TIN TỨC

Hồi ký dễ viết - khó hay

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-09 18:39:29
mail facebook google pos stwis
199 lượt xem

HỒ HUY SƠN

Hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… của đạo diễn Xuân Phượng vừa được NXB Tổng hợp TPHCM tái bản lần thứ 5. Đây là con số không phải hồi ký, tự truyện nào cũng đạt được.


Nhà văn Xuân Phượng ký tặng hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… cho bạn đọc. 

Năng lực của người viết

Tiền thân là hồi ký Áo dài (xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp năm 2001), vào năm 2020, đạo diễn Xuân Phượng đã gần như viết lại để trở thành Gánh gánh… gồng gồng… Tác phẩm phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cùng những trang viết đầy chất văn, đã nhận được sự yêu thích của đông đảo bạn đọc lẫn giới chuyên môn. Đầu năm 2021, tác phẩm này nhận được “cú đúp” giải thưởng từ Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TPHCM.

Trong chương trình giao lưu nhân dịp hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… được tái bản, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, chia sẻ lý do hội quyết định trao giải cho hồi ký này: Cái hay của Gánh gánh… gồng gồng… là từ thân phận của riêng nhà văn Xuân Phượng và bạn bè, bà đã viết nên thân phận của cả một dân tộc trong chiến tranh, một dân tộc bản lĩnh phi thường, đầy nỗi đau, cả niềm tuyệt vọng nhưng vẫn hướng duy nhất đến một mục tiêu làm sao giành được độc lập, tự do. Ngay khi được đọc tác phẩm này, Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM đã quyết định trao giải vì đây là tác phẩm rất cần cho thế hệ hôm nay.

Dù thường bị xem là “văn học thứ cấp”, nhưng thực tế, ngoài Gánh gánh… gồng gồng…, nhiều tác phẩm thuộc thể loại hồi ký, tự truyện đã được vinh danh, như: Được sống và kể lại của Trần Luân Tín (Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2010, giải B - không có giải A của Ủy ban Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc năm 2009), Đất K của Bùi Quang Lâm (Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2020), Chúng tôi - một thời mũ rơm mũ cối của Huỳnh Dũng Nhân (Tặng thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2020), Hồi ức lính của Vũ Công Chiến (Tặng thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2017), Cô bé nhìn mưa của Đặng Thị Hạnh (giải B Giải Sách Quốc gia năm 2022)…

Theo nhà văn Bích Ngân, thể loại phi hư cấu (hồi ký, tự truyện) luôn được xem là dễ thực hiện khi hầu như ai cũng có thể viết. Tuy nhiên, viết thì dễ nhưng để hay lại cực kỳ khó. Bởi muốn hay, ngoài trải nghiệm, vốn sống, tri thức, khả năng ngôn ngữ, khả năng chọn lọc tình tiết, tác phẩm đó phải là sự kết hợp giữa hình thức và nội dung, tính tư tưởng.

“Theo tôi, giá trị của văn chương không nằm ở thể loại, mà nằm ở giá trị thể hiện. Thể loại không thành vấn đề, quan trọng là tài năng của người thể hiện”, nhà văn Bích Ngân cho biết.

Cần một tấm lòng

Những năm gần đây, dòng sách tự truyện, hồi ký nở rộ, chỉ cần ra một cửa hàng sách nào đó, bạn đọc dễ dàng bắt gặp hàng loạt ấn phẩm kiểu này: Chạm tới giấc mơ (Sơn Tùng - MTP), Chạm (Ưng Hoàng Phúc), Từ Phú Điền đến New York (Tuyết Lan), Cảm ơn ngày thanh xuân rực rỡ (Jun Vũ), Đừng chết ở Ả Rập Xê Út (Nghiêm Hương), Đường xanh viễn xứ (Tô Giang), Đổi thay - Hành trình chạm đến ước mơ (Hồ Quang Hiếu), Muôn ánh mặt trời (Hoàng Thị Diệu Thuần), Trí Khùng tự truyện (Nguyễn Trí), Ông giáo làng trên tầng gác mái (Nguyễn Thế Vinh), Không thể gục ngã (Đỗ Mỹ Dung)… Có điều, phần lớn những ấn phẩm này không đủ sức nặng để có thể sống được lâu dài.

Và có một thực tế là, nhiều người, phần đông là giới giải trí đang lạm dụng tự truyện, hồi ký như một phương tiện để quảng bá bản thân. Nói về thực trạng này, Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám đốc NXB Trẻ, cho rằng: Hồi ký, tự truyện, ai cũng có thể viết được, có tiền là bỏ ra in thôi. Thành ra mình cũng không ngăn được điều đó, vấn đề này nằm ở các đơn vị xuất bản. Điều quan trọng ở đây là, câu chuyện của nhân vật có thể truyền cảm hứng cho người đọc, mang lại giá trị, ý nghĩa cho cộng đồng, nó mới đi được đường dài.

Còn theo nhà văn Bích Ngân, có những hồi ký không thể gọi là văn học mà chỉ dừng lại ở việc kể một câu chuyện mà tác giả có liên quan. Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cho rằng, có những sự thật khi đưa lên tác phẩm, tác giả phải biết chọn lựa và cần đến cái tâm trong vai trò dẫn dắt. Những tác phẩm vừa thiếu khả năng kể chuyện, thiếu cả tư tưởng và cái tâm của người viết thì đều thất bại.

“Nó phải hội tụ nhiều yếu tố, bên cạnh câu chuyện cuộc đời. Cả nhân vật lẫn người chấp bút luôn phải tự hỏi mình, kể nhằm mục đích gì, cho đối tượng nào, để gửi gắm thông điệp gì. Không có cái tâm, không có tấm lòng thì không viết được hồi ký”, nhà văn Bích Ngân nhấn mạnh.

"Một cuốn tự truyện, hồi ký được gọi là hay, theo tôi, khi độc giả đọc tác phẩm đó, thấy được cả một dòng chảy lịch sử, hiểu và đồng cảm được câu chuyện mà nhân vật mang đến. Bên cạnh đó, tác phẩm phải mang lại cho bạn đọc cảm xúc hoặc một thông điệp, một bài học gì đó. Là người làm xuất bản, tôi vẫn mong chờ những tác phẩm như Gánh gánh… gồng gồng…"
Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt

Nguồn: https://www.sggp.org.vn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Kiên “Lục bát” – Người quê nâng những hồn quê
... Nguyễn Thế Kiên lại nhẹ nhàng hơn “Ngược xuôi đi giữa tảo tần/ Hồn rơm vía rạ hóa thân mà thành”, chỉ thế thôi mà ra cả cuộc đời.
Xem thêm
Nguyễn Thị Ngọc Hải làm sống lại một đời, một thời
Rút từ tập GÁNH CHỮ TRÊN NGÀN, Nxb Hội Nhà văn, 2022.
Xem thêm
Hồ Bá Thâm – Nhà triết học làm thơ
Chương trình “Người Nghệ muôn phương” của NTV
Xem thêm
Cặp vợ chồng thi sĩ đặc biệt
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Nhà thơ Vũ Thiên Kiều, du ca ấy như thời gian thơm thảo | Phùng Văn Khai
Đó chính là một du ca - du hành chữ nghĩa thảo thơm đầy đặn lắm thay.
Xem thêm
Gương soi | Bích Ngân
Nguồn: Báo Người Lao động
Xem thêm
Trái tim dũng cảm lang thang dưới bầu trời chữ nghĩa | Bài của Tiểu Mai
Những câu thơ như thế, ngay cả người không thích thơ cũng cảm thấy nặng lòng. Đó là biệt tài của Phùng Hiệu.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Đình Thi, như tôi biết
Lần đầu tiên tôi được gặp Nguyễn Đình Thi là năm 1970, khi tiểu thuyết Vỡ bờ tập 2 của ông vừa ra đời.
Xem thêm
Thân gái chiến trường | Ký của Vương Trọng
Bài đăng Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống số 13 (tháng 3&4/2023)
Xem thêm
Bạn tôi Bùi Mạnh Nhị
Bài đăng báo Văn nghệ số 8/2023
Xem thêm
Thơ có cần thiết cho đời sống?
Hình thức để làm gì, cách tân để làm gì khi trong lòng không một cảm xúc? Cảm xúc ấy cần cho thơ hơn cả hình thức nữa.
Xem thêm
Dương Tường – Người tình
Dương Tường hiện diện đời năm Nhâm Thân (4.8.1932) và giã biệt đời năm Quý Mão (24.2.2023).
Xem thêm
Nhà thơ, thiếu tá Phạm Vân Anh - Nữ chiến sĩ đa tài và tình yêu bền bỉ với văn chương
Nhắc đến nhà thơ thiếu tá Phạm Vân Anh, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một người phụ nữ mạnh mẽ và cũng đầy chất đàn bà. Chị đại diện cho người Hải Phòng đầy hào sảng, lúc “ăn sóng nói lớn”, lúc cũng rất dịu dàng.
Xem thêm
Dòng thơ giữa phố rung động bao nhiêu tâm hồn thi ca?
‘Dòng thơ giữa phố’ là tên gọi cuộc tọa đàm diễn ra sáng 4/2 thu hút nhiều nhà thơ quen thuộc, chính thức khởi động Ngày Thơ Việt Nam 2023 tại TP.HCM.
Xem thêm