TIN TỨC
  • Nhà văn trẻ
  • Dịch giả trẻ Hà Linh: Văn chương thế giới đang dần xoay trục

Dịch giả trẻ Hà Linh: Văn chương thế giới đang dần xoay trục

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-05-02 17:35:15
mail facebook google pos stwis
1251 lượt xem

Hà Linh là một dịch giả trẻ dịch khá nhiều tác phẩm Hàn Quốc sang tiếng Việt nhưng cô khá kín tiếng trong giới dịch thuật. Cô cũng từng tham gia dự án chuyển ngữ tiếng Anh cuốn tiểu thuyết Untold Night and Day của Bae Suah – một trong những nhà văn đương đại Hàn Quốc nổi bật. Mới đây, Hà Linh đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam dịch phẩm Trắng của Han Kang, một nhà văn Hàn Quốc nổi bật khác. Cô cũng đang rất háo hức với cơ hội được trải nghiệm dịch Cursed Bunny của Bora Chung trong thời gian tới. Góc nhìn của cô về văn chương Hàn và con đường để văn học xứ kim chi đi ra thế giới có nhiều điều đáng để suy ngẫm.

3 nhà văn Hàn tôi sẽ chọn là…

* Xin chúc mừng bạn với dịch phẩm mới nhất, Trắng, của nhà văn Han Kang. Bạn có mất quá nhiều thời gian để chuyển ngữ tác phẩm này không?

– Thời gian mình chính thức bắt tay vào dịch và hoàn thành bản dịch thì không (quá) lâu, nhưng thời gian “ngâm” bản thảo thì lại… khá lâu. Lí do là vì cuốn này rất ngắn. Ngắn nên dịch được nhanh, nhưng cũng chính vì quá ngắn nên có lẽ cần nhiều thời gian để thực sự tự tin rằng mình đã đủ hiểu tác phẩm để bắt tay vào dịch.

Trắng tuy có dung lượng rất ngắn nhưng hầu như khá “nặng nề” khi xuôi theo dòng hồi ức cá nhân nhà văn. Bạn có gặp nhiều khó khăn khi chuyển ngữ không?

– Mình không gặp quá nhiều chướng ngại khi tiếp cận Trắng về mặt nội dung, vì bản thân đặc biệt hứng thú khi thấy Han Kang, một nhà văn (theo mình) tuy không ít lần viết từ những trải nghiệm cá nhân nhưng cực kì ít bộc lộ bản thân lại quyết định viết một cuốn sách riêng tư như vậy.

Khó khăn lớn nhất với mình là làm sao chuyển ngữ được cái đẹp ở văn chương Han Kang sang tiếng Việt, vì ngôn ngữ của cô ở Trắng rất tiết chế, cô đọng nhưng vẫn giàu sức gợi. Rườm rà hóa, đơn giản hóa ngôn từ bản gốc, hay sa đà vào diễn giải là điều khiến mình “run tay” nhiều nhất trong quá trình dịch.


Tác phẩm “Trắng” của Han Kang do Nhã Nam ấn hành.

* Trong diễn xuất của điện ảnh có một kĩ thuật gọi là acting method, khi đó diễn viên sẽ phải nhập vai 100% ngay cả trong cuộc sống đời thường. Khi dịch Trắng bạn có tự hóa thân thành nhà văn không?

– Ồ, thật tình cờ là gần đây mình cũng đang đọc một cuốn về method acting là The Method (Isaac Butler) mới xuất bản đầu năm nay. Mình khá là quan tâm và thích tìm hiểu về kĩ thuật diễn xuất thường gây tranh cãi này, nhưng với tư cách là một người (thỉnh thoảng) xem phim thôi. Khi dịch mình không có ý định và cũng chưa bao giờ tìm cách tự hóa thân thành nhà văn. Mình dịch với tâm thế của một người đọc nhiệt huyết thôi, và Trắng cũng là tác phẩm mà mình chọn dịch. Mình thích Han Kang và đã đọc kha khá tác phẩm của cô nên khi có cơ hội thì mình không muốn bỏ lỡ.

* Vậy chắc hẳn “Trắng” cũng tương tự “Một trăm cái bóng” của Hwang Jungeun, là tác phẩm của những nhà văn mà bạn yêu thích?

– Duyên số là mình biết đến Hwang Jungeun qua một bài phỏng vấn Han Kang, khi cô nói Một trăm cái bóng là tác phẩm gây ấn tượng với cô gần đây. Lúc đó mình chỉ đơn thuần nghĩ, một tác giả khiến Han Kang ấn tượng hẳn cũng sẽ “khác biệt” không kém. Rồi mình tìm đọc sách của Hwang Jungeun và ngay lập tức trở thành fan của cô.

Hai nhà văn kể trên có điểm chung là ở tác phẩm của họ có sự cân bằng đủ đẹp giữa nội dung và nghệ thuật – điều mà mình ít thấy ở các tác giả Hàn Quốc đương đại khác. Phần lớn họ tích cực lên án xã hội hiện đại nhưng bút lực không đủ để biến tác phẩm của mình giàu sức nặng và ấn tượng hơn những bài phóng sự hay nghị luận xã hội.


Tác phẩm “Một trăm cái bóng” của Hwang Jungeun.

Cả hai cùng quan tâm và viết đặc biệt hay về những phận người bên lề, nhưng mình tìm thấy nhiều hơi ấm hơn ở các tác phẩm và nhân vật của Hwang Jungeun. Văn chương Han Kang có chút gì đó hàn lâm hơn, đẹp hơn nhưng đôi khi hơi quá lạnh lùng và lí tính, các nhân vật của cô ấn tượng nhưng có lúc ấn tượng quá thành kịch. Có lẽ cũng vì vậy mà mình thích Hwang Jungeun hơn một chút.

Đọc Hwang Jungeun gợi mình nhớ lại hồi mới học tiếng Hàn, những từ được lặp đi lặp lại như thể đang học thuộc lòng, những món ăn đặc trưng Hàn Quốc, những khung cảnh đời thường, những người bình thường nói những câu bình thường và chính những câu đơn giản nhất ấy lại luôn là những câu khiến mình bất ngờ và xúc động nhất.

* Nếu được chọn 3 nhà văn Hàn Quốc đương đại mà bạn nghĩ ngay khi nói đến tiêu chí thành công quốc tế, thì đó sẽ là ai?

– Xét trên tiêu chí thành công quốc tế thì có lẽ mình sẽ tạm giữ Hwang Jungeun làm “của riêng”. Han Kang, Bae Suah và mới đây là Chung Bora, là ba cái tên mình nghĩ tới.

Han Kang thì không cần phải giải thích rồi. Bae Suah thì nhờ lượng tác phẩm đã được dịch và chất phương Tây đậm nét trong các tác phẩm của cô. Cursed Bunny của Chung Bora gần đây thì đã lọt vào đến chung khảo giải Booker Quốc tế. Một điểm chung thú vị giữa Bae Suah và Chung Bora là không chỉ là hai nhà văn độc đáo họ còn là hai dịch giả có tiếng, Bae thì dịch nhiều sách tiếng Đức trong khi Chung là sách Đông Âu.


Bản tiếng Anh “Untold Night and Day” của Bae Suah.

Mình thích cả ba, và mình cũng nghĩ những tác phẩm đưa tên tuổi của họ phổ biến với độc giả phương Tây đều ít nét Hàn Quốc. Đây cũng chính là lí do mình không đưa Hwang Jungeun vào, văn Hwang Jungeun rất đậm tính Hàn Quốc, cả về đề tài lẫn phương thức biểu hiện mà cô lựa chọn.

Bạn có thể nói, không nhẽ Human Acts (Bản chất của người) của Han Kang ít tính Hàn Quốc? Tiểu thuyết làm nên tên tuổi của Han Kang tại Hàn Quốc này viết về một sự kiện lịch sử được coi như là đặt nền móng cho nền dân chủ Hàn Quốc cơ mà? Tuy nhiên, nếu đã đọc Human Acts, bạn cũng sẽ thấy tính phổ quát của nó. Tính Hàn Quốc mình muốn nói tới ở Hwang Jungeun đời thường và đặc thù hơn, nằm ở ẩm thực, lối sinh hoạt, phương ngữ hay thậm chí cả cách đặt tên nhân vật…

Sự xoay trục + Sự mới lạ = Thành công

* Có thể nói là kể từ Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook thì văn chương Hàn Quốc đã được đón nhận rộng rãi trên thế giới. Là một người quan sát tình hình văn chương đương đại nói chung và văn học Hàn Quốc nói riêng, bạn nghĩ đâu là nguyên nhân đưa văn học Hàn Quốc đi xa như thế?

– Mình nghĩ nguyên nhân đưa văn chương Hàn Quốc tiến xa, đầu tiên có lẽ nằm ở sự mới lạ. Văn chương Hàn Quốc đến sau so với Trung Quốc, Nhật Bản; và vẫn chưa được khám phá nhiều. Làn sóng Hàn Quốc cũng là một tác động lớn, khi nhờ Hallyu (làn sóng xuất khẩu phim truyền hình Hàn Quốc – PV) mà chắc chắn nhiều người (như mình) bắt đầu hiếu kì, muốn học ngôn ngữ, tìm hiểu thêm về văn chương – khía cạnh vẫn còn ẩn mình so với âm nhạc, điện ảnh, truyền hình. Và khi khám phá ra văn chương Hàn Quốc với những nét độc đáo khác lạ mà những hình thức văn hóa đại chúng khác chưa thể hiện thì đó cũng là một yếu tố thu hút độc giả.

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, theo mình vẫn là nội dung và thông điệp mà các nhà văn Hàn Quốc muốn truyền tải trong các tác phẩm của mình. Văn chương thế giới ngày càng chuyển mình về hướng về thiểu số, những đối tượng bị lề hóa, các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, sắc tộc…

Bạn có thể thấy văn chương Hàn Quốc đương đại chứng kiến sự nở rộ của các nữ tác giả. Ở Hàn Quốc – một xã hội vẫn còn bảo thủ và gia trưởng, phản ánh rõ ở mức phổ biến của các tội ác thù ghét giới – nữ giới vẫn còn bị giới hạn bởi nhiều gông xiềng của tiêu chuẩn xã hội. Văn chương là môt phương tiện để họ mạnh mẽ cất lên tiếng nói. Tức là, mình nghĩ, họ hướng ngòi bút tới những vấn đề rất thời sự và phổ quát trong khi “hút mực” từ một nguồn rất đặc trưng. Điều này khiến họ vừa dễ tiếp cận vừa kích thích những độc giả xa lạ với văn hóa Hàn Quốc nói riêng và Á Đông nói chung.

Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi tính đến giờ Người ăn chay hay Kim Ji-young sinh năm 1982 với tinh thần nữ quyền rõ rệt là hai tiểu thuyết gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế và được đông đảo độc giả đại chúng đón nhận nồng nhiệt.

* Cũng như các nhóm nhạc thần tượng, giờ đây các nhà văn Hàn Quốc cũng vươn ra thế giới khi chọn các công ty đại diện ở tầm châu Á (như Asia Literary Agency), hay nhà xuất bản mới đây của dịch giả Deborah Smith (người dịch phần lớn tác phẩm của Han Kang). Bạn có nghĩ đây là một trong những yếu tố tạo nên thành công không?

– Mình nghĩ đó trước hết là bước tiến tất yếu, và sẽ là yếu tố giúp văn chương Hàn Quốc có chỗ đứng vững chắc và phủ rộng hơn.

* Nghịch lí là không chỉ những tác phẩm lấy phông nền là các va chạm đương đại giữa một đất nước tư bản nằm trong nền văn hóa Đông phương, mà những nhà văn đương đại cũng đang “quốc tế hóa” và triệt tiêu dấu ấn địa phương trong các tác phẩm của mình, như Pyun Hye Young, Bae Suah hay thậm chí là Bora Chung. Bạn nghĩ gì về điều này? 

– Mấy tháng trước mình có nghe qua một buổi chia sẻ của Ocean Vương – một nhà thơ, nhà văn Mĩ gốc Việt mà mình rất thích và anh có nói độc giả giờ đây nên “nghi ngờ” những gì bày ra sẵn ở trước mắt họ, và văn chương cũng như văn hóa phương Tây là một điều như thế. Vì sao Truyện Genji được cho là tác phẩm văn chương đầu tiên, nhưng hầu hết mọi người giờ đây đều xoay trục sang Tây phương và nghĩ nó sẽ mãi mãi vững bền như thế?

Do đó đi kèm với toàn cầu hóa, độc giả phương Tây giờ đây có vẻ ngày càng quen thuộc, hoặc đang trên đà chán ngán cái nôi văn chương mấy chục thế kỉ của mình, nên họ muốn quay sang những nền văn chương thiểu số khác, và châu Á là một trong số đó. Văn chương Hàn Quốc đặc biệt ở chỗ tuy vẫn đặc sệt các yếu tố địa phương, nhưng các nhà văn đương đại hiện nay đã kịp thêm vào cách viết hậu hiện đại, một mặt giúp quảng bá văn hóa địa phương, nhưng cũng đồng thời đến gần hơn với độc giả quốc tế.

Khác biệt chính là cơ hội

* Cursed Bunny mới đây đã lọt vào danh sách rút gọn Booker Quốc tế 2022. Bạn đã đọc tác phẩm này rồi chứ?

– Mình đã đọc và ấn tượng với nhiều truyện trong tập truyện ngắn này. Cursed Bunny khá tương đồng với Người ăn chay của Han Kang ở điểm thu hút độc giả nội địa sau khi gây tiếng vang ngoài quốc tế. Mình nhớ từng đọc một bài phỏng vấn mà Han Kang nói cô bất ngờ trước sự thành công của Người ăn chay và sức nóng trở lại (dù có lẽ ‘trở lại’ không hẳn là đúng vì trước đó nó chưa từng hot đến thế?) của cuốn sách tại Hàn Quốc sau khi cô đoạt giải.

Tương tự, Cursed Bunny xuất bản lần đầu ở Hàn Quốc từ năm 2017, nhưng tới tháng Tư năm nay, sau khi có tên trong danh sách vòng sơ khảo rồi chung khảo của giải Booker Quốc tế thì nó mới được tái bản trong một diện mạo mới và vươn tới một vòng độc giả rộng hơn. Sau khi đọc Cursed Bunny thì mình không ngạc nhiên lắm khi thấy cuốn sách nhận được nhiều ‘rave review’ (đánh giá xuất sắc – PV) từ độc giả phương Tây.


Nhà văn Hàn Quốc Chung Bora và tác phẩm “Cursed Bunny”.

Từ sự đa dạng thể loại, thiên về kinh dị và viễn tưởng, tới sự triệt tiêu dấu ấn địa phương như bạn nói… cuốn sách hội tụ đủ yếu tố để trở thành một hiện tượng mới. Cá nhân mình thì mong Chung Bora có thể tiếp nối Han Kang, một phần vì mình muốn đọc thêm các tác phẩm khác của cô, phần nữa vì có lẽ đó sẽ là một khích lệ lớn giúp các tác giả Hàn Quốc dám dấn thân và thể nghiệm hơn nữa.

* Hẳn nhiên là ngoài các truyện ngắn bàn về xã hội tư bản đậm đặc phong cách Kafka, Borges thì Bora Chung cũng xây dựng nhiều câu chuyện truyền thống như Nàng công chúa băng qua sa mạc để giải lời nguyền. Điều này không quá xa lạ với độc giả phương Đông, nhưng lại lạ lẫm so với phương Tây. Liệu bạn có nghĩ Thế giới đang “xoay trục”, khi giờ đây văn học Âu – Mĩ không còn được tin là sẽ trường tồn mãi mãi?

– Như mình đã nói ở trên, sự “hoài nghi” này là có cơ sở, và ở một thế giới mà như Toni Morrison nói, người ta sợ sự tự san phẳng cũng như đồng hóa căn tính, thì các khác biệt này ngày càng đặc sắc và có cơ hội vươn lên. Nhưng là người đọc Á Đông, là người đã quen với các truyền thuyết, truyện cổ tích; chuỗi truyện ở giữa này trong cuốn Cursed Bunny không gây bất ngờ cho mình, nhưng hẳn sẽ là dấu ấn lớn với bạn đọc quốc tế, bởi nhẽ phông nền truyền thống châu Á chắc là sẽ mới lạ với họ.

* Bạn có tin rằng sắp tới đây văn chương Hàn Quốc cũng sẽ trở nên to lớn như văn chương Mĩ Latin đã từng?

– Nếu có thể thì tốt, vì mình thấy đây là một nền văn chương nhiều tiềm năng, rất tích cực chuyển mình, đặc biệt với lớp tác giả trẻ ngày càng nhạy cảm và nhạy bén hơn. Và họ cũng đang dần hình thành một nền văn học độc lập (indie) với sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của các nhà xuất bản độc lập cũng như hiệu sách địa phương – cho phép các nhà văn thỏa sức sáng tạo.

– Cám ơn Hà Linh vì cuộc trao đổi này!


Hà Linh trong một buổi khám phá văn hoá đường phố Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

Hà Linh, sinh năm 1991 tại Hà Nội. Cô từng học chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc tại Đại học nữ Duksung, Hàn Quốc. Hiện nay cô là dịch giả bán thời gian các tác phẩm từ tiếng Anh và Hàn Quốc. Một số dịch phẩm đáng chú ý của cô bao gồm: Một trăm cái bóng (Hwang Jungeun, Nxb Hội Nhà văn, 2018), Vì tôi ghét Hàn Quốc (Chang Kang Myoung, Nxb Hà Nội, 2018), Yu Jin lớn Yu Jin bé (Lee Geum Yi, Nxb Lao Động, 2018), Trắng (Han Kang, Nxb Hà Nội, 2021),… Sắp tới cô sẽ thử sức mình ở tác phẩm vừa lọt vào vòng chung khảo Booker Quốc tế năm nay, Cursed Bunny của nhà văn Bora Chung.

Thuận Ngô/VNQĐ

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nàng Sói – Truyện ngắn của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Võ Chí Nhất dịch từ nguyên bản tiếng Anh,She Wolf của Anna Maria Stępień, Ba Lan.
Xem thêm
Trong lời mẹ hát | Thơ in sách giáo khoa và lời bình
Bài thơ Trong lời mẹ hát được đưa vào giảng dạy ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
Xem thêm
“Một ngày từ bên trong” - Tác phẩm đạt giải thưởng của cô gái 16 tuổi
Tập thơ “Một ngày từ bên trong” của tác giả trẻ Trần Phú Minh Anh, bút danh Minh Anh sinh năm 2007 được trao Giải A của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023. Tập thơ được bán với giá 200 ngàn đồng.
Xem thêm
Sơ - Lốc - Hôm mặc váy - Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Hắn giật thót người khi nghe tiếng con Shushi sủa váng lên khiến bà già chủ nhà lên tiếng nhắc chó cưng rồi rời bàn viết.
Xem thêm
Chùm thơ Bùi Xuân Mẫn
Nhận thấy mình tin chắc thế nàovề một chuyện duy nhấtmà không thể chứng minhLập lòe sáng tối do ánh lửa
Xem thêm
Giới thiệu chân dung thơ Phạm Tiến Triều
Người cầm bút phải có sứ mệnh mang văn hóa của dân tộc mình đến với mọi người. Bởi xét đến cùng, cội rễ của thơ ca phải xuất phát từ ngọn nguồn văn hóa của dân tộc mình sinh ra. Dòng chảy ấy là bất tận. Nhà thơ phải biết hòa điệu giữa dòng chảy văn hóa dân tộc với điệu hồn cảm xúc của cá nhân mình. – Quan niệm văn chương Phạm Tiến Triều
Xem thêm
Đừng xem đó là bẫy – Truyện ngắn Võ Chí Nhất
Anh chàng cẩn thận ngồi vào bàn và nhìn bà Lan Chi với ánh mắt biết ơn khi bà mang khay bánh rán vàng ruộm chầm chậm bước về phía mình. Anh ta xoa cái bụng bí đau sau lớp vải áo sơ mi mới toanh, ra vẻ thèm ăn để làm bà vui vì sắp được thưởng thức hương vị bánh rán mới mà bà cất công làm từ sáng sớm.
Xem thêm
Cuộc điện thoại bất ngờ - Truyện ngắn Hoàng Thị Hiền
Sau tiếng trống báo hiệu vào tiết học, tôi cho đôi mắt được tự do quan sát khắp sân trường, nhà để xe, con đường tấp nập ngoài cánh cổng sắt…
Xem thêm
Thơ Trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI - Những tìm tòi và thử nghiệm
Đặt vấn đề thơ Trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX
Xem thêm
Nước mắt mùa đông – Tản văn của Đặng Thùy Tiên
Mùa đông ở miền núi Tây Bắc, cái rét không ngòn ngọt như mạn Đông Bắc mà mằn mặn đanh đanh. Cây cối vào mùa đông chịu cái rét thấu, sáng sớm sương muối tích tụ từ đêm giữ lại cái rét trong những hạt trắng nhỏ li ti, treo mình trên từng tán lá, ngọn cỏ, cành cây. Sương muối không bỏ qua cái ngóc ngách nào của rừng núi, kể từ cái mạng nhện, những sợi tơ mỏng manh bình thường lẫn vào với không khí chẳng thấy đâu, vậy mà lúc này bị sương muối làm cho lộ diện hoàn toàn cả cấu trúc của mình.
Xem thêm
Bể dâu lành lặn | Chùm thơ của Mạc Tường Vi
Lặng lòng mắt ước xăm xaBể dâu lành lặn người ta phương nào
Xem thêm
Thơ Cỏ Ba Lá
Chiều bắt dế ven đê cùng lũ bạnTiếng sáo diều thủng thẳng ở lưng trâuĐôi chân trần làn da cháy đen nâuPhong phanh áo mưa ngâu trời trở gió
Xem thêm
Cảm thức nguồn cội trong ‘Chín nhánh da vàng’ của Khét
Văn học không chỉ phản ánh mà còn đồng hành và kiến tạo cuộc sống. Chính vì thế, những dòng chảy văn học luôn được nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người nghệ sĩ tài năng sẽ ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả bằng những con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời đại, xã hội mà họ sống trải. Thuộc thế hệ thứ ba trong lớp những nhà văn, nhà thơ trẻ ở đô thị miền Nam như: Phong Việt, Anh Khang, Phương Huyền, Trần Phi Long, Nguyễn Trần Thiên Lộc, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân… Khét (Trần Đức Tín) là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn mạng và tạp chí Văn học từ địa phương đến trung ương. Anh để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi một bút lực dồi dào, sung sức và một hồn thơ chân chất, mộc mạc, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống đương đại. Điều này thể hiện rõ nét qua ba tập thơ đã xuất bản trong ba năm liên tiếp: Rồi mình cũng xa lạ nhau (2018), Mình mắc cạn vào nhau (2020), Ở đậu trong nhau (giải thưởng Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh 2021). Tập thơ mới nhất của anh Chín nhánh da vàng (2022) đã cho thấy một hình ảnh Khét trầm tĩnh, suy tư sâu sắc hơn với cảm thức ý hướng về nguồn cội mạnh mẽ xuyên suốt cả tập thơ.
Xem thêm
Chùm thơ Trương Mỹ Ngọc
“Nếu ác quỷ không có trên đời, cái ác biết đổ cho ai?// Loài người văn minh chưa từng nhận đã đốt rừng/ Chưa từng nhận đã tàn sát chó mèo, cỏ cây, muông thú// Nhiều người thậm chí ra tay với cả đồng loại của mình/ Loài người ngợi ca sự văn minh/ Nhưng lại thỏa hiệp với những con “người” trong lòng có quỷ…”
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Võ Chí Nhất
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất hiện nay vẫn là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn TP.HCM.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Trần Khải Duy
Nhà thơ trẻ Nguyễn Trần Khải Duy sinh năm 1995 tại Bình Định.
Xem thêm
Đại biểu nhà văn trẻ: Nguyễn Đình Minh Khuê
Chạm vào cái thực - tiểu luận của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Minh Khuê.
Xem thêm
Giới thiệu đại biểu nhà văn trẻ: Trần Đức Tín
Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín là một trong 22 đại biểu TPHCM tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng ngày 18-19/6.
Xem thêm
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật
Nhà văn trẻ Nguyễn Anh Nhật sinh năm 2000
Xem thêm