TIN TỨC

Hoa biên cương: Từ biên giới đến hải đảo (Kỳ 2)

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng: 2023-07-17 16:43:07
mail facebook google pos stwis
239 lượt xem

Năm 1993, chúng tôi - nhóm phóng viên Báo Công an TPHCM có chuyến công tác ra Quảng Trị, ghé thăm một đơn vị Bộ đội biên phòng (BĐBP) ở huyện Hướng Hóa. Các anh kể: Từ các chốt biên giới với nước bạn Lào, về đồn chính có đoạn dài đến 50 cây số đường rừng hiểm trở, ôtô, xe máy không đi được; cán bộ chiến sĩ (CBCS) các chốt khi đổi ca phải vất vả cưỡi ngựa đi một, hai ngày đường mới đến.

Trong chuyến đi biên giới dọc các tỉnh Tây Nguyên vào đầu tháng 6/2023, chúng tôi cứ ngỡ sẽ được gặp những anh lính biên phòng quân phục màu lá rừng, hùng dũng ghìm cương ngựa chiến vượt suối, súng AK khoác sau lưng, ống nhòm đeo trước ngực, hoa rừng rực rỡ hai bên bờ suối lãnh lót chim hót...

Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị

Thế nhưng đường lên biên giới, kể cả đến các chốt tiền tiêu của lực lượng biên phòng ở Tây Nguyên hôm nay đều là đường trải nhựa hoặc đường bê tông rất tốt. Xe 45 chỗ hầu hết đều đến được sát các cột mốc biên giới để các văn nghệ sĩ tha hồ chụp ảnh và bay bỗng với cảm xúc sáng tạo nghệ thuật. Trong những năm qua, gần 600km đường biên giới được làm mới đi qua 31 xã thuộc 12 huyện giáp với hai nước bạn Lào, Campuchia ở khu vực Tây Nguyên. Đó là những con đường mang sức mạnh và ý chí của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên cương, lãnh thổ.

Tây Nguyên (gồm các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) cộng thêm 2 tỉnh miền Đông Nam Bộ có chung biên giới với nước bạn Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước, tuy vẫn còn một số khó khăn, nhưng tỉ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh, giảm nhiều. Cuộc sống bà con ở các vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được cải thiện nhiều mặt, nhất là khi đường, điện, trường, trạm (y tế) phủ kín các thôn, buôn giáp biên giới. Nền kinh tế của đất nước đã tăng trưởng hàng chục lần so với trước đổi mới 1986. Các xã biên giới luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ bằng các chương trình như: 134, 135, 167, 168, Nghị quyết 30a của Chính phủ...

Bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân tốt lên rất nhiều. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội như thế đã góp thêm tiềm lực, làm gia tăng sức mạnh chiến đấu cho lực lượng biên phòng đang ngày đêm canh giữ biên cương, hải đảo của Tổ quốc. Đoàn văn nghệ sĩ TPHCM đã được đến thăm rất nhiều đồn biên phòng từ Bình Phước qua Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai rồi xuống miệt biển Phú Yên... Đến đâu cũng được tiếp đón nồng hậu, chân tình. Đến đâu cũng mừng vì thấy các doanh trại, cơ quan đều được đầu tư khang trang, rộng rãi, sạch đẹp. Điều kiện sinh hoạt, học tập, rèn luyện chiến đấu của sĩ quan, bộ đội ở các đồn biên phòng, các tiểu đoàn huấn luyện - cơ động, tạo được sức khỏe, tinh thần, hiệu quả công tác cho từng CBCS.

Hầu hết các đồn biên phòng đều có vườn rau, vườn thuốc Nam, vườn cây ăn trái; trại chăn nuôi trâu, bò, heo, dê hay ao cá, trại gà, trại vịt... và đều được xây dựng theo phương châm "sáng - xanh - sạch - đẹp". Đồn IaRvê - Đắk Lắk còn xây dựng được nhà sàn rất đẹp làm nơi tôn nghiêm thờ Bác Hồ và các Anh hùng Liệt sĩ (AHLS). Đồn nào, cơ quan biên phòng của tỉnh nào cũng có tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng, CBCS thường xuyên được nâng cao nhận thức về Đảng, về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam và BĐBP; truyền thống cách mạng của địa phương nơi đơn vị đóng quân.

