TIN TỨC

Dòng thơ giữa phố rung động bao nhiêu tâm hồn thi ca?

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
640 lượt xem

‘Dòng thơ giữa phố’ là tên gọi cuộc tọa đàm diễn ra sáng 4/2 thu hút nhiều nhà thơ quen thuộc, chính thức khởi động Ngày Thơ Việt Nam 2023 tại TP.HCM.

Tọa đàm 'Dòng thơ giữa phố' diễn ra sáng 4/2 tại TP.HCM.
Tọa đàm "Dòng thơ giữa phố" diễn ra sáng 4/2 tại TP.HCM.

 

“Dòng thơ giữa phố” được chọn làm hoạt động mở màn cho Ngày Thơ Việt Nam 2023, vì Hội Nhà văn TP.HCM mong muốn thông qua tọa đàm này để nhận diện sức sống thi ca ở đô thị lớn nhất phương Nam. Khán phòng đông kín khách thơ, ngồi cạnh những sinh viên khoa Văn tuổi đôi mươi có cả đạo diễn Xuân Phượng 94 tuổi và nhà văn Đoàn Minh Tuấn 91 tuổi.

“Dòng thơ giữa phố” có sự tham dự của nhiều thế hệ nhà thơ, từ những nhân vật gạo cội như Hoàng Hưng, Trần Mạnh Hảo, Lê Xuân Đố cho đến những gương mặt nổi bật gần đây như Trần Lê Khánh, Trần Đức Tín, Ngô Thị Hạnh... Theo đánh giá của nhà thơ Lưu Trọng Văn: “Đã rất lâu rồi, mới có một tọa đàm trong không gian nhỏ mà lại quy tụ những tên tuổi tiêu biểu nhất của làng thơ TP.HCM. Tình yêu thi ca thực sự đã kết nối mọi người, xóa hết mọi cách biệt”.

Thi ca TP.HCM đa đạng vì sự hội tụ và dung nạp. Từ năm 1975 đến nay, TP.HCM có nhiều thế hệ nhà thơ xuất thân khác nhau cùng sinh sống và sáng tác: Thế hệ nhà thơ đã thành danh tại Sài Gòn, thế hệ nhà thơ trở về từ chiến khu, thế hệ nhà thơ di cư từ miền Bắc và miền Trung, thế hệ nhà thơ trong phong trào đấu tranh học sinh – sinh viên, thế hệ nhà thơ của lực lượng thanh niên xung phong, thế hệ nhà thơ sinh ra sau ngày đất nước thống nhất...

Nhà thơ Lê Xuân Đố chia sẻ kinh nghiệm 40 năm biên tập thơ trên sóng phát thanh và truyền hình.
Nhà thơ Lê Xuân Đố chia sẻ kinh nghiệm 40 năm biên tập thơ trên sóng phát thanh và truyền hình.

 

Lực lượng sáng tác thơ tại TP.HCM được bổ sung và tiếp nối thường xuyên, tạo ra một dòng chảy văn hóa và tạo ra nhiều khuynh hướng thẩm mỹ. Thế nhưng, điều đáng tiếc là thành tựu thơ TP.HCM vẫn chưa được nhận diện đầy đủ và đánh giá đúng mức, bằng các công trình nghiên cứu công phu của những nhà phê bình đích thực.

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, chủ trì tọa đàm “Dòng thơ giữa phố”, đã nêu ra những gợi ý để các khách mời cùng nhau trao đổi. Với đặc trưng một thành phố dẫn đầu cả nước về kinh tế, thì thi ca có vị trí như thế nào? Giữa những công trình ngột ngạt và những tòa nhà không ngừng vươn cao, thì tâm tư của nhà thơ đối diện với những trống vắng như thế nào? Trong một đời sống xuất bản sôi động, các tập thơ phải tìm thị trường ngách để đến công chúng như thế nào? Trong quá trình hội nhập quốc tế, thơ có phải mặt hàng đang tuyệt vọng với việc tìm kiếm con đường xuất khẩu sang các quốc gia khác? Và dòng thơ tại TP.HCM có giống dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang chờ đợi được đầu tư cải tạo nâng cấp từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu doanh nghiệp không?

Tọa đàm “Dòng thơ giữa phố” đã lắng nghe những ý kiến tâm huyết của các nhà thơ nhiều lứa tuổi, nhiều bút pháp, để có sự thấu hiểu và chia sẻ lẫn nhau trên hành trình sáng tạo cô độc và nhọc nhằn. Những ý kiến dù còn khác biệt, cũng là thông tin tham khảo đầy cởi mở để giới cầm bút cùng suy tư cho sự phát triển của thơ Việt trong thế kỷ 21.

Nhà thơ Hoàng Hưng nêu ra những tiêu chí cần thiết để đưa thơ Việt ra thế giới.
Nhà thơ Hoàng Hưng nêu ra những tiêu chí cần thiết để đưa thơ Việt ra thế giới.

 

Về thơ thiếu nhi, nhà thơ Nguyệt Thu với kinh nghiệm của một giáo viên tiểu học, kiến nghị: “Hội Nhà văn TP.HCM nên có những hoạt động phối hợp với nhà trường nhằm mục đích giúp thầy cô và học sinh yêu văn thơ hơn. Nên phát hiện những thầy cô giáo yêu thơ, nhiệt huyết với thơ để làm “cầu nối” giữa nhà thơ với học sinh, giữa nhà thơ và các thầy cô giáo trong nhà trường”.

Về thơ trẻ, nhà thơ Trần Đức Tín vừa đoạt giải Tác Giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng: “Thơ trẻ TP.HCM không hoàn toàn trầm lắng, mà sôi động, cập nhật và thay đổi hằng ngày theo tiến độ phát triển của thành phố. Điều này được minh chứng xuyên suốt trong 10 năm trở lại đây, thơ trẻ TP.HCM luôn vận động và phát triển, liên tục xuất hiện nhiều nhà thơ mới và gây dựng được vị trí của mình trên thi đàn cả nước.

Đồng thời, nhà thơ Trần Đức Tín bày tỏ băn khoăn cho thế hệ mình: “Hiện tại với tiềm năng của TP.HCM, của văn chương TP.HCM thì người trẻ đến với văn chương, sống với văn chương vẫn còn là con số rất khiêm tốn. Chúng ta đang có lợi thế là trẻ, công sức, quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, dám thể nghiệm và dám chịu thất bại. Hay nói cách khác, chúng ta có thời gian, chúng ta còn thời gian cho sự thất bại. Và ta đều biết, không có sự thành công nào tự nhiên đến, vậy sao chúng ta còn chưa bước?”.

Về thơ của các câu lạc bộ đang phát triển sôi động khắp đô thị, nhà thơ Xuân Trường nhận định: “Thơ câu lạc bộ là nguồn lực động viên tinh thần cho đời sống cư dân, thúc đẩy sự đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa trong công đồng. Phong trào thơ ca của các câu lạc bộ rất hồn nhiện và trong sáng, không hề vướng bận danh lợi thị phi, nên rất sinh động và bền vững. Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng nghệ thuật ở các câu lạc bộ Thơ rất được chú trọng. Một số câu lạc bộ đã mời các diễn giả nói chuyện chuyên đề về ngôn ngữ nghệ thuật, thi pháp cũng như về các hiện tượng thơ trên thi đàn”.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo khoe tuyển thơ phát hành 4,5 ngàn bản trong vòng 6 tháng.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo khoe tuyển thơ phát hành 4,5 ngàn bản trong vòng 6 tháng.

 

Để thơ có thêm công chúng thời công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, nhà thơ Trần Quốc Toàn hiến kế: “Thơ có thể chỉ là một thành phần nào đó trong một tác phẩm văn nghệ thời nghe nhìn, thơ hóa ca từ ca khúc, thơ hóa lời dẫn truyện tranh, thơ thành kịch bản ca kịch sân khấu và truyền hình. Trong đời sống văn hóa, có mĩ thuật ứng dụng tại sao ta không nghiêm túc bàn đến văn học ứng dụng để thơ có đất sống.

Tôi nhớ, một nhà thơ nổi tiếng của thế giới đã từng nói, đại ý, ước sao thơ được in trên những tờ giấy gói hàng để thơ dễ đến với người đọc. Đó là một thái độ tích cực, nghệ sĩ sáng tạo mà không đòi hỏi một tháp ngà làm xưởng thợ, sáng tạo thường nhật không ngồi đợi "yên sĩ phi lí thuần" như các các cụ đồ nho thời xưa, không để “mực đọng trong nghiên sầu”.    

PHẠM TUẤN (https://nongnghiep.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm