TIN TỨC

Cổ tích mới thời thế giới phẳng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
491 lượt xem

VÕ TẤN CƯỜNG

Truyện ngắn hiện đại đang trên con đường khám phá, vén mở thi pháp mới. Mỗi nhà văn đều tìm kiếm, khai phá và định hình một lối rẽ riêng, tạo nên phong cách truyện ngắn độc đáo của riêng mình. Truyện ngắn hiện đại dung nạp nhiều thi pháp, phong cách truyện ngắn khác nhau như: truyện ngắn mô tả hiện thực, khắc họa thế giới tâm linh kỳ ảo, truyện ngắn kinh dị…

Tập truyện ngắn “Hồn ma Facebook” của Đỗ Anh Thư bộc lộ sự dấn thân, thử nghiệm trong sáng tạo truyện ngắn hiện đại của một nhà thơ. Tập truyện “Hồn ma Facebook” gồm 6 truyện ngắn nhất quán về phong cách thể hiện trong việc khắc họa mối giao hòa giữa thế giới thực tại và thế giới tâm linh của con người. Đỗ Anh Thư khám phá và khắc họa thế giới nội tâm của con người bằng tấm lòng trắc ẩn trước bi kịch, nỗi đau, tình yêu, hạnh phúc và sự mất mát của mỗi số phận con người. Bàng bạc và ẩn hiện trong từng truyện ngắn là sự ám ảnh và sức tàn phá, hủy diệt sự sống của đại dịch Codid-19. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, các truyện ngắn của nhà văn đã truyền cho người đọc thông điệp mang tính nhân văn về tình yêu thương và sự sống cùng với khát vọng vươn tới cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Con người hiện đại đánh mất, xa rời thế giới cổ tích nên luôn khát khao, tìm kiếm những điều kỳ diệu, phép màu diễn ra trong đời sống và thế giới nội tâm. Nhà văn Đỗ Anh Thư là người tái tạo cổ tích mới trong thời đại thế giới phẳng. Truyện ngắn mở đầu tập truyện ngắn mang tên “Nàng tiên sách”, nhà văn tạo dựng thế giới của cổ tích với hai nhân vật chính: “Nàng tiên sách” và “Nhà vua”. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của vương quốc và của đời người, nàng tiên sách và nhà vua đã đồng điệu, tri âm cùng nhau tìm ra chân lý của sự sống. Truyện ngắn tuân thủ phong cách trần thuật đen xen yếu tố kỳ ảo của cổ tích. Hình tượng hai nhân vật chính là nàng tiên sách và nhà vua mang tính biểu tượng về tri thức và quyền lực. Thông điệp của truyện ngắn mang đến cho người đọc chính là tính triết luận về sự kết hợp giữa quyền lực và tri thức sẽ mang lại tự do, hạnh phúc cho con người. Phần chiêm nghiệm của người dẫn truyện ở cuối truyện ngắn còn bộc lộ lý giải của nhà văn về nguyên nhân dẫn đến đại dịch Covid-19. Nhà văn không đưa ra luận điểm bằng tư duy logich, khoa học mà bộc lộ cái nhìn, quan điểm nhân văn về mối quan hệ tương tác giữa thiện và ác…

Truyện ngắn của Đỗ Anh Thư có sự pha trộn, hòa quyện giữa thật và ảo, giữa yếu tố tự sự và trự tình (Tác giả đưa cả bài thơ vào truyện ngắn tạo nên kết cấu mở), giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn từ mang tính triết luận. Truyện ngắn “Hồn ma Facebook” được kết cấu theo thủ pháp đồng hiện, đan xen giữa quá khứ và thực tại, giữa ảo và thực, giữa thế giới của thực tại và diễn biến tâm linh của con người. Qua cái chết, bi kịch cuộc đời của một nhân vật trẻ tuổi giữa đại dịch Covid-19, nhà văn đã khắc họa mối giao hòa giữa người sống và người chết, giữa thế giới tâm linh và thế giới thực tại. Qua đó, nhà văn truyền đến cho người đọc thông điệp về nỗi cô đơn của đời người và khát vọng vươn đến cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Hai truyện ngắn “Bà và cháu” và “Ma men” khác họa mối giao hòa sâu thẳm về tâm hồn giữa hai thế hệ và bi kịch của con người giữa đời thường. Đây là hai truyện ngắn tác giả dùng thủ pháp đồng hiện để mô tả, khắc họa về diễn biến thế giới nội tâm của con người trước bao éo le, nghiệt ngã của thực tại.

Nhà văn Đỗ Anh Thư viết truyện ngắn bằng phong cách ngôn ngữ trần thuật, mô tả sự tương quan, giao hòa giữa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật và các sự việc, biến cố. Truyện ngắn “Cần lắm một bờ vai” khắc họa một tình yêu đẹp của đôi tình nhân mà cô gái là người khuyết tật và một người đàn ông thành đạt, có trí tuệ. Tác giả đã mang đến cho người đọc thông điệp mang tính nhân văn về tình yêu, đó là con người luôn phải đấu tranh, mâu thuẫn giữa lý trí và trái tim, giữa sự cao thượng và thấp hèn để hướng tới tình yêu và hạnh phúc. Độc thoại của nhân vật người đàn ông tên Tuấn giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành đã bộc lộ tính cách của một người biết yêu, sống chân thành và sống đẹp: “Biết tha thứ cũng chính là đã tìm được cho mình niềm vui và hạnh phúc…”.

Giống như tính cách của con người nhà văn, giọng văn trong hầu hết truyện ngắn của Đỗ Anh Thư đều dung dị, chân phương. Văn của chị đượm nồng và ẩn chứa vẻ đẹp của một tâm hồn, trái tim nhân hậu. Dù là một nhà thơ viết truyện ngắn nhưng tác giả không bị sa vào kiểu viết truyện ngắn vừa dùng ngôn ngữ mô tả, trần thuật vừa bộc lộ tính trữ tình ngoại đề.

Thế giới nhân vật và bối cảnh, thời gian và không gian trong truyện ngắn của nhà văn Đỗ Anh Thư vừa mặn mòi vị muối của cuộc đời, vừa đẹp và huyền ảo như cổ tích mới của thời thế giới phẳng.

Mỹ Tho, tháng 04/2023.

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm
Hoàng Anh – Một giọng thơ triết luận, dịu dàng và giàu nữ tính
Nguyên Khôi là tập thơ thứ 3 của nhà thơ Hoàng Anh. Tập sách được chị dành nhiều thời gian, tâm sức chắt chiu, tỉ mẩn để hoàn thành nó. Vì thế, Nguyên Khôi mới có có được sự đầy đặn và chỉn chu như thế.
Xem thêm
Đọc “Hoa ở chốt” của Phan Nhật Tiến
Bài viết của nhà thơ Trần Trí Thông
Xem thêm
Phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi”
Nhà văn Thu Trân vừa phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” trên hai kênh thuộc các nhà sách của hệ thống phát hành Phương Nam và FAHASA.
Xem thêm
Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh
Sáng ngày 27-6-2023, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Nhà xuất bản Phụ nữ, Tạp chí Sông Lam và Chi hội Văn học nghệ thuật thị xã Cửa Lò đã phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh.
Xem thêm
Cảm xúc thành lời
Bài viết về tập truyện HỒN MA FB của nhà thơ Đỗ Anh Thư.
Xem thêm
Nhịp thời gian – nhịp thở tâm hồn
Bài viết về tập thơ Nhịp thời gian của Hoàng Đình Hòa
Xem thêm
Cổ tích cảnh sát - Ánh sáng từ những ngôi sao trên công an hàm!
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển, nên sẽ dễ ngạc nhiên và tò mò khi nghe cái tên tác phẩm này. “Cổ tích cảnh sát”? Chuyện cổ tích dành cho cảnh sát giới hay chuyện cổ tích về cảnh sát?
Xem thêm
Những con người trong CƠN MƯA DÀI khát khao hạnh phúc
Nhân đọc tập truyện vừa của nhà văn Lệ Hồng
Xem thêm
Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt
“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận,
Xem thêm
Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định
Xem thêm
Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!.
Xem thêm
Đọc “Nước mắt và niềm vui...” của đại tá Vũ Thành Trung
Tham luận của nhà văn Kim Quyên tại buổi ra mắt sách của Đại tá Vũ Thành Trung
Xem thêm
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình”
Với mong muốn giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về cuộc sống khó khăn vất vả nhưng đầy lạc quan tại huyện đảo Trường Sa, nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt bộ sách Trường Sa! Biển ấy là của mình (Lionbooks và NXB Hà Nội). Bộ sách được thực hiện song ngữ Việt – Anh với 2 tập: Phong ba nơi đầu sóng và Biển ấy là của mình.
Xem thêm