòng còn lại là chiếc giường, lót chiếu được sắp xếp gọn gàng.

Một cô gái gương mặt khá xinh, tóc uốn xoăn, kẹp gọn gàng. Đó là Tuệ Anh – chị gái Đình Khương. Thu Nguyệt thoáng chút ngỡ ngàng và thương cảm khi thấy Tuệ Anh di chuyển bằng xe khung ra đón mẹ và em trai:

– Mẹ về rồi, con có làm món mực xào dưới bếp, chờ mẹ với em về ăn cơm đó.

– Ái cha! Chị hai tui đảm đang vậy ta, chắc nhiều anh muốn làm anh rể em lắm á. Khương cười.

Đang hào hứng, khoé mắt Tuệ Anh rơm rớm. Bà Thu ôm con vào lòng, ánh mắt đăm chiêu.

Khương thấy thương chị vô cùng. Dù lời nói đùa nhưng anh cảm thấy mình vô tâm.

– À, bác xin lỗi, ngồi đi con. Bà Thu sực nhớ có Nguyệt đế chơi nhà.

– Dạ, bác. Nguyệt mỉm cười, khoé mắt ươn ướt.

– Chị hai, đây là Nguyệt, bạn em. Khương nói.

– Ừ. Chị là Tuệ Anh. Chào em, em xinh quá! Tuệ Anh cởi mở .

Nguyệt bẽn lẽn:

– Dạ em cảm ơn chị. Chị cũng xinh lắm ạ.

Nguyệt ở lại dùng cơm với gia đình Khương. Không khí gia đình rộn rã hơn hẳn.

Nhà Nguyệt  – căn nhà cao tầng, sang trọng, các phòng trong nhà được sắp xếp gọn gàng, không gian rộng rãi. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc sân vườn, khuôn viên vườn rợp bóng mát bóng cây xanh; sân thượng treo mấy vò hoa phong lan, dây hoa xoã dài xuống đất. Còn có một ngôi nhà mái chóp lá (kiểu nhà rơm của Đà Lạt).

Đang thẩn thờ nghĩ về gia đình Đình Khương. Thu Nguyệt nghe tiếng Thu Minh, lí lắc từ phía sau:

– Hù! Chị hai! Đang nghĩ tới anh nào mà thẩn thờ. Khai mau!

Nguyệt ghì cánh tay em, xoay người đối diện Thu Minh:

– Haiz! Chị có thẩn thờ ai đâu. Chị thấy cuộc sống còn nhiều người khổ quá. Một bác sĩ ăn mặc chỉnh chu, lúc nào cũng dành cho mọi người nụ cười ấm áp. Mấy ai biết anh ấy cũng đang chật vật cơm, áo?

Thu Minh lườm mắt:

– Rồi, “Hồn lỡ sa vào mắt anh” rồi nè. Hihi.

– Vô duyên, mày. Nguyệt cười, kí yêu đầu em.

– Hôm nay em thấy chị lạ quá, có gì nói út nghe, út giải quyết cho. Minh hóm hỉnh.

Nguyệt choàng vai em, ngó lên bầu trời đêm, ánh trăng rằm, tròn vành vạch. Từ ban công nhìn xuống đường phố, xe cộ tấp nập, dòng người ngược xuôi. Lâu lâu, có tiếng rao văng vẳng: “Ai ve chai, mủ bể bán không, ai chè đậu xanh nước dừa đường cát, không,…”? Nguyệt chậm rãi:

– Út biết không, trưa nay chị rảo xe, tìm ý tưởng cho kịch bản. Tình cờ chị gặp một bác lớn tuổi với gánh tàu hũ trên vai, dáng bác lom khom, thân hình gầy guộc. Con trai bác là bác sĩ, cô con gái thì xinh đẹp mà bị tật, em à.

Minh hoàn toàn không nghĩ là Nguyệt đang nói về gia đình Khương, cô gật gù:

– Con trai là bác sĩ sao lại để mẹ vất vả? Hai có thấy lạ không, hai ?

Nguyệt ôn tồn:

– Mới đầu chị cũng nghĩ như em vậy, nhưng sau khi chở bác ấy về nhà, chứng kiến tình yêu thương gia đình của họ, chị đã thay đổi suy nghĩ. Nguyệt nói.

Nghe xong câu chuyện của chị, tới lượt mình, Minh ngập ngừng:

– Em có chuyện này, kể hai nghe. Hai làm “quân sư” cho em nha. Minh cười, bẽn lẽn.

Nguyệt lườm yêu, “dò xét”:

– Gì?

– Em thích một đồng nghiệp, anh sống với mẹ và chị gái, ba ảnh mất sớm,… Minh nói.

Thu Minh say sưa với câu chuyện “hoàng tử và công chúa” của mình.

– Chuyện là vậy đó chị. Em cảm phục tấm lòng hiếu thảo và tình thương ảnh dành cho chị gái. Em yêu ảnh, em nghĩ ảnh cũng biết. Nhưng trách nhiệm trên vai ảnh quá lớn nên ảnh chưa sẵn sàng đón nhận tình cảm khác.

– Chị hiểu lòng em. Theo chị, em cần thêm thời gian để xác định và kiểm chứng tình cảm của cả hai. Chị thấy, anh chàng đó chỉ xem em như em gái. Vì theo em nói thì tình cảm chỉ xuất phát từ em. Em nên phân biệt rõ giữa tình yêu và sự ngưỡng mộ. Nguyệt phân tích.

Sáng thứ bảy, bầu trời trong vắt, phía chân trời mây trôi lãng đãng, mát mẻ, gió se lạnh, hơi hướng của mùa thu đang về…

Thu Minh trong cơn ngáy ngủ, chuông điện thoại reo lớn. Cô giật mình:

– A lô, Thu Minh hả? Có ca cấp cứu, em đến ngay nha! Giọng Khương khẩn trương.

Thu Minh mở to mắt, lật đật chạy vào toillet, thay quần áo, bỏ quên luôn hai phần cơm cô đã chuẩn bị cho mình và Khương.

Làm bác sĩ giống như là chiến sĩ, làm bạn với vi trùng là thường xuyên. Bác sĩ mùa covid cái chết càng cận kề.

Một bệnh nhân nằm trên băng ca, đeo mặt nạ thở, giọng Khương gấp gáp nhưng nhẹ nhàng:

– Thở đi chị. Đúng rồi!

Thu Minh bước vào, động viên bệnh nhân:

– Đúng rồi, đúng rồi. Cứ vậy nha, từ từ thôi, chúng tôi đang hỗ trợ chị.

Bệnh nhân tạm ổn, được đưa vào phòng theo dõi.

Kéo khẩu trang xuống cằm, Thu Minh hớp ngụm nước suối lạnh Khương trao sau những phút căng thẳng.

– Em xin lỗi, sáng nay em đến trễ. Minh bẽn lẽn.

– Hì, có gì đâu. Biết em ngủ quên nên anh điện thoại nhắc rồi đó. Khương hóm hỉnh, nụ cười toả nắng như đốt cháy tim Minh.

– Reng! Chuông báo giờ nghỉ trưa.

– Thôi, anh đi ăn đây, em có muốn đi chung không? Khương cười, hóm hỉnh.

Thu Minh hí hửng:

– Em có làm cơm đem theo, anh cũng có phần.

– Sao? Anh cũng có phước vậy hả? Để xem tay nghề nấu nướng của em ra sao.

– Chờ em nha.

Minh đi một đoạn, chợt nhớ, cô gãi đầu:

– Chết! Sáng vội quá, mình bỏ quên ở nhà. Làm sao giờ, ta?

Cô gọi điện nhờ chị mang tới, đang tra số thì Nguyệt từ ngoài cổng bệnh viện đi vào, gặp em:

– Thu Minh, Thu Minh! Của em nè. Tay Nguyệt xách hai phần cơm.

– Cảm ơn chị hai. Minh vui vẻ.

Minh hí hửng tính giới thiệu “bạch mã hoàng tử” với chị mà Khương đi đâu mất.

Bóng Nguyệt vừa khuất xa cổng bệnh viện thì Khương tiến lại băng đá, có Thu Minh chờ sẵn.

Minh hờn dỗi:

– Cơm của anh!

Khương ngạc nhiên, không biết mình đã làm gì “đắt tội”:

– Em sao vậy, 5 phút trước mình còn vui vẻ mà?

– Em đã nói anh chờ em mà. Chị hai em tới, em tính giới thiệu anh với chị ấy. Vì…vì…vì… anh là người em ngưỡng mộ. Thu Minh thẹn thùng.

Nhìn cử chỉ e thẹn, ấp úng của Minh, Khương hiểu cô luôn dành cho anh một tình cảm hơn mức bình thường. Anh cố tình “lái” qua chuyện khác vì anh chỉ xem Thu Minh là em gái. Thu Minh xinh đẹp, nhân hậu nhưng lại quá trong sáng, luôn nhìn đời bằng “thế giới màu hồng”. Làm sao cô có thể cùng anh chia sẻ gánh nặng gia đình?

Thu Minh và Đình Khương đều có xuất tu nghiệp tại Mỹ hai năm sau đó. Nhân cơ hội này, Minh đành “làm nàng Kiều, vượt rào” theo lời chị gái. Minh lấy hết can đảm để bày tỏ tình cảm của mình với Khương, bằng dòng tin: “Em thích anh. Mình bắt đầu mối quan hệ mới được không”? Đáp lại là “Anh xin lỗi em, anh nghĩ mình cứ như bây giờ sẽ tốt hơn. Thương em gái của anh”. Lời Khương vẫn nhẹ nhàng, ấm áp mà Minh nghe tâm hồn chới với, hụt hẫng vô cùng! Nước măt lăn nhè nhẹ trên má.

Khương từ chối chuyến tu nghiệp vì còn gia đình. Thu Minh lên đường với hi vọng sẽ tiếp cận được với nền y học hiện đại và quên đi mối tình đầu.

Âu cũng là duyên phận. Thu Nguyệt và Khương gặp nhau nhiều hơn trong những chuyến thiện nguyện ở các trại trẻ mồ côi, người già neo đơn, người khuyết tật, cũng có lần Nguyệt giới thiệu đoàn phim vào quay ở bệnh viện Minh Tâm.

***

– Anh bắt được em rồi nè. Khương âu yếm, vòng tay ôm, hôn lên má Nguyệt khi hai người dạo chơi ở một vùng ngoại ô.

Nguyệt ghì chặt vòng tay Khương, mỉm cười:

– Xí! Chuyện dễ òm mà anh làm như hái được sao trên trời á.

– Ừ thì có được em là một điều vĩ diệu, còn gì. Khương trìu mến.

Họ đối mặt nhau, tay Khương len nhẹ vào cổ, ẩn sau mớ tóc dày, mượt, thoảng hương bồ kết. Nhịp đập của hai trái tim vẫn nhịp nhàng nhưng dường như nhanh hơn. Hai đôi môi từ từ khoá chặt vào nhau.

– Anh yêu em.

Và nụ hôn ngày một gấp gáp hơn trong từng hơi thở. Nguyệt cũng đê mê, “đáp trả” không kém. Đến khi Khương không làm chủ đươc tình cảm của mình, tay anh bắt đầu di chuyển đến những vùng nhạy cảm trên cơ thể Thu Nguyệt. Bỗng Khương giật mình, ngại ngùng:

– À… anh… anh xin lỗi. Lẽ ra anh không nên sổ sàng.

Nguyệt hơi bất ngờ, với người khác chắc là cô sẽ đá vài phát nhưng không hiểu sao, với Khương thì cô lại “ngoan” như vậy. Cô yêu anh thật rồi! Nguyệt mỉm cười:

Á há, tưởng anh quá đà rồi, ai dè cũng biết “thắng” lại ha.

Khương gãi đầu, chống chế:

– Thì tại em đẹp quá làm chi, cướp hồn người ta hà.

 

Cả hai lại mặt đối mặt, trao nhau ánh mắt dịu dàng. Khương hôn lên trán Nguyệt rồi ôm nàng vào lòng. Họ cùng nhau cảm nhận niềm hạnh phúc khi tình yêu lên tiếng.

Chợt Nguyệt đăm chiêu, gợn buồn:

– Anh à, em yêu anh nhưng em không sao thoát khỏi cảm giác như mình là người chen vào giữa anh và em gái em.

Khương đến gần Nguyệt hơn, thoáng chút trầm tư, anh ngồi xuống ghế đá, tay vuốt tóc Nguyệt:

– Haiz! Em đừng nói vậy, tình yêu là sự rung động của trái tim. Anh chỉ xem Thu Minh như em gái thì có em hay không cũng vậy thôi. Em không nên áy náy. Thu Minh sẽ hiểu và chúc phúc cho chúng ta, em hãy yên tâm.

– Dạ anh. Nguyệt tựa đầu vào vòng tay Khương.

Qua Mỹ, Thu Minh chuyên tâm vào công việc, dần quên chuyện tình yêu ngộ nhận và đặt nhiều mục tiêu cho cuộc sống hiện tại. Cô vẫn giữ được tình bạn với Khương. Cô cũng rất vui khi gọi Khương bằng anh rể. Một năm sau, Thu Minh cũng tìm được tình yêu đích thực. Vợ chồng cô quyết định hồi hương và tiếp tục cống hiến cho ngành y.

Còn Thu Nguyệt đã “tay bồng, tay bế” hai đứa và còn đang mang bầu song sinh lần 2.

***

– Ái da, tụi con vô ăn cơm nè, đừng chạy nữa, mẹ thua tụi con rồi. Quậy quá xá! Nguyệt mắng yêu một bé trai (Bin), một bé gái (Na).

Khương đi từ xa đã nghe tiếng vợ, hai đứa bé chạy lại ôm Khương:

– Á, ba!

Khương hôn con:

– Hai đứa quậy mẹ dữ lắm hả, đi từ xa ba đã nghe mẹ hét rồi.

– Anh này, nói quá! Nguyệt cười.

Khương vuốt tóc vợ, anh vẫn giữ cách thể hiện tình cảm này với cô từ lúc mới yêu cho đến giờ. Nguyệt thấy hơi “sến” nhưng cô lại khoái. Biết “tổng” nên Khương cứ thế mà phát huy. Nhờ vậy mà tình cảm vợ chồng anh ngày thêm sâu đậm.

– Ba về, cháu của bà mừng dữ à ha. Mẹ Khương cười.

– Dạ mẹ, mẹ coi, sáng giờ con thở không ra hơi, cái gì cũng “mẹ, mẹ” mà ba nó vừa về là nó “trở mặt” liền. Nguyệt méc mẹ chồng.

Bà Thu trìu mến, nhìn con dâu:

– Được rồi, để mẹ bảo cha con nó đấm bóp cho con nghen.

Buông hai con ra, Khương đến gần mẹ và vợ, xoa lưng cho họ, ánh mắt chan chứa tình thương yêu và anh cũng không quên dành cho chị gái những câu xã giao thân thiện.

Cả nhà quây quần bên mâm cơm chiều thì ba mẹ vợ Khương đến, cùng với sự có mặt bất ngờ của vợ chồng Thu Minh.

– Em về lúc nào? Sao không báo chị? Chị nhớ em lắm! Nguyệt ôm chầm em gái, xúc động.

Thu Minh cũng “mít ướt” không kém, cô ôm chị vỗ về:

– Em biết mà, em muốn dành cho anh chị một sự bất ngờ nên kêu ba mẹ giấu chị luôn. Hì.

Khương vui vẻ, tiếp lời:

– Còn đây là…?

– À! Khang, ông xã em đó anh hai. Ảnh cũng là bác sĩ. Minh giới thiệu.

– Chào cậu. Rất vui vì mình là anh em cột chèo, là đồng nghiệp, lại có cũng chữ “KH” trong tên của mình. Khương dí dỏm.

Khang từ tốn:

– Dạ em chào anh hai và cả nhà.

Khang trìu mến, nhìn hai đứa con Khương:

– Con tên gì?

– Dạ Bin.

– Dạ Na.

– Giỏi quá! Khang khen hai đứa trẻ.

Rồi anh hơi lặng người trong không khí vui vẻ của gia đình. Cũng như Khương, Khang là người đàn ông yêu chiều vợ hết mực, Khang chấp nhận luôn chuyện Thu Minh chưa dành cho mình một tình yêu trọn vẹn. Thu Minh đến với Khang vì ơn nghĩa khi cô bị tai nạn, Khang đã hết lòng chăm sóc. Có thể Minh đến với Khang qua hình bóng của Đình Khương.

Thu Minh đã hai lần mang thai nhưng đều không giữ được do di chứng cắt bỏ ruột thừa lúc 18 tuổi, làm tử cung cô bị lệch,thai nhi không cố định được chắc chắn nên sẩy. Sức khoẻ Minh yếu hơn sau mỗi lần sẩy thai, sức ép lớn về tinh thần khiến bệnh của Minh không thể can thiệp bằng phẫu thuật. Khang là con một, trách nhiệm sanh cháu càng thêm nặng. Minh từng đưa đơn ly hôn nhưng Khang phản đối quyết liệt.

Nhìn khung cảnh đầm ấm của Khương – Nguyệt mà vợ chồng Khang thêm buồn. Là “đôi vợ chồng vàng” trong ứng xử, vợ chồng Khương cùng nhau động viên, dò tìm bác sĩ, các bài thuốc nam từ quê nhà, giúp Minh bồi bổ. Tinh thần Thu Minh dần lạc quan, kết hợp điều trị tây – đông y.

– Ụa, oẹ, ụa,…

Thu Minh chạy vào toillet. Cả nhà nhìn nhau.

Nguyệt gắp cá nướng ăn ngon lành, rồi chợt nhớ ra điều gì:

– A ha, có kết quả rồi!

– Gì, em nói gì, bà xã? Khương ngạc nhiên.

– Không chừng gia đình dì ba có cu tí đó anh.

Mắt Khang sáng lên, chạy theo vợ.

Que thử hai vạch. Ôi! Khang ôm vợ xoay vòng vòng. Minh càng cẩn thận trong việc dưỡng thai. Khang nuông chiều vợ hết mực, Khương chọc:

– Dượng ba cướp mất danh hiệu “ông chồng Quốc dân” của tui rồi.

Cả nhà phá lên cười.

– Á, á, ui da…

Nguyệt trằn bụng, la oai oải.

Khương lo lắng:

– Em sao vậy, có phải sắp sinh không?

Nguyệt đau mà vẫn cãi:

– Dự sinh là noel mà, nay mới 22/12 à. Em muốn con mình sinh vào đúng noen cho… vui. Em hổng đẻ hôm nay đâu nha. Ui da….

– Trời ạ, anh sợ em luôn. Sinh con mà em hẹn, Khương nhanh tay xách túi đồ, rồi bế vợ lên xe của Khang đến ngay bệnh viện.

Đứng trước phòng chờ sinh, Khương hồi hộp, hai bàn tay cứ đan vào nhau, đặt lên cằm. Đây không phải lần đầu tiên anh được làm ba nhưng cứ mỗi lần đưa vợ đi sinh, nghe tiếng vợ đau đẻ là Khương thương vợ đến xé lòng. Anh nghĩ: “Mình đừng ‘ham vui’ thì Nguyệt đâu phải chịu đau đớn thế kia”. Anh tự hứa sẽ thương vợ nhiều hơn, sẽ nuông chiều cô ấy, ủng hộ cô ấy theo đuổi ước mơ là nữ biên kịch danh tiếng. Dù là người đàn ông tình cảm nhưng Khương không thích công việc biên kịch của vợ vì anh cho rằng đó là công việc của trí tưởng tượng, thiếu thực tế. Không thích nhưng anh vẫn tôn trọng, chỉ là hai vợ chồng ít bàn tới.

– Oa… oa… oa!

Khương đứng dậy, cười tủm tỉm:

– Sinh rồi! Con tạ ơn trời phật đã phù hộ cho vợ con!

Khang cũng cảm kích trước hành động của Khương.

– Em chúc mừng anh chị! Khang nói.

– Cám ơn dượng đã giúp đỡ. Khương vui vẻ.

Khương phụ y tá đẩy vợ về phòng.

– Cám ơn bà xã, Khương hôn lên trán vợ, còn hằn vẻ mệt mỏi sau khi “vượt cạn”.

Nguyệt nũng nịu mà quên cả sự có mặt của em rể:

– Hứ! Mất đền anh đó! Em vất vả vậy mà anh có thương em đâu, anh chưa bao giờ thật sự ủng hộ đam mê của em.

Khương hơi “đứng hình”: ” Sao mà vợ nói đúng ‘tim đen’ mình vậy ta”? Khương vỗ về:

– Thôi nào! Anh xin lỗi, anh hứa từ nay con chó chạy ngang mà em nói nó là mèo thì anh cũng chịu. Anh sẽ lắng nghe em, ủng hộ em nhiều hơn nữa. Thương bà xã.

– “Ghét” anh. Nguyệt mỉm cười, khoái chí.

Thời gian sau, con gái của vợ chồng Thu Minh chào đời, nhỏ ký nhưng vẫn phát triển bình thường. Cô đặt tên cho con là Thiên Duyên. Bé Thiên Duyên chào đời làm cho tình cảm vợ chồng Thu Minh ngày thêm gắn bó. Thu Minh hiểu ra, không phải cứ chọn người mình yêu rồi kết hôn mới hạnh phúc, mà đôi khi chọn người yêu mình, bao dung với mình cũng là một may mắn, là thiện duyên của mình từ kiếp trước.

Đang xuôi theo dòng suy nghĩ miên man, tiếng chồng cô từ phía sau:

– Mẹ ơi, mẹ đang nghĩ gì đó?

Minh xoay người về phía chồng, nựng má con gái:

– Thì mẹ đang nghĩ tới ba đó. Cô nhìn chồng, trìu mến.

Bao năm là vợ chồng, Minh vẫn dịu dàng như vậy nhưng lần này, Khang đã cảm nhận được một tình yêu trọn vẹn trong ánh mắt của vợ.

Phía dưới nhà, tiếng còi xe inh ỏi, thêm tiếng đám trẻ của gia đình Nguyệt làm không khí rộn ràng như Tết. Nguyệt sanh 4 đứa: 2 trai, 2 gái. Lũ trẻ gặp nhau cứ ríu ra, ríu rít. Chúng chạy chơi khắp sân, làm người lớn cũng vui lây….

– Tụi em được làm ba mẹ cũng nhờ anh chị hai giúp đỡ, động viên! Khang cảm kích còn Minh ôm chị gái, thay lời cảm ơn.

Thấy ai cũng sướt mướt, khách sáo, Khương nói:

– Mình là người nhà, giúp đỡ nhau là đương nhiên thôi.

Khang chợt nhớ, anh có quen một trung tâm dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật. Khang bàn với Khương đưa Tuệ Anh vào đó, học khoá Tin học văn phòng, giúp Tuệ Anh có thêm niềm vui.

Tuệ Anh rất vui khi tham gia và cũng hoàn thành tốt khoá học. Khang còn liên hệ giúp chị của Khương có một suất phẫu thuật kéo gân miễn phí, với sự phối hợp của các bác sĩ Việt Nam và Nhật Bản, xác suất thành công là khá cao. Thật ra, Khương cũng có thể liên hệ để giúp chị nhưng anh phải giữ ý với ba vợ. Ông Thức chẳng màng gì đến gia đình thông gia vì họ quá nghèo, chẳng xứng với gia đình ông, chỉ vì thương con, nể vợ và ông nhận thấy chàng rể hiền lành, có chí tự lập – “điểm vàng” duy nhất giúp Khương được làm chồng Nguyệt.

Có vẻ tình yêu của Khương – Nguyệt khá suôn sẻ trong mắt mọi người. Họ vẫn có những bất đồng không hồi kết về công việc của nhau. Dịch covid ngày càng bùng thêm, Khương phải làm việc nhiều hơn, anh cũng từng là F0. Nguyệt khóc như một đứa trẻ, may mắn là Khương phát hiện sớm, là bác sĩ nên anh có kinh nghiệm chuyên môn, được tiêm ngừa và cấp loại thuốc đặc trị nên bình an vượt qua, cả nhà Khương đều an toàn.

– Em à, anh biết em lo cho anh nhưng mà anh là bác sĩ, sao em bắt anh ở nhà được?

– Em không cần biết! Bao nhiêu năm qua, anh đã sống cho sở thích của mình đủ rồi!

– Sao? Sở thích của anh? Em coi công việc của anh là sở thích? Em hỏi ba và Thu Minh xem, họ có suy nghĩ giống em không?

Đình Khương nổi nóng.

Điện thoại Khương reo, đầu dây bên kia hối thúc.

Nguyệt tức giận, giật điện thoại của chồng, “bụp!” Điện thoại văng tứ tung.

Mắt Khương “nổ đom đóm”, đây là lần đầu Khương điên tiết với vợ.

– Em biết em mới làm gì không? Anh không tin vợ mình lại có thể hành xử “chợ búa” như vậy đó !

– Em… em xin lỗi vì em lo cho anh thôi.

Khương thở dài, thất vọng, kéo tay Nguyệt ra, đi nhanh vào bệnh viện.

Nguyệt thẫn thờ, nhìn qua cửa sổ phòng mình, cô thấy chồng rồ ga thật lớn, như không nhìn thấy mặt cô nữa. Cô không khóc mà đôi mắt đẫm lệ từ lúc nào.

Đêm nay, Khương trực ở bệnh viện. Khung cảnh vắng lặng. Trời vào đông, lạnh thật! Anh rít một hơi thật dài; sờ vào túi lấy điện thoại để gọi cho các con.

– Trời, mình lẩm cẩm mất rồi. Chiều “chiến đấu” dữ quá, “toang” rồi! Haiz!

Khương ngồi xuống bậc tam cấp bệnh viện, ngẫm nghĩ “không biết giờ này Nguyệt đang làm gì? Khóc, chắc luôn”! Khương yêu Nguyệt rất nhiều. Nguyệt bướng bỉnh, trẻ con nhưng tính tình nhân hậu, vì yêu chồng, cô đã phải hi sinh nhiều thứ: từ rào cản của gia đình cho đến những sở thích cá nhân. Khương hiểu, nên anh luôn nhẹ nhàng, nuông chiều cô. Đôi khi bà Thu tỏ ý không vui vì thấy con trai bị “lép vế”. Quan điểm của Khương là vợ chồng sống với nhau cả đời, có gì chưa hiểu nhau thì nhẹ nhàng giải thích. Còn “đàm phán” được thì hoà bình lặp lại không khó, miễn là cả hai vẫn còn nhiệt tình với đối phương. Cũng vì tính Khương luôn hiểu chuyện nên Nguyệt luôn bị khuất phục, chính xác hơn cô mới là người bị “lép vế” trước cách hành xử điềm đạm, ôn tồn của chồng, nhờ anh mà cô trở nên dịu dàng hơn, sống bao dung hơn.

Tan ca trực, Khương về nhà. Nhìn các con đang say ngủ, Khương hôn nhẹ lên trán con. Trở về phòng mình, Nguyệt ngồi ở bàn làm việc, gối đầu lên tay, thiếp đi, cặp mắt sưng thấy rõ. Máy tính vẫn mở, với dòng chữ: “Hôm nay là lần đầu tiên mình bị chồng la, vì mình dám đập điện thoại của anh. Anh ơi, em biết em sai rồi! Nhưng mà em hổng thích anh như chiều nay. Em khóc sưng mắt rồi nè! Anh ác ghê”!

Khương chạnh lòng, yêu cái nết trẻ con của vợ, anh bế cô qua giường, đắp mền. Nguyệt say ngủ, đôi mắt to tròn, hàng mi cong vút. Khương nhìn nàng như một thiên thần. Anh hôn lên môi Nguyêt:

– Ngốc quá! Anh làm sao giận em được.

Khương tắm rửa, trời còn sớm, anh ôm vợ và chợp mắt một chút.

Trời hừng sáng, Khương xuống bếp nấu phở. Nguyệt vẫn say ngủ, Khương vào tận giường, năn nỉ:

– Dậy đi bà xã, anh nấu phở cho em nè.

– Hứ! Không thèm! Nguyệt dỗi.

Khương vòng tay, ôm vợ từ phía sau:

– Ờ, hôm qua anh hơi nóng nhưng em cũng “hiền” ghê! “Tiêu” cái điện thoại của người ta.

Nguyệt xoay người, nhìn chồng: “Em xin lỗi, tại em lo quá nên…”

Khương ôm vợ vào lòng, vuốt tóc cô:

– Haiz! Anh hiểu, em thương anh nhưng đã là bác sĩ thì chuyện sống chết, mình không thể quyết định. Anh hứa, sẽ cẩn thận để có cơ hội chăm sóc em nhiều hơn.

Nguyệt ranh mãnh:

– 4 đứa rồi ,còn “chăm sóc” gì nữa?

– Á ha, vợ anh ghê ha. Khương ấn tay lên mũi Nguyệt, trìu mến.

Vợ chồng Khương đưa cả nhà đi chơi noel. Nguyệt nài nỉ mẹ và chị chồng: “Mẹ! Chị! Mình đi chơi đi mà, cả năm nay dịch hoài, nhà mình có đi chơi cùng nhau đâu”. Bà Thu ghẹo:

– Con không sợ “Cô Vy” nữa hả mà còn rủ mẹ với chị đi chơi với “cô Nguyệt”?

– Mẹ chọc con. Nguyệt bẽn lẽn.

Hai vợ chồng con đi chơi cho thoải mái. Mẹ già rồi cũng không thích đi đến những nơi ồn ào, con à. Tuệ Anh thì… vướng chân tụi con. Tuệ Anh gật đầu, đồng tình với bà Thu.

Khương đến gần chị, dịu dàng:

– Sao mẹ và chị nghĩ vậy? Tụi con luôn thương mẹ và chị. Thương rồi thì có gì mà vướng bận. Chị đi chơi với tụi em cho vui. Mình đi taxi, xếp theo chiếc “vepa” của chị là xong. Hì.

Nguyệt thì kiên nhẫn với mẹ chồng: “Mẹ không tham gia mấy trò chơi ‘trẻ trâu’ của tụi con thì theo con dạo qua Hội chợ, con mua tặng quà mẹ”.

– Mẹ sợ con luôn! Bướng à.

Tuệ Anh và bà Thu cảm động trước sự nhiệt tình của Nguyệt. Khương cũng thấy tự hào khi có được người vợ hiểu chuyện.

Sau khi kết hôn, Nguyệt bàn với chồng lấy tiền mừng, rồi cô sẽ bán thêm nữ trang để mua được căn nhà khang trang như hiện nay. Ban đầu, Khương không đồng ý vì sĩ diện đàn ông và vì thương vợ. Nguyệt mang thai lần đầu cũng là song sinh. Thấy dân số tăng vọt và lúc ấy Khương cũng dành dụm được chút ít. Khương mới mạnh dạn ủng hộ chuyện mua nhà mới. Từ ngày có chồng, Nguyệt càng khéo léo, hoà đồng hơn. Biết Tuệ Anh hay ngại ngùng mỗi lần cần giúp đỡ, mẹ chồng cô thì tuổi cao, rất khó để chị chồng tâm sự nên chỉ có Khương thôi, mà giờ cô lại “bắt cốc” anh mất rồi. Nghĩ về những điều đó, Thu Nguyệt luôn cùng chồng yêu thương Tuệ Anh nhiều hơn. Tuệ Anh cũng rất quý em dâu.

Tuệ Anh cũng có khiếu viết lách, Nguyệt thường xuyên hướng dẫn và góp ý để những câu chuyện, những nhân vật của Tuệ Anh thêm phong phú, cảm xúc của Tuệ Anh ngày thêm thăng hoa. Nguyệt đã giới thiệu Tuệ Anh với một vài tờ báo triển vọng. Với sự nỗ lực và tình thương của gia đình, Tuệ Anh đã dần khẳng định khả năng của mình như câu “Tàn nhưng không phế”.

Tuệ Anh vinh dự nhận giải khuyến khích “Nhà văn trẻ triển vọng”, tác phẩm “Gia đình”.

– Chị cảm ơn vợ chồng em. Giải khuyến khích thôi, mua hoa làm gì, tốn kém. Tuệ Anh cười.

– Không chỉ có hoa mà còn có quà. Em tặng chị. Hì. Nguyệt trao cho Tuệ Anh.

Tuệ Anh phớt nhẹ vào người vợ chồng Khương:

– Hai đứa này, thiệt tình à! Bày vẽ quá!

– Chẳng phải tụi em bày vẽ mà tụi em rất tự hào về chị. Chị vui là tụi em mãn nguyện rồi. Nguyệt ôm Tuệ Anh, trìu mến.

Tuệ Anh ghì chặt vòng tay em dâu, rồi nhìn em trai:

– Đình Khương nó thật may mắn khi có em, một người bạn đời rất bao dung và hiểu chuyện.

Nguyệt vỗ vai Tuệ Anh:

– Hổng phải đâu chị, em mới là người may mắn khi được làm dâu nhà mình và làm vợ anh Khương. Nhờ có gia đình, em hiểu rằng yêu thương và sống vì người khác không phải là bao đồng hay thiệt thòi mà đó là hạnh phúc, chị à.

Bà Thu gật gù, mỉm cười, khoé mắt cay cay. Tuệ Anh thấy mừng cho em trai. Nguyệt thoáng thấy nụ cười ấm áp và mãn nguyện của chồng.

– Anh, anh thấy hai nhân vật bác sĩ Minh và Khương có nên có cái kết có hậu, nhân vật Nga, cô biên kịch lông bông, “tưng tưng” thì nên có một tình yêu khác, hông anh? Nguyệt hỏi ý Khương về kịch bản cô đang viết.

Khương gập cuốn sách chuyên ngành y, hơi ngại:

– Hai bác sĩ Minh và Khương?

Nguyệt hiểu ý chồng:

– Em biết anh đang nghĩ gì. Không sao, em có hỏi ý Thu Minh và em cũng rất vô tư. Không phải anh từng nói, không có em thì anh vẫn xem Thu Minh là em gái. Mình đã cùng nhau trải qua bao thăng trầm. Em có gì mà phải nghĩ ngợi? Nếu anh ngại, em sẽ đổi tên.

Vẫn thói quen cũ, Khương âu yếm, vuốt tóc vợ:

– Nếu vậy thì anh yên tâm. Anh chỉ sợ em suy nghĩ. À, còn “con Nga tưng tưng” là em hả? Khương cười lớn.

– Anh này! Nguyệt quê, đánh thùm thụp vào chồng. Ờ. Là em thì sao. Nguyệt lí lắc.

– Anh thấy cứ để nguyên cốt truyện cũ. Cảm xúc thật có thể trần trụi nhưng luôn chạm tới tận cùng giới hạn của cảm xúc. Mà anh thấy “cô Nga” dễ thương chứ có “tưng tưng” đâu. Hì. Nga và Khương là một đôi rất đẹp: Khương một bác sĩ yêu nghề, xoa dịu vết thương ngoài da; Nga là “bác sĩ tâm hồn”. OK quá đi chứ, em hả?

– Chồng em cũng “bay bổng” dữ ta. Anh cảm nhận còn hay hơn em nữa. Nguyệt nói.

Kịch bản “Yêu không hối tiếc” của Nguyệt có sự góp ý của Khương và Tuệ Anh nên gần như hoàn thiện, gần đúng với ý của hãng phim và đạo diễn vì khắc hoạ rõ nét đươc thực tế cuộc sống và tính nhân văn trong từng nhân vật của kịch bản. Cuối cùng, Thu Nguyệt cũng thực hiện được ước mơ là một nhà biên kịch thực thụ. Cô liên tiếp nhận được nhiều hợp đồng của các hãng phim lớn. Và điều cô không có hoach định chính là có một tổ ấm hạnh phúc bên Đình Khương.

T.K.L

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm