TIN TỨC

Chuyện ít người biết phía sau ca khúc ‘Chia tay hoàng hôn’

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-10 22:05:05
mail facebook google pos stwis
626 lượt xem

Có nhiều câu chuyện, bài báo viết về ca khúc nổi tiếng “Chia tay hoàng hôn”, nhưng có lẽ rất ít người biết rằng lời ca khúc này được nhạc sĩ Thuận Yến lấy từ những câu thơ của nhà thơ Hoài Vũ.

Nhà thơ - nhà báo Hoài Vũ - Ảnh: Tiểu Vũ 

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1991 khi ca sĩ Thanh Lam giành giải thưởng lớn tại cuộc thi Đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc lần 2 với thang điểm kỷ lục: 6 điểm 10 của 6 vị giám khảo. Nữ ca sĩ đã thể hiện ca khúc Chia tay hoàng hôn Giọt nắng bên thềm trong đêm chung kết. Có lẽ từ hiệu ứng đó, hai bài hát nói trên gần như “chiếm sóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng đương thời. Trên sóng phát thanh, ca khúc Chia tay hoàng hôn qua giọng hát đầy nội lực và cảm xúc của Thanh Lam đã được phát đi phát lại nhiều lần nhưng vẫn làm say đắm biết bao nhiêu người nghe nhạc thuở ấy.

Bài hát "Chia tay hoàng hôn" qua phần trình diễn của ca sĩ Thanh Lam:

Suốt nhiều năm sau đó, trong các chương trình âm nhạc trên truyền hình hay sóng phát thanh, bài hát Chia tay hoàng hôn gần như được mặc định là “Nhạc và lời: Thuận Yến”. Mãi đến khoảng năm 2004 thì bài hát mới có thêm tên của nhà thơ Hoài Vũ, bởi trên thực tế phần lớn lời của ca khúc này được lấy từ bài thơ Hoàng hôn lặng lẽ của ông.

Theo chia sẻ của nhà thơ Hoài Vũ, ông sáng tác bài thơ Hoàng hôn lặng lẽ vào khoảng tháng 6.1968 khi công tác ở miền Tây Nam Bộ (chính xác là ở tỉnh Long An). Bài thơ sau đó được ông gửi đăng trên báo Nhân dân.

Hoàng hôn lặng lẽ được nhà thơ Hoài Vũ viết để nhớ về hai chị em cô gái trẻ ở Long An đã giúp đỡ ông khi lạc đường trong chuyến công tác. Do đường trở lại đơn vị vào lúc đó rất nguy hiểm, người chị đã dẫn ông về giấu dưới hầm bí mật cạnh gốc khế trong vườn:

"Hoa khế rụng tím ngầm hầm bí mật /Ðể mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi".

Khi tình hình ổn định, hai chị em đã tiễn ông trở lại đơn vị trong buổi chiều hoàng hôn nắng nhuộm những hàng cây... Hình ảnh đó cứ xao xuyến mãi trong tâm hồn của nhà thơ tạo nên nguồn cảm xúc cho bài thơ Hoàng hôn lặng lẽ ra đời.

Trở lại những năm đầu của thập niên 1990, khi báo chí phát hiện ca khúc Chia tay hoàng hôn của nhạc sĩ Thuận Yến có sử dụng lời thơ của Hoài Vũ nhưng không có tên nhà thơ trong tác phẩm, nhạc sĩ Thuận Yến đã chủ động liên lạc với ông. Sau đó nhạc sĩ Thuận Yến đã viết một bức thư dài kèm theo lời xin lỗi nhà thơ Hoài Vũ. Nhà thơ Hoài Vũ vui vẻ chấp nhận và sau đó họ coi nhau như bạn bè. Lá thư nhạc sĩ gửi cho nhà thơ Hoài Vũ đến này vẫn được ông lưu giữ.

Nhà thơ Hoài Vũ tại nhà riêng vào dịp sinh nhật lần thứ 80 (năm 2015) - Ảnh: Tiểu Vũ 

Nhà thơ Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Ðình Vọng, sinh năm 1935 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông là người gốc miền Trung nhưng gần cả đời gắn bó với Sài Gòn - Nam Bộ.

Trong những năm kháng chiến, ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam với các chức vụ Ủy viên thường trực Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn - Gia Ðịnh, Ủy viên thường trực Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ Giải phóng (Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam).

Từ sau năm 1975 đến ngày nghỉ hưu, ông lần lượt giữ cương vị Ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP.HCM), Phó tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng.

Ở lĩnh vực sáng tác, nhà thơ Hoài Vũ là người có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thơ của ông đa số sáng tác trong thời chiến nhưng nội dung và chữ nghĩa không mang tính tuyên truyền mà nghiêng về cảm xúc, ngợi ca vẻ đẹp của con người vùng sông nước miền Tây. Nhạc phổ từ thơ Hoài Vũ bao giờ cũng chứa chan tình cảm đậm chất Nam Bộ như Vàm Cỏ Đông, Đi trong hương tràm, Anh ở đầu sông em cuối sông, Chia tay hoàng hôn...

Hiện nhà thơ Hoài Vũ sống tại quận Tân Bình, TP.HCM. Năm nay ông đã bước sang tuổi 86 nhưng vẫn tiếp tục nghiệp cầm bút với nhiều tác phẩm sáng tác, dịch thuật, nghiên cứu ra đời đều đặn.



Hoàng hôn lặng lẽ

Anh phải về thôi, xa em thôi!
Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi
Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc
Mà lời từ biệt chẳng lên môi

Anh phải về thôi, xa em thôi!
Xa vườn xưa, đôi chiền chiện tha mồi
Hoa khế rụng tím ngầm hầm bí mật
Ðể mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi....

Anh như cơn gió bay khắp chốn
Ðể lại mình em với ruộng, với vườn
Mồ hôi đổ giữa ngày mùa bận rộn
Nước mắt trào lạnh buốt những đêm sương!

Xa em, anh như tia nắng đi trên cát
Thèm một dòng sông, những cánh đồng...
Xa em, anh như người hát sau đêm hát
Chỉ thấy gió vật vờ qua những tấm phông

Anh đi em nhé! Lòng nhủ khẽ
Hoàng hôn cũng về, dịu êm và lặng lẽ
Một tiếng còi tầu vọng lại phía sông xa
Như muốn nhắc thầm anh: Cơn bão sắp đi qua...

HOÀI VŨ

Nguồn: https://1thegioi.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lưu lại chút tình | Nguyễn Trường
Văn nghệ số 17+18 (ngày 29-4-2023)
Xem thêm
Hình ảnh tư liệu về Tọa đàm Làm thế nào để có vùng đất văn học?
Tọa đàm Làm thế nào để có vùng đất văn học? vừa được tổ chức chiều 27/4/2023 tại Khu Du lịch biển Sao Mai
Xem thêm
Kỷ niệm về một tờ báo | Nguyễn Duy
Bài đăng Văn nghệ số 12/2023
Xem thêm
Người thầy kính yêu: Nhà giáo Lê Đình Kỵ: Bình dị đến bất ngờ
Bước chân vào Trường ĐH Tổng hợp TP HCM vào những năm đầu thập niên 1980, có một bậc thầy khiến chúng tôi bất ngờ một cách thú vị, đó chỉ có thể là thầy Lê Đình Kỵ.
Xem thêm
Bao giờ đến được cánh đồng | Tản mạn của Phạm Quốc Toàn
Buổi sáng ngày đầu tháng 3, nhà giáo Trần Quang Vinh nhắn tin cho tôi, theo cách thân mật mỗi ngày: “Bác Phạm ơi, sáng thứ 5, ngày 2/3 vợ chồng em lại lên nghĩa trang làm sinh nhật cho con trai, có hoa, có bánh kem… và những cuốn sách mà Hoa Nip yêu thích. 7 năm Hoa Nip ra đi, là ngần ấy năm ba mẹ tổ chức sinh nhật cho con trai trên mộ”.
Xem thêm
Những gương mặt rạng rỡ trong Ngày Thơ Việt Nam tại TPHCM
Clip tổng hợp hình ảnh về sự kiện chính của Ngày Thơ 2023
Xem thêm
Phim về Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp
Bài viết và phim về Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Duy với Đánh thức tiềm lực
Nguyễn Duy với Đánh thức tiềm lực, Phạm Phương Lan với Truyền kỳ trang sử gấm hoa, Phạm Trung Tính với Mùa Xuân miền đất hứa
Xem thêm
Phát biểu chúc mừng của ông Phan Nguyễn Như Khuê, Nghĩa tình và khát vọng của nhà thơ Lê Tú Lệ
Lời phát biểu của ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh & Nhà thơ Lê Tú Lệ đọc chương Nghĩa tình và khát vọng (trích trường ca Thành phố khát vọng)
Xem thêm
Hình ảnh Ngày Thơ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)
Hình ảnh khai mạc Ngày Thơ Xuân Quý Mão và trao giải cuộc thi bút ký Những hy sinh thầm lặng
Xem thêm
Phạm Thiên Thư với những con suối tình thơm
Tôi đoán chắc những người quản lý đô thị ở khu Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh đã ưu ái cho nhà thơ Phạm Thiên Thư khi muốn mô phỏng khu vườn quanh “Động hoa vàng” của ông. Họ đã đặt tên 13 đường phố là những loài hoa.
Xem thêm
Bài thơ viết về vua Hàm Nghi - vị vua yêu nước bị lưu đày
Bài thơ của nữ văn sĩ Judith Gautier viết về Hàm Nghi năm 1914. Nhà thơ Nguyễn Duy phỏng dịch trước đây.
Xem thêm
HTV9: Hành trình về nguồn 2022 - Âm vang Trường Sơn
Chương trình của Ban chuyên đề Đài truyền hình TPHCM
Xem thêm
Trần Quang Quý gã trai trung du nửa dại nửa khờ
“Có ông thầy tướng bảo anh thế này chú ạ: Bác là người tài và có uy. Những gì gian khó, những gì người ta không làm được thì bác đều làm được, và làm rất tốt. Nhưng bác như tướng ngoài biên ải, cứ đánh đồn lập ấp xong thì người khác lại hưởng, bác lại đi mặt trận khác. Ngẫm thấy mình cầm tinh con ngựa, có làm tướng thì tướng của những vó ngựa truy phong, gập ghềnh biên ải, chắc gì được an nhàn nội cung. Anh đã tha thứ cho tất cả”.
Xem thêm
HTV về buổi tọa đàm Nhà văn - Phẩm chất và Tài năng
Chương trình phát sóng sáng 27/8/2022 của HTV
Xem thêm
Kể chuyện chưa biết về nữ sĩ Xuân Quỳnh
Lần đầu tiên nhà tổ chức một chương trình tưởng nhớ đôi vợ chồng nghệ sĩ tài hoa Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh để nữ sĩ là trung tâm. Đêm thơ-nhạc-kịch “Hoa cúc xanh” trên đầm lầy kể những câu chuyện ít người biết và điểm lại những tác phẩm nổi bật nhất của tác giả “Sóng”.
Xem thêm
Chợt rơi ra bài thơ Phùng Quán
Khoái nhất vẫn là khi nghe Phùng tiên sinh đọc thơ. Tôi lờ mờ rằng có khi thơ ông đọc hay hơn thơ ông viết? Và thơ của người khác cũng thế? Cái tạng Phùng Quán có lẽ cũng na ná như Maia bên trời Nga thì phải? Cứ là phải kiếm, phải tạo cho những tạng ấy một thứ như là quảng trường, một đám đông thì là sang sảng thì là hào sảng phải biết?
Xem thêm