TIN TỨC

Đời thường của Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ qua ký ức người thân

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-08-31 16:31:38
mail facebook google pos stwis
575 lượt xem

Lưu Tuấn Anh – con trai Xuân Quỳnh – nhớ kỷ niệm dượng Lưu Quang Vũ lĩnh nhuận bút, cho đi dã ngoại sông Hồng, ăn bánh mì.

Sáng 29/8, tròn 34 năm ngày Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh qua đời, trong căn nhà nhỏ ở phố Huế, Hà Nội, con trai cặp nghệ sĩ thắp nén hương cho mẹ, dượng và em Mí. Trước đó, gia đình làm giỗ theo ngày 18/7 âm lịch.

Năm 1988, Lưu Tuấn Anh, mới 22 tuổi, đang ở cơ quan thì bất ngờ được Hội Văn nghệ báo tin cha mẹ và em bị tai nạn. Họ chở anh xuống Hải Dương để nhận người thân. Sốc, không tin vào những điều đang xảy ra, thời gian dài, anh sống trong suy sụp, bi quan.

Lưu Tuấn Anh cho biết thời trẻ bay bổng, anh mải mê với những thú vui riêng, gần như không đọc thơ của mẹ và dượng – dù họ là hai tên tuổi lớn. Đến khi họ qua đời, ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, anh giở những tác phẩm. Mỗi bài thơ gợi lại những ký ức, anh vừa đọc vừa khóc. Lúc đó, anh mới biết ngoài tài viết kịch, dượng còn có thiên phú sáng tác thơ. Tác phẩm Bài hát ấy vẫn còn dang dở như lời tiên đoán về mất mát, khi đã hoàn thành sứ mệnh đời này. “Đến lúc đó tôi mới có nhu cầu là cần phải hiểu mẹ và dượng mình. Tôi thực sự hối hận vì đã vô tâm với mọi người”, anh nói.

Vợ chồng Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh.

Nghèo mà vui là ký ức về những năm tháng gia đình bên nhau của Lưu Tuấn Anh. Khi mẹ ly hôn rồi tái hôn, anh chưa hiểu chuyện, chỉ thấy lạ lẫm khi mẹ sống với người khác ở tầng dưới, bố vẫn ở ngay tầng trên. Hàng xóm thi thoảng bàn ra tán vào chuyện gia đình. Vì thế, anh có chút khoảng cách với dượng.

Đến khi Lưu Minh Vũ – con riêng của Lưu Quang Vũ – chuyển đến sống chung, Lưu Tuấn Anh có người chơi cùng, dần trở nên thân thiết với dượng. Trong ấn tượng của anh, ông hiền, ít nói nhưng chiều các con. Ông thường kể cho hai anh em về chuyện đời sống, công việc. Có lần, Lưu Quang Vũ được lĩnh nhuận bút, cả gia đình chở nhau ra bến Phà Đen dã ngoại, ăn bánh mì. Những khoảnh khắc đó được Xuân Quỳnh đưa vào trong truyện ngắn Chuyến tàu trong thành phố, nhân vật Trung Hà và Hưng là Tuấn Anh và Minh Vũ. Cuối tuần, anh được ra nhà hát xem kịch của dượng. Lưu Tuấn Anh tự nhủ: “Gia đình mới cũng rất tuyệt”.

Thời đó, Lưu Quang Vũ bận rộn với các vở diễn, việc nội trợ trong gia đình chủ yếu do Xuân Quỳnh quán xuyến. Nhà tập thể bốn tầng chỉ có một vòi nước ở tầng trệt lại thường xuyên mất nước, sau 22h mới có. Lưu Tuấn Anh và Lưu Minh Vũ được mẹ giao nhiệm vụ mang xô đi hứng, xách nước lên nhà để sinh hoạt. Nhiều khi cả hai mải chơi, không chịu xếp hàng, mẹ tự đi xách. Nhìn mẹ vất vả, hai anh em lúi húi xin lỗi, rồi phụ đưa nước lên tầng ba.

Căn phòng gia đình mấy mét vuông, toàn sách, chỉ có đủ chỗ kê một tấm phản nhỏ làm nơi ngủ. Thế nhưng, trong ký ức Tuấn Anh, nhà lúc nào cũng đông khách tới chơi, đa phần là bạn bè văn nghệ sĩ. Họ cùng nhau ăn uống, trao đổi về nghệ thuật, thoải mái như ở nhà. Họa sĩ Bùi Xuân Phái thường ngồi vẽ lên những miếng bìa ngay tại đó.


Lưu Tuấn Anh – con trai Xuân Quỳnh – tại lễ khởi công đêm thơ nhạc kịch “Hoa cúc xanh” kỷ niệm 80 năm ngày sinh Xuân Quỳnh hôm 17/8. Anh 56 tuổi, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, quảng cáo. 

34 năm qua, ký ức về Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh sống mãi trong lòng người thân. Nhà báo Lưu Minh Vũ gọi Xuân Quỳnh là má, để phân biệt với mẹ đẻ – nghệ sĩ Tố Uyên. Anh cho biết chưa bao giờ có cảm giác là con riêng bởi má luôn yêu thương và đối xử công bằng. Thời đó, mỗi lần anh thay răng sữa, má pha nước muối, chuẩn bị bông để nhổ, chẳng cần đến nha sĩ. Má cũng là người cắt tóc cho anh, từ khi về sống cùng đến lúc vào đại học. Có lần Lưu Minh Vũ mổ ruột thừa bị nhiễm trùng, phải mổ lại lần hai. Suốt hơn một tháng nằm viện, Xuân Quỳnh luôn kề cạnh chăm sóc. Mỗi khi bác sĩ tiêm xong, má lấy nước nóng chườm cho anh đỡ đau, nguội lại thay.

Xuân Quỳnh thường làm thơ, viết truyện tặng con. Trong bài Cắt nghĩa tặng Lưu Minh Vũ thuộc Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ, nữ sĩ viết: “Con làm bằng yêu thương/ Của cha và của mẹ / Của bà và của ông/ Của má nữa – biết không/ Con làm bằng tất cả”.

Tổng biên tập báo Dân Việt – ông Lưu Quang Định, em trai Lưu Quang Vũ – cho biết ngày gia đình anh trai đi Hải Phòng, ông cũng chuẩn bị quay lại Liên Xô học sau kỳ nghỉ hè. Trước khi đi, Lưu Quang Vũ cho em ít tiền, nói mua đồ dùng đi học. Xuân Quỳnh thì hẹn thời gian nữa sang chơi với em. Thế nhưng, lời hẹn đó không bao giờ trở thành hiện thực.

Thời Lưu Quang Vũ “đắt show”, nhiều đoàn nghệ thuật tìm đến tận nhà để đặt kịch bản. Nhiều người cho rằng gia đình ông phải giàu lắm. Tuy nhiên, lúc cả hai qua đời, trong căn phòng 6m2, ngoài sách vở, chỉ có bảy chỉ vàng – đó là toàn bộ tài sản họ có được.

Vợ chồng nghệ sĩ cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ (bé Mí) qua đời ngày 29/8/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại Hải Dương. Hàng chục năm qua, cặp nghệ sĩ luôn được đồng nghiệp, khán giả nhớ đến với hàng loạt sự kiện tưởng nhớ như: Đêm nhạc, thơ, kịch, triển lãm tranh, chiếu phim, trò chuyện liên quan đến di sản nghệ thuật của cả hai. Năm nay, chương trình Hoa cúc xanh dự kiến được tổ chức vào tháng 10, dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Xuân Quỳnh.

Nữ sĩ sinh năm 1942 nổi tiếng với bài Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa…, tập thơ Hoa dọc chiến hào, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may, Tự hát… Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017.

Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài hoa. Tên tuổi của ông gắn với nhiều tác phẩm sân khấu giá trị như Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Mãi mãi tuổi 17, Nàng Sita… Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000.

 Hiểu Nhân/VnExpress

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Tôi đọc một mạch cuốn sách Người thầy (Nxb Quân đội nhân dân, 2023) của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh xong mà cứ bâng khuâng mãi. Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung đã về miền mây trắng
Bài viết của nhà thơ Lê Thành Nghị
Xem thêm
Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Xem thêm
Nhà văn Lương Sỹ Cầm: Như dòng sông lặng lẽ trôi
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Xem thêm
Từ Kế Tường đánh thức thời hoa mộng
Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần cuối)
Là một trong những hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
Xem thêm
Phạm Vân Anh - Gót sen nở thắm biên thùy
Từng là sinh viên ngành “hot” (ngôn ngữ Anh) của trường “top” (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.
Xem thêm
Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”
Xem thêm
Nhà thơ Vân Long và những người văn Thăng Long
Nhà thơ Vân Long làm việc ở báo Độc Lập, sau này anh về NXB Hội Nhà văn, phụ trách phần thơ.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 3)
Bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ luôn dành cho Xuân Oanh danh xưng Nhà Ngoại giao Nhân dân
Xem thêm
Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương, đôi bạn thơ và vùng hoài niệm
Bài viết của Ngô Đức Hành về đôi bạn Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương
Xem thêm
Mối tình vì hòa bình
Nhạc sĩ Xuân Oanh (1923-2010) tên đầy đủ là Đỗ Xuân Oanh. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông từng làm việc cho báo Cứu quốc.
Xem thêm
Văn Cao: Từ “Buồn tàn thu” tới mùa thu Cách mạng
 Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), một chương trình nghệ thuật đặc biệt Đàn chim Việt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ ngày 20.8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Trần Lệ Chiến – Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam về nhạc sĩ Văn Cao.
Xem thêm
Đỗ Xuân Oanh - một cuộc đời, một nhân cách
Phim tư liệu giới thiệu nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Đa tầng hiện thực và cách tân tiểu thuyết
Lần gần nhất tôi gặp nhà văn Nguyễn Bình Phương – Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi anh tham gia cùng đoàn công tác của Trung ương tham dự hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo tổ chức tại Quảng Nam ngày 4.7.
Xem thêm
Nhà văn, nhà viết kịch Minh Khoa với những “hào kiệt phương nam”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP.HCM số 85, ngày 3/8/2023
Xem thêm