Ngoài nghiệp vụ và ý chí chiến đấu bảo vệ biên cương, lãnh thổ, BĐBP còn được học tập, phổ biến về thời sự trong, ngoài nước; ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ” của các thế lực phản động; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng...

BĐBP thực hiện các công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và đối ngoại, hỗ trợ giúp đỡ cho nhân dân nước bạn ở vùng biên. Như Đồn biên phòng Ialốp - Gia Lai từng lập thành tích xuất sắc, vì đã kịp thời cứu sống 19 người dân Campuchia thoát khỏi vùng lũ nguy hiểm trong bão số 8 - 2013 (theo đề nghị giúp đỡ của bạn), Đồn biên phòng IaRvê (huyện Ea Súp - Đắk Lắk) thường xuyên gặp gỡ trao đổi tình hình trên biên giới với Đồn ÔRô và Trung đội 2/C3/D2 của Campuchia; hỗ trợ lương thực, thực phẩm và tặng quà cho bạn nhân dịp lễ, Tết... để thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị.

Đồn biên phòng Sê Rê Pốk - Đắk Lắk cũng thường xuyên giao lưu với Đồn Mê Ruch thuộc tỉnh Mondulkiri - Campuchia, hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, khám chữa bệnh, thuốc men... phối hợp nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển...

Trong chương trình "Nâng bước em đến trường 2023" của BĐBP tỉnh Đắk Nông, có nhiều suất học bổng cho các em học sinh nghèo và các gia đình khó khăn ở xã Đắk Đam, huyện ÔRăng, tỉnh Mondulkiri - Campuchia. Thời điểm bùng dịch Covid-19, BĐBP tỉnh Bình Phước đã trao tặng vật tư y tế phòng, chống dịch trị giá 270 triệu đồng cho Ty công an 3 tỉnh nước bạn giáp biên: là Kratie, Mondulkiri, Tboungkhmum.

Trong chương trình "Nâng bước em đến trường" 2022 - 2023, BĐBP Bình Phước đỡ đầu thường xuyên cho 70 cháu học sinh, trong đó có 11 cháu người Campuchia ở khu vực biên giới, mỗi em đều được 500 nghìn đồng/tháng. Trạm y tế Quân Dân y hữu nghị Việt Nam - Campuchia của lực lượng biên phòng Bình Phước, tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho 2.800 người dân xã Lộc Thạnh - Lộc Ninh và 1.381 người dân huyện Mi Mốt - tỉnh Tboungkhmum - Campuchia...

Từ những công tác vì dân ở cả hai bên biên giới như vậy, đã tô thắm thêm tình hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc và làm đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng các chức sắc, sĩ quan và nhân dân Campuchia ở vùng biên giới giáp Việt Nam. Điều đó cũng đã mạnh mẽ bác bỏ những luận điệu chia rẻ, xuyên tạc, phá hoại mối đoàn kết keo sơn giữa hai đất nước, hai dân tộc.

Sát cánh cùng ngư dân trên biển

"Hoa biên cương" - một cái tên đẹp mà chúng tôi muốn dùng để gọi những chiến sĩ quân hàm xanh đang ngày đêm bảo vệ biên giới, lãnh thổ trên đất liền, trên biển và trên những hải đảo gắn với đất Mẹ từ hàng trăm năm trước. Đó là những đơn vị biên phòng vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo, vừa giúp hàng ngàn ngư dân bám biển phát triển kinh tế và tham gia khẳng định chủ quyền trên các vùng biển lâu đời của người Việt.

Theo báo cáo ngày 08/6/2023 của chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên gửi đoàn công tác LHVHNT TPHCM thì tỉnh Nam Trung Bộ này có chiều dài bờ biển 189km thuộc 4 huyện, thị, thành phố: Tuy An, Sông Cầu, Đông Hòa, Tuy Hòa với 25 xã, phường, thị trấn ven biển, 136 thôn, xóm với gần 84,5 nghìn hộ và 293 nghìn dân; có 1.923 phương tiện/11.676 lao động nghề biển. Trong đó có khoảng 700 tàu cá công suất lớn với hơn 5.000 lao động thường xuyên đánh bắt xa bờ.

Lực lượng biên phòng tỉnh Phú Yên suốt nhiều năm qua đã nỗ lực gìn giữ an ninh trật tự khu vực biên giới biển của tỉnh và chủ quyền biển đảo. Tuyên truyền, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ không vi phạm pháp luật trên biển. Bên cạnh đó BĐBP còn thường xuyên theo dõi diễn biến, hướng đi của các cơn bão, phối hợp cùng các cơ quan chức năng triển khai công tác phòng, chống bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Phối hợp chính quyền địa phương hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền, giúp dân khắc phục hậu quả do thiên tai; hỗ trợ di dời gần 600 người ra khỏi vùng nguy hiểm, bố trí điểm tạm cư an toàn cho họ. Cứu hộ, cứu nạn các tàu gặp sự cố, các ngư dân bị lâm nạn trên biển... Trong đó có những công tác rất đáng nhớ, được dân thêm tin yêu, như vụ huy động 75 lượt CBCS cùng phương tiện tìm kiếm 3 người bị sét đánh trên biển; vụ cử 146 lượt CBCS tham gia chữa cháy 5,5ha rừng phòng hộ, cảm động nhất là vụ một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (ở xã An Nhơn Tây) được Đồn biên phòng An Hải đỡ đầu, hỗ trợ từ khi cháu mới học lớp 4. Năm cháu học lớp 11 thì mẹ qua đời vì bệnh phổi nên xóm làng không ai dám đến giúp đỡ vì sợ bị lây bệnh. BĐBP đã đến lo ma tang chu đáo cho mẹ cháu rồi kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ để cháu không bỏ dỡ việc học...

Ngoài trường hợp này, Đồn biên phòng An Hải còn đỡ đầu 7 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/cháu/tháng. Năm 2022, có 2 cháu trong số đó đã vào học các trường đại học ở TPHCM.

BĐBP tỉnh Phú Yên còn đỡ đầu cho 46 em học sinh nghèo khác từ năm 2016, đến nay đã có 7 em đậu đại học và về TPHCM học tập. Có 2 em là con nuôi đồn biên phòng; phụng dưỡng 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Các chiến sĩ quân hàm xanh - hay các "Hoa biên cương" còn mở nhiều hoạt động giúp đỡ bà con nghèo, như: "Bếp lửa hồng ấm lòng người bệnh" giúp 500 suất ăn cho bệnh nhân ở các bệnh viện nhi, đa khoa của tỉnh; trồng 4.500 cây xanh, cây ăn quả; giúp đỡ 11 hộ nghèo, sửa chữa đường giao thông, gắn 103 bóng đèn năng lượng mặt trời cho các hẻm tối; vận động tài trợ 1.000 lá cờ, 500 ảnh Bác Hồ cho ngư dân; tặng 147 thẻ Bảo hiểm y tế cho các hộ khó khăn... Ngoài ra CBCS biên phòng còn tham gia các công tác xã hội, như cắt tóc cho trẻ em, chung tay xây dựng nông thôn mới, làm sạch biển, bảo vệ môi trường...

Trong 2 ngày làm việc tại Phú Yên, chúng tôi được tiếp xúc với nhiều ngư dân, chủ tịch các nghiệp đoàn nghề cá ở cảng cá Đông Tác và Đồn biên phòng An Hải, thì họ cho biết: "Các hộ dân có phương tiện đánh bắt xa bờ rất cảm ơn BĐBP luôn sát cánh, hỗ trợ để mỗi con tàu vươn khơi không xâm phạm vùng biển nước khác, không vi phạm pháp luật trên biển. Bộ đội còn giúp ngư dân kịp tránh bão, hỗ trợ lúc tai nạn, ốm đau hay lúc ngặt nghèo như tàu hư, hết dầu, hết nước ngọt... Bộ đội là chỗ dựa của ngư dân giữa biển cả mênh mông sóng gió, đầy bất trắc...".

Theo Lại Văn Long – Nguyễn Ngọc Hà/ Báo Công an TPHCM

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm