TIN TỨC

Đại thi hào Nga Pushkin – Một thời để yêu, một thời để chết

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-11-17 21:16:32
mail facebook google pos stwis
285 lượt xem

Cái chết bi thảm của đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin cách đây gần 200 năm sau cuộc quyết đấu bên bờ sông Đen (thuộc ngoại ô Peterburg) đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng, đồng thời đổ ập lên đầu Natalya – vợ ông – biết bao điều tiếng…

Natalya, từ một phụ nữ được xem là “Hoa hậu của nước Nga”, bỗng chốc nàng trở thành một trong những người đàn bà bị nguyền rủa nhiều nhất trong thế kỷ. Dẫu vậy, có lẽ chỉ người “trong cuộc” mới hiểu đúng được thực chất vấn đề. Không dưng mà trước khi trút hơi thở cuối cùng, Pushkin đã âu yếm nói với nàng: “Anh sung sướng quá vì còn được gặp em và ở bên em. Dù thế nào đi chăng nữa em không có lỗi gì cả, em không đáng trách…”.

Lần đầu tiên Pushkin gặp Natalya là vào tháng 12.1828, tại một vũ hội ở Moskva. Khi ấy, nàng mới 16 tuổi, sắc đẹp có thể làm lu mờ tất cả các mỹ nữ của thành phố này, và Pushkin, khi ấy ở độ tuổi xấp xỉ ba mươi, đang được xem là thi sĩ số một của nước Nga. Ngay buổi ban đầu, Pushkin đã thực sự choáng váng bởi vẻ đẹp thiên thần, tính cách khiêm tốn và thanh lịch của nàng. “Khi tôi gặp nàng lần đầu tiên, ở giới thượng lưu người ta mới chú ý tới nhan sắc của nàng, còn tôi thì yêu nàng, đầu óc tôi quay cuồng…” – Trong thư gửi mẹ vợ tương lai, Pushkin đã viết như vậy.

Kể từ đấy, chàng thi sĩ bắt đầu lui tới nhà người đẹp và đến tháng 4.1829, “để kết thúc thời trai trẻ và thoát ra khỏi tình cảnh bất cứ cậu thanh niên mới lớn nào cũng có thể vỗ vai mình mà rủ rê nhập những hội ba láp”, Pushkin chính thức ngỏ lời cầu hôn với Natalya.

“Tôi xin cam đoan với nàng bằng lời hứa danh dự, rằng tôi chỉ thuộc về nàng hoặc sẽ không bao giờ lấy vợ” – Pushkin khẳng định quyết tâm của mình bằng những lời như đinh đóng cột.

Mặc dù gặp phải không ít trở ngại từ phía bà mẹ của Natalya, cuối cùng cuộc hôn lễ giữa cặp trai tài gái sắc ấy cũng đã được tổ chức vào ngày 18.02.1831.

Có một sự cố xảy ra ngay hôm đó mà sau này nhiều sử gia văn học vẫn thường nhắc lại: Trong lúc làm hôn lễ ở nhà thờ, khi chú rể cùng cô dâu đi vòng quanh bục Thánh thì đột nhiên cây thánh giá và quyển kinh Phúc âm rơi xuống đất. Pushkin tái mặt. Sau đó cây nến trong tay nhà thờ lại bị tắt. Là một người khá mê tín, Pushkin lẩm bẩm: “Toàn điềm gở hết”. Nhà thơ không thể không lo lắng cho hạnh phúc tương lai của mình.

Sau khi cưới được ít ngày, vợ chồng Pushkin chuyển về sống ở Peterburg.

Những năm đầu chung sống, họ thực sự cảm thấy hạnh phúc. Natalya là một phụ nữ có học vấn khá, biết tiếng Đức, tiếng Anh và rất giỏi tiếng Pháp. Nàng không những có kinh nghiệm trong việc dạy dỗ con cái mà còn tham gia giúp đỡ chồng trong quá trình sáng tác. Có thể nói, trong những năm tháng lang thang, lưu đày, không tổ ấm gia đình, Pushkin đã tìm thấy từ người vợ trẻ của mình những cảm xúc lớn lao: Đó là tình yêu, là hạnh phúc gia đình. Điều này bạn đọc có thể tìm thấy trong nhiều vần thơ bất hủ của ông.

Trong 6 năm gắn bó, hai người đã có với nhau cả thảy 4 người con, hai trai, hai gái. “Gia đình tôi ngày càng đông vui. Bây giờ, hình như không có gì để than phiền về cuộc sống, và không sợ gì tuổi già” – Pushkin đã tâm sự với một người bạn như vậy.

Nhưng rồi, những bóng mây hắc ám đã ngày một dồn tụ trên mái nhà êm ấm của họ.

Trước nhất phải thấy, lối sống ồn ã, xô bồ của Peterburg đã làm Pushkin quay cuồng, mệt mỏi. Ông lại là người cả ghen, không bao giờ thích vợ đến dự một cuộc vui nào mà ông không có mặt. Trong một lá thư gửi bạn, Pushkin đã nói rõ tình cảnh trớ trêu của mình: “Tôi chóng mặt giữa đám thượng lưu. Vợ tôi rất hợp mốt. Tất cả những cái đó đòi hỏi tiền, mà tiền thì tôi kiếm bằng lao động. Nhưng muốn lao động thì cần được yên tĩnh”.

Thời gian này Pushkin làm việc ở Bộ Ngoại giao. Ông có ý định nghỉ hưu và đi về nông thôn sáng tác, song không được Sa hoàng Nikolai Đệ nhất chấp thuận.

Và thế là những tai ương mà Pushkin từng linh cảm đã đến. Một ngày nọ, tại phòng khách nhà bà quả phụ của nhà văn, nhà sử học nổi tiếng Karamdin, vợ chồng Pushkin đã gặp Dantes, một tên bảo hàng Pháp lưu vong, bấy giờ đang là sĩ quan cận vệ của Nga hoàng.

Dantes sinh năm 1812, bằng tuổi vợ Pushkin. Với diện mạo điển trai, tác phong nhanh nhẹn, tính tình vui nhộn và ba hoa, y được đón tiếp thân mật ở mọi nơi. Trong những ngày đầu, Dantes còn gây được cảm tình của cả Pushkin, tuy nhiên, ít lâu sau, mỗi độ giáp mặt, hắn đã không giấu được cử chỉ suồng sã và con mắt đầy dục vọng. Pushkin đã không ít lần phải nghiến răng trừng mắt trước những hành động ve vãn rất lộ liễu của hắn với vợ ông. Và ông thực sự lấy làm buồn bã, đau khổ khi Natalya đã để Dantes mặc nhiên tán tỉnh mình. Đặc biệt, trong buổi lễ sinh nhật con dâu nhà Karamdin ngày 17.9.1836, Natalya còn nhận lời nhảy với Dantes hết điệu này đến điệu khác, như không hay biết Pushkin đứng cau có ở cạnh đấy.

Ngoài giả thuyết Pushkin xung khắc với Dantes vì gã có tình ý với Natalya, hiện ở Nga còn lưu truyền một giả thuyết khác, rằng cả hai cùng mê cô em gái của Natalya và đó là lý do để hai người sau này được gọi là “anh em đồng hao” ghét nhau cay đắng. Nhưng thôi, xin cứ tập trung vào giả thuyết mà nhiều người vẫn nhắc tới từ trước tới nay. Xung đột đã lên tới đỉnh điểm khi một ngày nọ, Pushkin nhận được thông tin từ vợ mình: Dantes rủ nàng bỏ chồng để theo gã ra nước ngoài. Không chỉ có vậy, Pushkin còn nhận được qua bưu điện bức thư nặc danh, trong đó đối thủ thóa mạ nhà thơ là “Ông vua mọc sừng”. Đến nước này thì Pushkin không chịu đựng nổi. Ông viết thư thách Dantes cùng ông quyết đấu.

Sau nhiều lần trì hoãn (từ phía Dantes), cuối cùng cuộc đấu súng đã diễn ra. Đó là một buổi chiều lạnh giá (ngày 27.01.1837), gió lộng gào. Bên bờ sông nhỏ ở ngoại ô Peterburg, trước sự chứng kiến của Danzat – người bạn cùng học thời Liceum với Pushkin, nhà thơ vĩ đại của nước Nga cùng tên đê tiện người Pháp bước vào cuộc sống mái. Một tình tiết thật đáng ghi nhớ: Pushkin cùng bạn đi đến điểm hẹn bằng xe trượt tuyết, dọc đường có chiếc xe chở Natalya đi ngược chiều, nhưng bởi Natalya cận thị, và Pushkin mải nhìn đi hướng khác, nên họ không liên hệ gì được với nhau.

Sau khi người làm chứng chuẩn bị xong “bãi chiến trường” và vũ khí, hai địch thủ nhận được tín hiệu tiến lại phía nhau.

Pushkin tiến đến vị trí trước, dừng lại và giơ súng lên. Nhưng Dantes đã nhanh hơn ông. Mặc dù còn cách vị trí một bước nữa, hắn đã nổ súng. Pushkin ngã gục xuống. Danzat chạy tới đỡ bạn dậy, khẩu súng lục trên tay Pushkin tuột rơi xuống tuyết. Danzat đưa lại súng cho bạn. Pushkin nhắm bắn hồi lâu. Đạn xuyên qua cánh tay Dantes nhưng chỉ chạm vào phần mềm và dắt lại chỗ ngang dạ dày. Tuy chỉ bị thương nhẹ song y lảo đảo rồi ngã. Mặc dù máu ra nhiều, Pushkin vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra sự việc. Ông lẩm nhẩm: “Chừng như cuộc đấu giữa chúng ta chưa xong”.

Có nhiều giả thuyết xoay quanh cuộc đấu này của Pushkin, mà cơ bản là: Có lẽ trong lúc quyết đấu, tên Dantes hèn nhát đã mặc một chiếc áo giáp ở trong nên viên đạn chỉ làm y bị thương nhẹ. Lại có ý kiến cho rằng, lỗi tại Pushkin không nhanh nhạy! Ông nổ súng hơi muộn, giá sớm hơn một chút thì tình thế đã khác.

Pushkin được dìu lên xe, đưa về nhà. Mặc dù rất đỗi đau đớn, song ông cố gắng chịu đựng để những người thân khỏi lo âu, thất vọng. Chính tại đây ông đã có những lời hết sức dịu dàng để an ủi vợ: “Anh sung sướng quá vì còn được gặp em và ở bên em. Dù thế nào đi nữa em không có lỗi gì cả, em không đáng trách”.

Do vết thương quá nặng, hồi 14h15′ ngày 29.01.1837, Pushkin trút hơi thở cuối cùng. Bạn bè chứng kiến phút giây bi thương này đã nhận xét rằng: Chưa bao giờ họ được trông thấy một khuôn mặt người hấp hối nào lại trong sáng, thanh thản và nên thơ đến thế. Trước khi tạ thế, Pushkin đã nắm chặt bàn tay V.I.Dan, một nhà văn ngồi bên giường ông, nói: “Bạn ạ, hãy nâng tôi lên đi, ta lên cao, cao nữa, cao mãi…”. Trước đó, ông không quên dặn vợ: “Em hãy về sống ở làng quê, để tang anh hai năm rồi đi lấy chồng, nhưng phải lấy một người đứng đắn”

PHẠM MẠNH HOÀNG/VANVN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm