TIN TỨC
  • Thơ
  • Đào Phong Lan: Đắm đuối khúc ca Tây Nguyên

Đào Phong Lan: Đắm đuối khúc ca Tây Nguyên

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-10 22:02:29
mail facebook google pos stwis
1337 lượt xem

CA KHÚC PHỔ THƠ
(Mời click vào dòng trên đây để truy cập thư mục)

MÙA HOA CHỜ ĐỢI

Sáng tác: Đào Phong Lan

Thể hiện: Đào Phong Lan

Thể hiện: Lê Anh Dũng


Mặc dù không còn sinh sống ở Pleiku nhưng tình cảm của nhà thơ Đào Phong Lan chưa bao giờ rời xa nơi này. “Mỗi bài thơ, bài hát về Pleiku với tôi đều hết sức đặc biệt, luôn mang lại cảm xúc không có gì so sánh được. Thơ tôi hay có trăng, gió, lá, mưa, lối cỏ và hoa vàng... Tất cả những hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu ấy đều bắt nguồn từ Pleiku. Và chỉ có mảnh đất khoáng đạt ấy mới đem lại cho tôi cảm xúc cuồng nhiệt khi làm thơ”-tác giả lời bài hát “Đêm xoang Tây Nguyên” bộc bạch.

Khúc ca về Tây Nguyên

Sinh ra và lớn lên tại phố núi Pleiku, vậy nên, sắc vàng rực của loài hoa dã quỳ rung rinh dưới cái nắng hanh hao trong tiết trời se lạnh trở thành nỗi nhớ thường trực trong tâm trí nhà thơ Đào Phong Lan (SN 1975, sống tại phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh). Chị trải lòng: “Cúc quỳ vàng rực khắp mọi nơi, cái mùi không khí se lạnh, tinh khiết luôn tràn ngập trong ký ức của tôi dù đang ở bất kỳ nơi nào: Hà Nội, Sài Gòn hay khi đang lang thang ở một thành phố, một đất nước nào đó. Cứ đến tháng 10, tháng 11 là tôi lại nhớ quay quắt Pleiku, chỉ mong được trở về để đắm chìm vào màu hoa vàng rực trên các nẻo đường, được hít thở thật sâu giữa không gian khoáng đạt. Có lần, quá mỏi mệt về công việc, tôi mua một vé giờ chót bay lên Pleiku vào buổi tối. Chỉ cần bước xuống sân bay, hít thở mùi không khí tinh khiết mang vị Phố núi, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Mỗi năm tôi đều tìm cách về Pleiku một lần, như để tiếp sức cho mình và cho nỗi nhớ của mình nguôi ngoai”.


Nhà thơ Đào Phong Lan. (Ảnh nhân vật cung cấp)


Không thể thường xuyên về thăm, chị đã gửi nỗi nhớ nhung Pleiku vào từng lời thơ da diết. Và, “Đêm xoang Tây Nguyên” là một ví dụ điển hình: “Rượu cần lâu năm cất trong đáy mắt em/Vít cần/Anh không dám uống/Điệu xoang nhịp nhàng/Vòng người sóng sánh/Anh cứ sợ mình lạc mất nhau thôi”. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Văn Chừng phổ nhạc và trở thành bài hát gợi nhớ, gợi thương về Tây Nguyên. Không khí náo nức, rạo rực của đêm hội với vòng xoang hòa cùng điệu cồng chiêng, men rượu cần nồng nàn, chuếnh choáng lan ra khắp không gian mỗi khi bài hát được cất lên.

Vẫn vẹn nguyên cảm xúc như lúc đặt bút sáng tác chùm 3 bài thơ “Đêm xoang Tây Nguyên”, “Ly khúc Pleiku” và “T'rưng” vào tháng 6-1995, nhà thơ Đào Phong Lan hồi nhớ: “Thật khó tin khi cả 3 bài thơ này đã có tuổi đời 26 năm. Đó là khi tôi từ Hà Nội về nhà nghỉ hè. Trong đêm khuya vắng lặng, nhưng trong đầu tôi cứ văng vẳng âm thanh của đêm xoang và hình ảnh của vòng xoang. Tôi viết liền một mạch, không sửa gì, viết xong vẫn còn chuếnh choáng như đang trong đêm hội”.

Nói về những “đứa con” của mình, chị Đào Phong Lan bật cười: “Thú vị là trong bài “Đêm xoang Tây Nguyên” có “Cô gái Jrai hát câu gì không rõ”. Trong bài “T'rưng” lại có câu “Ơi cô gái Bahnar, tiếng đàn em thánh thót”. Tôi viết về hai dân tộc bản địa ở Pleiku mà sau này, khi nhìn lại mới phát hiện ra. Bài hát “T'rưng” được chính mẹ ruột của tôi thể hiện. Nhiều người bất ngờ khi bà đã 70 tuổi mà vẫn có giọng hát cao và sôi nổi, trong sáng như vậy”.

Thổn thức với dã quỳ vàng

Sau “Đêm xoang Tây Nguyên” và “T'rưng”, mới đây, bài thơ “Mùa hoa chờ đợi” cũng được chính chị phổ nhạc và thể hiện. Sau khi đăng tải trên trang cá nhân, bài hát đã nhận được nhiều lời khen ngợi bởi ca từ mượt mà cùng giọng ca giàu cảm xúc của nữ thi sĩ. Chị bộc bạch: “Một trong những ký ức đẹp đẽ nhất của tôi là loài hoa dã quỳ. Cái màu vàng rực rỡ, ngời sáng, tha thiết, day dứt ấy là nỗi ám ảnh trong tôi. Cứ mùa đông là tôi khao khát được trở về để ngắm hoa nở. Chỉ dã quỳ ở Pleiku mới đem lại cho tôi cảm giác ấy, một cảm giác nghẹn ngào, yêu dấu đến vô cùng. Khi những khóm hoa trải dài trên những lối đi, mọc lan vàng rực trên đường Trần Hưng Đạo xưa hoặc ôm tràn lấy núi Hàm Rồng, bùng cháy tha thiết bên những hàng rào của những ngôi nhà quanh phố, tôi cảm giác như mình đã được trở về nơi chỉ thuộc về mình. Vì thế, tôi viết “Mùa hoa chờ đợi”, cảm giác Pleiku như một người con trai, vì nhớ thương một người con gái ở xa mà thắp dã quỳ lên rực rỡ như nắng, như hẹn và như đợi người con gái ấy một ngày nào đó sẽ trở về. Hoa là lời yêu của chàng trai dành cho cô gái. Và tôi xem mùa dã quỳ như một mùa hoa chờ đợi”.


Nhà thơ Đào Phong Lan chia sẻ, mùa dã quỳ như một mùa hoa chờ đợi. Ảnh: Ngọc Thu

Pleiku chờ em/Thắp cúc quỳ như nắng/Dòng thông xanh lặng im/Chảy về miền xa vắng… Trời chuyển mùa càng nhiều giá rét/Thì màu vàng lại càng thắm thiết/Trong tháng mười hai…”. Ca từ sâu lắng, nhẹ nhàng không chỉ khiến những người đi xa mà ngay cả những người đang sinh sống ở Pleiku cũng thổn thức, xuyến xao. Bà Hà Bích Thủy - giảng viên Khoa Văn hóa nghệ thuật (Trường Cao đẳng Gia Lai) bày tỏ: “Tôi biết Đào Phong Lan từ khá lâu và vẫn thường dõi theo nữ thi sĩ tài năng này. Bài nào của Đào Phong Lan cũng rất ấn tượng, trong thơ có nhạc và ngược lại. Dù là thơ hay nhạc thì hình ảnh đều rất gần gũi, chân thực, thân thiết đến nỗi người ở gần thì muốn tới ngay đó, người ở xa thì muốn trở về”.

Cuộc sống đưa nhà thơ Đào Phong Lan rẽ nhiều hướng khác mà không phải con đường nghệ thuật, văn chương chuyên nghiệp. Song giữa những bộn bề, tất bật của cuộc sống, Pleiku cùng màu vàng rực của dã quỳ lại khơi dậy, thôi thúc chị viết nên những vần thơ, ca khúc đẹp đẽ, đi vào lòng người. “Tôi rất vui khi được khán giả và độc giả nhớ tới qua các bài thơ, đặc biệt là các bài thơ được phổ nhạc. Tôi vẫn mong có một dòng nhạc với những ca từ đẹp như thơ, hoàn toàn xa lạ với yếu tố thị trường. Ngay lúc này đây, tôi biết là ở Pleiku hoa dã quỳ đã nở, tôi rất mong được trở về để thêm một lần đắm mình cùng loài hoa dại ấy. Nhưng có lẽ với tình hình dịch bệnh đang còn phức tạp tại TP. Hồ Chí Minh, tôi đành hẹn Pleiku vào dịp khác. Và hát bài “Mùa hoa chờ đợi” sẽ giúp tôi nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ nơi này”-nhà thơ Đào Phong Lan chia sẻ.

 PHƯƠNG LINH (https://www.baogialai.com.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đinh Hy - Chùm thơ dự thi
Ồ có thật lạ khôngQuen miền Trung sông - núiVào đây chỉ có sôngCả đời đau đáu núi.
Xem thêm
Châu Hoài Thanh - Chùm thơ dự thi
Cơn nhớ trườn qua rát bỏng tháng ngày cơ cựcbế bồng thoát lửa chiến tranh Bà tôi người mẹ hiền liệt sĩ
Xem thêm
Díu dan với núi sông | Chùm thơ về những dòng sông
Chùm thơ của Đinh Nho Tuấn: Dòng Lam, dòng La; Dan díu với núi sông
Xem thêm
Con đường tháng Tư – Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ Nguyễn Văn Thanh, Phạm Đình Phú, Nguyên Hùng
Xem thêm
Về quê – Chùm thơ của Vũ Minh Quyền
Chùm thơ: Sông Lam nguyên vẹn nghĩa tình, Về quê
Xem thêm
Nguyễn Vĩnh Bảo - Chùm thơ dự thi
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Xem thêm
Chùm thơ về những dòng sông
Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin giới thiệu dưới đây chùm thơ về những dòng sông và các videoclip hình ảnh về chuyến đi ấp đảo Thiềng Liềng của Đoàn nhà báo nhà văn vào cuối tháng Ba vừa qua.
Xem thêm
Trần Kim Dung – Chùm thơ dự thi
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Xem thêm
Phan Nhật Tiến - Chùm thơ dự thi
Nón tai bèo đội lệch chút xíu thôiCho ra vẻ con gái người thành phốRắn giỏi thêm qua từng ngày lửa khóiMắt to tròn, vành tai cũng tròn theo.
Xem thêm
Trần Trí Thông - Chùm thơ dự thi
Một thế hệ chấp nhận những hy sinhHành khúc thanh niên xung phong dội về thành phố Bến Sỏi – Bến Cầu – Kà Tum – Xa Mát…Tổng đội là nhà biên giới là quê hương…
Xem thêm
Phan Ngọc Quang - Chùm thơ dự thi
Thành phố cùng em cầm tay bước vào đời Đêm hoa đăng vẫy chào thiên niên kỷ mới,Từ lạ lẫm đến thân quen những ánh mắt ngờiTừng phố xá, mỗi nẻo đường hồn non phơi phới.
Xem thêm
Thái Bảo Dương Đỳnh - Chùm thơ dự thi
Ngược xuôi những bóng ai vềMà nghe dờn dợn những bề bộn thương.Một con đường, mấy con đườngCòn ghi bao nỗi gió sương cuộc người
Xem thêm
Đào Đức Tuấn - Chùm thơ dự thi
Sài Gòn chiều vội vãgiọt mưa vị khói xeSài Gòn cà phê hèvợi em ngàn con chữ
Xem thêm
Hoa Tháng Tư | Chùm thơ về Thành Cổ Quảng Trị
Chùm thơ 2 bài của Trần Bình từ Quảng Trị
Xem thêm
Nguyễn Đăng Khương – Thơ dự thi (chùm 2)
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Xem thêm
Trần Duy Hiển – Thơ dự thi
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Xem thêm
Trần Thanh Dũng – Thơ dự thi (chùm 2)
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Xem thêm