- Tư liệu văn học
- Đoàn Văn công Quân khu 7: Tầm vóc của một Nhà hát nghệ thuật lớn của phía Nam
Đoàn Văn công Quân khu 7: Tầm vóc của một Nhà hát nghệ thuật lớn của phía Nam
Tiền thân của Đoàn Văn công Quân khu 7 là Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam thành lập ngày 20/12/1962 tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh). Đoàn đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 2004 và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba năm 2022.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống (1962-2022), Đoàn Văn công Quân khu 7 đã vinh dự được Đại tướng Phan Văn Giang, Bô trưởng Bộ Quốc phòng gửi thư khen ngợi:
“Thân ái gửi sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ công nhân và viên chức quốc phòng Đoàn Văn công Quân khu 7
Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, trực tiếp là Đảng ủy, Chỉ huy Cục Chính trị; được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân các địa phương; sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội; các thế hệ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng Đoàn Văn công Quân khu 7 đã phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; đoàn kết, khắc phục khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia chiến đấu, biểu diễn phục vụ chiến đấu, tổ chức sáng tác, dàn dựng, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ bộ đội và Nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Tôi nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi những thành tích và sự tiến bộ, trưởng thành của Đoàn Văn công Quân khu 7 trong 60 năm qua. Mong rằng, trong giai đoạn cách mạng mới, các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo”…
Mùa xuân này về trên quê ta...
Đạo diễn Khắc Tuế, nay đã 92 tuổi, vẫn còn nhớ như in những năm tháng kháng chiến, mối thâm tình giữa hai đoàn ca múa Tổng cục chính trị (Nhà hát ca múa nhạc quân đội hiện nay) do ông làm đòan trưởng và đoàn Văn công Quân giải phóng Miền Nam (Tiền thân của đoàn văn công quân khu 7 hiện nay) do nhạc sỹ Xuân Hồng làm đoàn trưởng.
“Mùa đông 1972 rét buốt, anh Xuân Hồng mang từ trong Nam ra cho tôi và anh chị em đoàn ca múa TCCT đang sơ tán ở vùng núi tỉnh Hòa Bình một chiếc máy thu thanh 2 đường tiếng (sterio): “Đây là quà của anh Chín Vinh (Trần Độ) và Tám Trần (Văn Phác) thu được của địch ở chiến dịch Nguyễn Huệ, anh Chín Vinh nhắc Khắc Tuế thu cho anh giọng hát của Kim Ngọc, Kim Cúc, Linh Nhâm, Tường Vy.”
Ngày 15/12/1972, Ban chỉ huy đoàn TCCT chúng tôi làm việc với nhạc sỹ Xuân Hồng. Anh đề xuất xin hai cán bộ người Nam Bộ của Đoàn. Đó là nhạc sỹ Lê Khiêm và đội trưởng hậu đài sân khấu Dương Vinh Cảnh. Cuộc bàn bạc kết thúc, chúng tôi vui vẻ tổ chức một bữa nhậu, sau đó anh Xuân Hồng xin phép đi ngay để “một” quân cho Văn công Quân giải phóng Miền.
Sau 12 ngày đêm B52 đánh vào Hà Nội, tại khu sơ tán Hòa Bình, tôi gặp lại Xuân Hồng và đề nghị anh sáng tác cho đoàn TCCT mộ bài về chiến thắng B52. Anh tủm tỉm cười, rồi hóm hỉnh đọc một câu thơ Xuân Diệu “Ta ôm sao xuể cuộc đời” và bảo: “Mình đã có Tiếng chày trên sóc Bom Bo rồi”, còn đề tài này dành cho Hoàng Tạo (Hoàng Tạo là nhạc sỹ Đoàn Văn công Phòng không - không quân. Thằng cha này nó quen khoản này. Còn mình bây gờ chỉ lo sao có một bài hát về giải phóng Sài gòn). Tôi tếu táo vái anh ba vái khâm phục, rồi thoát ra khỏi đám đông anh chị em trong đoàn đang vây quanh anh. Sau đó Xuân Hồng cùng Lê Khiêm và Dương Cảnh Vinh lên đường...
Sau gày 29/3/1973, những tên phi công Mỹ cuối cùng rời Hà Nội, tình hình mới xuất hiện nên hai đoàn ca mùa TCCT và Văn công giải phóng Miền càng thường xuyên liên lạc bằng đừogn dây đặc biệt của TCCT để phối hợp với nhau. Tôi hỏi anh Xuân Hồng: “Anh đã sáng tác được bài mới nào chưa”? “Yên trí sẽ có”. “Bài gì”. “Bí mật. Chờ ngày gặp mặt sẽ rõ...”
Ngày 30/4 Sài gòn giải phóng, đoàn chúng tôi được Bộ Quốc Phòng ưu tiên cho đi máy bay để sớm vào phục vụ. Khi vừa tới sân bay Tân Sơn Nhất, đã thấy các anh Xuân Hồng, Lê Khiêm và toàn đoàn Văn công quân giải phóng, mọi người ôm lây nhau ràn rụa nước mắt sung sướng. Đích thân anh Xuân Hồng lái chiếc ô tô đưa tôi về bản doanh đoàn và trong căn phòng của anh, có một bản nhạc 5 dòng kẻ đề chữ: “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”.
Đó chính là bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” nổi tiếng, mà ít ngày sau, đi đâu trên đừogn phố Sài gòn cũng nghe bài hát này. Và tất nhiên, những nghệ sỹ hát đầu tiên chắc chắn là Đoàn văn công Quân Giải phóng Miền Nam, tức đoàn văn công Quân khu 7 hiện nay...
Tiếng hát ấy còn vang mãi
Trên tờ báo của những người lính Quân khu 7, luôn có những bài viết rất trân trọng và tự hào về Đòa nghê thuật của Quân khu.
“Tiếp nối và phát huy truyền thống của Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam trong thời bình, những năm qua, Đoàn Văn công Quân khu 7 đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và xây dựng đơn vị. Hàng năm, Đoàn thực hiện trên 100 buổi biểu diễn phục vụ cho bộ đội, nhân dân trên địa bàn Quân khu; đến tận vùng biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa để tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa như: “Vì nhân dân quên mình”; “Xuân chiến sĩ” nhằm động viên tinh thần cho bộ đội; phục vụ các buổi lễ, hội nghị, các đoàn khách Quốc tế đến thăm và làm việc với Quân khu; giao lưu nghệ thuật với các đơn vị Quân đội và nhân dân các nước láng giềng. Năm 2017, Đoàn đã có chuyến lưu diễn 22 ngày trên đất nước bạn Lào nhân kỉ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào,..
Trong xây dựng đơn vị, Đoàn tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng và phát triển Đoàn Văn công giai đoạn 2016-2020 nhằm trẻ hóa và nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn của diễn viên, hồi phục ban nhạc nữ để giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc riêng vốn có của đơn vị; phát huy tốt khả năng kiêm nhiệm của diễn viên trong tổ chức, thực hiện chương trình nghệ thuật và xây dựng đơn vị nề nếp chính quy, kỷ luật.
Bên cạnh đó, Đoàn còn chú trọng đến đầu tư, bổ sung trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ phục vụ cho các buổi biểu diễn; cải tạo, nâng cấp doanh trại; thay thế phương tiện vận tải đáp ứng việc đi lại, lưu diễn,…
Những thành quả trên chính là động lực thôi thúc cho những thế hệ trẻ của Đoàn Văn công Quân khu 7 tiếp tục phấn đấu để trở thành những nghệ sĩ - chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, tự hào là thế hệ kế tiếp tin cậy của Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam - Một đội quân nghệ thuật sắc bén, tinh nhuệ, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân mà Nhà nước đã phong tặng. (Quỳnh Nhi)
Với riêng tôi, tôi cũng đã có một cái hẹn với Trung tá NSƯT Nguyễn Xuân Hùng- Đoàn trưởng Đoàn Văn công Quân khu 7 để viết về sức trẻ và lực lượng diễn viên trẻ của Đoàn hôm nay...
Theo Trương Nguyên Việt/ Arttime