TIN TỨC
  • Truyện
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường: Chú dế rong chơi

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Chú dế rong chơi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-11-30 09:15:11
mail facebook google pos stwis
265 lượt xem

Sau khi rời xa cõi tạm để lại rất nhiều tiếc nuối cho người yêu thích văn chương, mới đây NXB Trẻ đã cho ra mắt 3 tập sách gồm những bút ký, nhàn đàm, thơ ca đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường như một cơ hội để nhớ đến ông.

Du hành xuyên qua thời gian

Có thể nói trong gia tài sáng tác đồ sộ, bút ký vẫn là thể loại chiếm đa số của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Những tác phẩm thuộc thể loại này của ông không chỉ đơn thuần ghi lại cảm xúc vào đúng thời điểm cảm hứng bộc phát, mà còn là sự tổng hòa của tri thức và quá trình nghiên cứu suốt bao nhiêu năm, hòa quyện cùng chất văn thơ mộng, ngôn ngữ bay bổng. Nếu như học giả – nhà ngôn ngữ học Phan Ngọc đánh giá Nguyễn Tuân “viết tùy bút như một công trình khoa học”, thì với nhà văn đến từ xứ Huế, ông còn thêm vào tính khoa học ấy yếu tố văn chương có phần lãng mạn và đầy tận hiến.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 – 2023)

Khi viết về Trịnh Công Sơn, ông gọi bạn mình là “Hoàng tử bé với cây đàn lyre”. Vậy viết về ông, đâu là cụm từ sẽ thích hợp nhất? Với một chân dung đặc biệt như thế, hậu thế không dám phán xét hay gán cho ông bất cứ tên nào, mà thay vào đó chỉ dám hèn mọn dùng chính cái tên “con dế rong chơi” mà ông từng gọi mình một lần nào đó. Ông cũng bật mí với người Vân Kiều, đã từ rất lâu họ luôn tin rằng khi người ta ngủ, linh hồn sẽ thoát khỏi thân thể từ cái chấm giữa trán, hóa làm con dế phiêu du giữa bốn phương trời. Những gì kỳ lạ mà nó nhìn thấy dọc đường đi đều sẽ gửi về trở thành giấc mơ. Còn khi linh hồn rong chơi không thức dậy nữa, cái chết sẽ đến.

Hoàng Phủ Ngọc Tường từng kể một lần trong lúc nằm mộng, ông đã được gặp Platon và Heraclite sống trong hang đá, cửa hang có một con cáo vô cùng khôn ngoan đang nằm canh chừng. Và ông e rằng đêm ấy mình đã dạo chơi trên những dòng suối Hy Lạp cạn khô. Thế nhưng đối với người đọc, cuộc tao ngộ ấy như điềm báo cho những trăn trở về vũ trụ này, cũng như hành trình đi lại từ đầu về chốn khởi thủy của bản thân ông. Chú dế đã góp phần mình vào cơn mộng ấy giờ thấu lẽ đời, để rồi “say mê dõi theo cuộc biến ảo của xuân hạ thu đông qua bộ lịch vĩnh hằng của Tự nhiên viết trên cây cỏ”.

Theo Carl Jung, một trong những thứ có nhiều ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách con người chính là tiềm thức văn hóa tồn tại sâu thẳm. Gắn bó với Huế cả cuộc đời mình, cộng với “ơn gọi” trong giấc mơ của “con dế rong chơi”, cả hai sớm neo đời ông với việc mổ xẻ cũng như phân tích tính cách Huế, bản sắc Huế, văn hóa Huế, chân dung Huế và tất cả những gì liên quan đến Huế. Một trong rất nhiều chủ thể xuất hiện nhiều nhất trong các bút ký đó là thiên nhiên. Bởi ông từng viết: “Có lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là “bản sắc Huế”.

Khao khát giải phóng tâm linh

Cũng vì điều đó mà bút ký của ông đong đầy quan sát và những gợi tả vô cùng sinh động. Trong đó, tác giả như đang đứng nhìn từ khoảng cách xa, từ đó hấp thụ và tái tạo lại những gì mình thấy đúng như cái cách mà Márai Sándor đã từng định nghĩa về người nghệ sĩ trong Bốn mùa, Trời và đất. Nhà văn người Hungary viết: “Người nghệ sĩ lớn có ảo ảnh về thế giới, nhưng sau đó thể hiện cái ảo ảnh ấy một cách trung thực và khách quan như người vẽ chính của một văn phòng kiến trúc. Cũng chính vì thế mà ông khác với một tay thợ vẽ không có một ảo ảnh nào về thế giới, nhưng vẫn cứ vạch đường nét và phết màu lên để thành ảo ảnh”.

Cái ảo ảnh ấy của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những buông lơi vô cùng gợi nhớ, mang theo mong muốn giải phóng tâm linh để biết con người cũng là một phần của tự nhiên này. Đó là lý do mà những tiếng động đến từ vườn đêm như có linh hồn, hay là vì sao khu vườn An Hiên cây trái quanh năm lại luôn mang đến cảm giác yên bình… Trong những bài này, thiên nhiên không chỉ có hương có sắc, mà còn có chiều kích khác đó là thời gian, khi những ký ức có dịp trở lại.

Đó là chốn “Tuyệt tình cốc” với những “hoàng tử bé” nằm trong tinh cầu giờ đã khép chặt vì những biến động của thời thế. Đó cũng là những ký ức về Huế đêm khuya với người lang thang như những flâneur bước qua phố vắng, khi chính nơi đây rồi sẽ như một “vệ tinh” đồng dạng với Pháp… Đó cũng sẽ là những gì còn lại, mất đi, và rồi trở lại như một vòng nối của dòng thời gian, biểu hiện qua nhiều di tích, phế tích vẫn còn sót lại. Nhà văn/học giả người Đức W.G.Sebald từng có cuốn sách Vành đai sao Thổ ghi lại suy nghĩ của mình trên chuyến hành trình dọc ngang miền bắc nước Anh. Tại đó khi gặp những phế tích xưa, Sebald đã nhìn những công trình này như các đối tượng có nhiều chiều sâu, và là giao điểm của những trầm tích lịch sử.

Trong Ngọn núi ảo ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã đi theo một đoàn hành hương đến với Bạch Mã để thấy hàng chục nền nhà giờ đã tiêu điều, gần như câm bặt về mặt lai lịch giống hệt Sebald. Ông cũng nhìn thấy những dấu tích xưa của nhiều chân dung, nơi Tạ Quang Bửu hay Hoàng Đạo Thúy đã có những bước đầu tiên đóng góp công sức cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc qua hội hướng đạo… Như một nhà sử học, ông lặng nhìn sông Hương như một thực thể hoàn toàn sống động và gắn nó với những chuyện thần tiên. Đó cũng sẽ là câu chuyện về sức sống của khu rừng tùng ở thung lũng A Sao, của thành Hóa Châu qua bao tháng năm vẫn còn ở đó… Ký ức về những nơi đó luôn luôn tồn tại, chờ ai đó đến để được “sống lại”.

Dẫu đã đi xa nhưng có thể tin rằng những trang viết của “chú dế rong chơi” Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ mãi còn đó. Con người có thể vô danh trong dòng lịch sử, nhưng những từ ngữ như có cánh hồng bay bổng sẽ là hương thơm đổ xuống dòng sông chứa đầy con chữ, để rồi mai đây sẽ lại có người tiếp tục ngẩn ngơ “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Bộ tuyển tập tác phẩm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937-2023) là một trong những nhà văn chuyên về bút ký. Ông từng là Tổng thư ký, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật Bình Trị Thiên cũ, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt. Ông từng giành được một số giải thưởng cũng như tặng thưởng, như của Hội Nhà văn VN cho Rất nhiều ánh lửa (1980-1981) và Miền gái đẹp (2001). Ông cũng nhận được Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998-2003)… Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng nhà nước về văn hóa nghệ thuật.

TUẤN DUY/ TN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm