TIN TỨC

Chùm thơ Rodica Marian (Rumani)

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-14 21:23:43
mail facebook google pos stwis
280 lượt xem


(Mời click vào logo trên đây để truy cập chuyên mục)

 

Nhà thơ Rodica Marian, sinh năm 1944 tại Rumani, hiện sống và làm việc tại Hungary. Là một tiến sĩ Ngôn ngữ học, thành viên của Hiệp hội Nhà văn Romania, bà là cộng tác viên khoa học cấp cao của Viện Ngôn ngữ học và Lịch sử Văn học "Sextil Pușcariu" ở Cluj Napoca. Với ưu thế về từ vựng học, từ điển học, phong cách học, ngữ nghĩa học, thi pháp học, ký hiệu học…, bà đã viết nhiều tiểu luận và bình luận văn học công bố trên các tạp chí trong và ngoài Hungary cũng như đã xuất bản một số cuốn sách văn học. 

Nhà thơ Rodica Marian đã được Học viện Romania đã trao giải thưởng "Bogdan Petriceicu Hasdeu" năm 1995; Giải thưởng của Hội Nhà văn Rumani tại Cluj-Napoca năm 1999; Giải tưởng niệm quốc gia "150 năm ngày sinh của Mihai Eminescu" năm 2000; Giải đặc biệt "Liviu Petrescu", "Lucian Blaga", Giải Liên hoan Quốc tế năm 2010...

Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu chùm thơ của Rodica Marian do nhà thơ Phạm Vân Anh chuyển ngữ.

 

ÁNH SÁNG TÁI SINH
 

Tôi là bản sao trắng của đêm đen

Và chẳng cảm thấy điều gì trầm trọng

Rồi những tia nắng hé rạng

Mong manh và dễ tan biến như hạnh phúc

Để loài mòng biển nhón chân trần trong buổi sáng tinh khôi.

 

ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CẢM XÚC
 

Tôi mơ thấy mình chập chờn thức ngủ

Nỗi đau dày vò tôi giữa gối chăn

Gắng chống cự để trỗi mình đứng dậy

Ý chí căng như đạn ở trên nòng

 

Tôi muốn cất cánh tay lên xua đuổi

Để bản thân tránh né đám ranh con

Những đứa bé tựa hồ đang giận dữ

Muốn giằng xé tôi trong giấc ngủ chưa tròn

 

Ai rắp tâm hại tôi, ai mai phục

Trong ngôi nhà ký ức của tuổi thơ

Tôi cất tiếng, đôi khi là nguyền rủa

Bối rối và sợ hãi đến thẫn thờ

 

Nhưng kỳ lạ những điều tôi nói

Lạc lõng làm sao với âm điệu khàn khàn

Nhưng cơ thể vẫn nằm yên bất động

Chẳng hề nghe mệnh lệnh tôi ban

 

Và tiếng ho húng hắng tựa trừ tà

Chợt vang lên như thể một điềm lành

Phá bỏ bùa mê đang khiến tôi rợn ngợp

Cơn “bóng đè” tan biến rất nhanh

 

Tôi thấy mình nhẹ bỗng hơn bao giờ hết,

Tưởng chừng như vừa giác ngộ bao điều

Ra khỏi giường và thực lòng thấm thía

Về những lời cần thổ lộ với anh yêu.

 

HOÀNG HÔN
 

Ngày qua ngày…

Số phận sắp đặt những điều không lường trước

Hãy quên đi những hoàng hôn rực hồng hiếm gặp

Tựa một thành Venice bé xinh

 

Tôi lặng lẽ đến bên nhà thờ hai tháp

Ngước nhìn tòa thánh trên cao

Nhiều thế kỷ qua vẫn thường ẩm ướt

Đó là mái ấm tâm hồn tôi trú ngụ

Là nơi lưu ký ức cuộc đời tôi

 

Con phố nhỏ chợt tươi màu nắng

Khi một nụ cười rộn rã vọng tháp cao,

Nụ cười ấy tỏa hào quang rạng rỡ

Thơm nồng nàn tựa đóa hồng nhung

 

Tôi cúi đầu thành tâm khấn nguyện

Trong đĩnh ngộ tuyệt đối của tâm can

Tôi gột rửa mọi ưu phiền, phấn khích

Tôi là chính tôi không vẩn đục

 

Để ngắm nhìn hoàng hôn rực rỡ

Để lắng nghe tiếng bước chân trên bậc thang

Như vọng lại từ thời Trung cổ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Điểm lại các giải Nobel Văn học trong 10 năm trở lại đây
Từ năm 2010 đến nay, giải Nobel Văn học 2 lần thuộc về tác giả Mỹ (2020, 2016), các tác giả còn lại lần lượt thuộc các quốc gia: Áo, Ba Lan, Anh, Belarus, Pháp, Canada, Trung Quốc, Thụy Điển và Peru.
Xem thêm
Sức sống mãnh liệt trong thơ Louise Glück
Nhà thơ Louise Glück là một tên tuổi còn ít nhiều xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Năm 2004, thơ và một số tiểu luận của bà xuất hiện khiêm tốn trong tuyển tập 15 nhà thơ Mỹ thế kỷ XX
Xem thêm
Cheslav Milos - Lương tri và bản sắc tâm hồn Ba Lan
Nhà thơ, nhà văn kiêm dịch giả Cheslav Milos
Xem thêm
Cho nhau một chút an lành
Tôi muốn chợp mắt một chút để nghỉ ngơi nhưng xe cứ nhảy dựng vì ổ gà, luồng sáng chiếu lên mặt kính làm chói mắt và tiếng còi xe inh ỏi liên tục nhấn lên nên giấc ngủ không thể nào đến được.
Xem thêm
Colombre (Trương Văn Dân dịch)
Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia)
Xem thêm
Đi tìm vẻ đẹp mong manh và bất tận của văn học Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước của tinh thần duy mỹ. Người Nhật sống hết mình với hoạt động sáng tạo, thưởng thức, trân trọng và bảo tồn cái đẹp.
Xem thêm
Hình tượng người mơ mộng trong tiểu thuyết “Đêm trắng” của Dostoievsky
Trong những năm 1800 – 1859, lịch sử nước Nga có nhiều biến động dữ dội mà tiêu biểu là sự xuất hiện của tầng lớp tư sản mới cấu kết với chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nông nô chuyên chế diễn ra mà vai trò lãnh đạo thuộc về những người trí thức quý tộc tiến bộ. Trong xã hội, tầng lớp quý tộc thượng lưu và các tầng lớp dân nghèo như nông nô, công chức nhỏ mâu thuẫn sâu sắc. Giữa lúc đó, nhân dân Nga đã giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại quân đội của Napoléon (1812). Chính thắng lợi này đã củng cố tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ, là tiền đề dẫn đến cuộc khởi nghĩa tháng Chạp (1825). Cuộc khởi nghĩa này đã thất bại, phong trào đấu tranh chống ách nông nô chuyên chế lắng xuống rồi lại bùng lên dữ dội vào những năm 1850 khi nước Nga chịu thất bại trong cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kì và quân đồng minh Anh – Pháp (1853 – 1856).
Xem thêm
Nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa: Viết văn là… thiên mệnh
Tàn nhẫn, bóng tối, sự sa đọa khốn cùng là thế giới văn chương của Diêm Liên Khoa.
Xem thêm
Sự thật ít ai biết về bài thơ tình Nga làm thổn thức hàng triệu người Việt
Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơnEm mới hiểu bây giờ anh có lý
Xem thêm
Andrei Voznesensky - Kiến trúc sư của thơ Nga hiện đại
Andrei Voznesensky là nhà thơ Nga độc đáo và tài năng
Xem thêm
Thơ Orazmurad Muradov
(Vanchuongthanhphohochiminh) - Nhà thơ, nhà văn, dịch giả Orazmurad Muradov sinh năm 1974, tại thành phố Ashgabat, thuộc nước Cộng hòa Tuốc-mê-nít-xtan. Ông tốt nghiệp Đại học quốc gia Turkmen mang tên Magtymguly. Bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1994 với tư cách là một phóng viên báo Nesil. Ông viết văn, thơ và tiểu luận. Một số bài thơ và bài luận của Orazmurad Muradov đã được dịch sang tiếng Anh, Nga, Azerbaijan, Kyrgyzstan, Uzbek, Nepal, Croatia và Hindi...
Xem thêm
Samuel Marshak - người kể chuyện cổ tích cho thiếu nhi
Samuel Marshak (1887-1964) là nhà thơ Nga, tác giả kinh điển của văn học thiếu nhi xô-viết (bao gồm thơ, truyện cổ tích, kịch).
Xem thêm
Dostoevsky – nhà văn của lương tri
Các nhân vật của đại văn hào Nga Dostoevsky bị chèn ép trong xã hội nhiều bất công nhưng vẫn giữ được phần “người” trong tâm khảm.
Xem thêm
Từ Booker đến Nobel: Một năm tuyệt vời của văn học châu Phi
Các giải thưởng văn học quốc tế quan trọng của năm nay đã thuộc về các nhà văn đến từ châu Phi và cộng đồng hải ngoại. Damon Galgut, Mohamed Mbougar Sarr, Abdulrazak Gurnah… đã chia sẻ những giải thưởng có ý nghĩa thế nào với họ.
Xem thêm
Chùm thơ Abdaliyeva Perisat Koshoevna
Nhà thơ Abdaliyeva Perisat Koshoevna – sinh ngày 15 tháng 3 tại làng Pogranhich (Kazybek), Quận At-Bashinsky, Cộng hòa Kyrgyzstan. Chị bắt đầu sự nghiệp sáng tác ở tuổi 13. Tốt nghiệp Khoa Vật lý và Toán học của Đại học Sư phạm dành cho nữ sinh Kyrgyzstan mang tên V.V. Mayakovsky. Từ năm 1993, chị dạy toán tại trường trung học N. Usenaliev. Sau gần 25 năm làm việc, chị nhận được bằng danh dự của Bộ Giáo dục và Khoa học và được trao tặng huy hiệu Giáo dục xuất sắc. Sau 25 năm cống hiến cho giáo dục, chị chuyển đến Bishkek - Trung tâm sáng tác nghệ thuật. Hiện chị là giảng viên chính tại Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học tổng hợp quốc gia Bishkek mang tên K.Karasaeva. Nghiên cứu sinh của Học viện giáo dục Kyrgyzstan. Đã xuất bản hai cuốn sách. Đoạt giải cuộc thi Nước sạch - nguồn sống. Thành viên của Hiệp hội Sáng tác Á-Âu, Luân Đôn. Thành viên của Hội nhà văn Bắc Mỹ. Thành viên của Hội sáng tác Nga.
Xem thêm
Vén màn bí mật Leonid Leonov, một đại thụ văn học Nga-Xô Viết
Cuộc đời nhà văn tưởng như đang thăng hoa bỗng tai họa ập đến. Vở kịch “Cơn bão tố” ban đầu được diễn ở một loạt nhà hát các tỉnh, nhưng sau ngày 8/9/1940 bị cấm diễn vì đã “bôi nhọ một cách hiểm ác hiện thực Xô Viết”. Leonov bị những lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô như A. Zdanov, A. Andreev, Malenkov triệu tập vào điện Kremly chửi rủa gay gắt. Chỉ ít ngày sau nhà văn bị bắt giam.
Xem thêm
Ai đưa Shakespeare trở thành một hiện tượng toàn cầu?
Trong thời đại của chúng ta, Shakespeare là một hiện tượng toàn cầu. Từ bác sĩ, giáo viên, công nhân hay sinh viên cũng đều có thể đọc các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, cách đây hàng trăm năm, chỉ tầng lớp tinh hoa giàu có mới có thể tiếp cận các ấn phẩm kịch của đại văn hào người Anh.
Xem thêm