TIN TỨC

Chùm ruột nhớ thương – Tạp bút của Phạm Thị Mỹ Liên

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-05-09 22:17:22
mail facebook google pos stwis
2447 lượt xem

Sau những bộn bề lo toan của cuộc sống, người ta thường tìm về với những hoài niệm và hiếm có hoài niệm nào lại ngọt ngào như kỷ niệm tuổi thơ. Mỗi khi người con xa quê nhớ về lòng lại nôn nao sống lại cả một miền kí ức ấu thơ.

“Ầu ơ lúa chín vàng đồng, chùm ruột sai trái tô hồng tuổi thơ…”. Mỗi độ hè về, đi ngang mấy cổng trường thấy xe bán đồ chua có thêm món chùm ruột ngâm muối đường chấm muối ớt hay những xâu mứt chùm ruột màu đỏ tươi bày bán, tôi lại quay quắt nhớ những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà.

Chẳng biết ai trồng cây nữa chỉ khi tụi nhóc lớn lên thì đã thấy cây hiện diện rồi. Cây đã chứng kiến bao tiếng cười vô tư, hồn nhiên của bọn trẻ; chứng kiến những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Những kỉ niệm với bạn bè là những kí ức không thể nào quên được. Chùm ruột cái tên nghe ngồ ngộ, bình dị là loại cây mọc dại, cành lá xum xuê, đến mùa lá rụng thưa dần nhường chỗ cho chùm trái non cựa mình trước nắng. Chùm trái lớn nhanh như đáp lại sự náo nức, chờ đợi, thèm thuồng của bọn nhóc chúng tôi.

Từ màu xanh qua nắng gió chuyển sang màu vàng nhạt. Chúng tôi chờ đợi những lúc chùm ruột chuyển sang màu vàng ươm ngon mắt. Mấy thằng con trai chia nhau ra trèo lên hái trái, bọn con gái ở dưới lấy nón, rổ ra hứng. Nhìn những chùm trái bóng căng mọng mà nước miếng tự nhiên tứa ra, chua nhưng sao đứa nào cũng khoái hết. Chui ra dưới gầm cây rơm cả bọn vừa ăn vừa hít hà khi chấm trúng miếng ớt cay xé lè.

Chùm ruột cũng giống khế, cành khẳng khiu, giòn dễ gãy nên mỗi khi có ai đi ngang cũng la rầy vì sợ cành gãy ngã. Bọn con trai có sợ đâu leo thoăn thoắt như mấy con khỉ hái thật nhiều. Bị má cầm cây rượt, miệng toe toét cười, mất dạng bên bờ mương. Hái thật nhiều rồi nghỉ ra đủ món. Mấy đứa con gái khéo hơn làm món chùm ruột dầm đường, chua chua ngọt ngọt mà ren nghe vương vấn đến ạ thường. Đập trái chùm ruột cho dập, vắt nước bỏ vào thau mắm đường. Múc muỗng chùm ruột cho vào miệng nghe ngon tê đầu lưỡi, vị chua vị chát dường như dịu đi. Nhai giòn sừn sựt trong miệng, cảm nhận đầy đủ hương vị ngọt chua cay mặn chát.

Chùm ruột có thể chế biến thành nhiều món ngon nữa: những xiên chùm ruột ngào đường, hủ chùm ruột ngâm chua ngọt, có má khéo tay còn làm cả mứt chùm ruột để dành cho tụi nhỏ.

Trong nhịp sống hối hả nơi thị thành, ít ai còn thả hồn vào những món ăn vặt tuổi thơ xưa. Cuộc sống hiện đại mọi thứ dường như đều có sẵn chỉ việc mua về còn đối với tôi lại là miền kí ức sâu đậm gắn bó với một thời tuổi thơ ngọt ngò bên quê hương, gia đình. Có lẽ những kỉ niệm xưa chỉ là quá khứ lắng đọng.

Cây chùm ruột trong kí ức khẳng khiu nhưng mang nhiều kỉ niệm. Trái chùm ruột tuy chua chát nhưng lại cảm thấy ngọt ngào vì mang hương vị của quê hương. Cây chùm ruột tuổi thơ vẫn cứ đứng trơ trọi giữa thiên nhiên nhìn chúng tôi lớn lên, cất cánh bay cao đi muôn phương.

Có ai đó đã từng nói rằng thời gian sẽ dần phủ lớp bụi mờ lên kỉ niệm mọi thứ rồi sẽ rơi vào quên lãng nhưng với tôi những kí ức của tuổi thơ sẽ không mất đi mà chỉ lẩn khuất vào sâu thẳm giữa bộn bề của cuộc sống để rồi mỗi khi có dịp những kỉ niệm ấy lại dâng trào theo nỗi nhớ. Mỗi lần tôi về thăm quê lại ngước nhìn cây chùm ruột không còn xanh tốt, xum xuê, trĩu quả nhưng lòng lại cảm thấy nôn nao nhớ về những kỉ niệm thuở ấu thơ một thời hồn nhiên bên chúng bạn để rồi dẫu có đi xa nhưng chùm ruột vẫn hằng sâu trong nỗi nhớ.

Hồi ấy nào biết cực là chi, chỉ cần đáp được đến bên cây chùm ruột, quậy tưng bừng cùng những chùm ruột vàng chi chít trái đã là sảng khoái. Kỉ niệm một thời cứ thế tưởng ngủ yên nhưng… tháng Tư về rồi… những chùm quả vàng ươm lại gọi mời.

P.T.M.L

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm