TIN TỨC

Huyền sử mẹ | Trầm Hương

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-12-29 11:24:44
mail facebook google pos stwis
844 lượt xem

Kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Nhà văn TP.HCM, website Văn chương TP.HCM xin giới thiệu chùm bài viết được đăng trên Tạp chí Văn nghệ TP.HCM số 05 (ngày 23-12-2021). Mời quý vị và các bạn đón đọc.

TRẦM HƯƠNG


Mẹ Nguyễn Thị Điểm - thứ hai, từ phải, chụp ảnh cùng các chiến sĩ trong chiến dịch truy quét tàn quân sau chiến tranh

KỲ TÍCH BIỆT ĐỘNG

Không thể tin được, người phụ nữ bé nhỏ ngồi trước mặt tôi lại ẩn chứa một năng lực hoạt động biệt động, tình báo tuyệt vời; nếu không muốn nói dì có tài xuất quỷ nhập thần, thật thần kỳ. Dì Mười Tùng - Mẹ Thanh Tùng Nguyễn Thị Điểm còn được gọi Thanh Tùng, Mười Tùng - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng  là một báu vật nhân văn sống về những kỳ tích biệt động. Nghe dì kể chuyện, tôi hiểu thêm bao câu chuyện lịch sử lý thú. Dì Mười Tùng trở thành người chiến sĩ đầu tiên trong tổ vũ trang đô thị - tiền thân của Đội biệt động Sài Gòn - Gia Định. Đội biệt động ấy đã chiến đấu trong lòng địch trong điều kiện rất khác nghiệt, đã 5 lần bị mất phiên hiệu vì các chiến sĩ hy sinh gần hết. Dì Mười có đến 11 cái tên, 11 giấy khai sanh để độc lập chiến đấu ngay trong hang ổ kẻ thù. Chúng tôi không ngăn được tò mò, hỏi: “Làm cách nào để dì tồn tại chiến đấu ngay trước mắt kẻ thù?”. Dì Mười trầm ngâm nói: “Đặc điểm của lực lượng biệt động, tình báo là một người chiến đấu, có hàng trăm người phục vụ. Nhờ dân đùm bọc, che chở  mà tồn tại”. Và mẹ kể về lòng dân, sự đùm bọc, che chở  của nhân dân…

Người mẹ nhỏ nhắn ấy lớn dần lên với những kỳ tích biệt động Sài Gòn. Để có một thế hợp pháp hoạt động trong lòng nội đô, mẹ đã từng phải đi ở, từng bị đánh ghen khi hòa vào quần chúng hoạt động cách mạng. Trong vỏ bọc của một đại úy hải quân, mẹ đã tham gia đội biệt động đánh nhiều trận trong nội thành Sài Gòn, diệt nhiều ác ôn, gây hoang mang cho địch ngay trong hang ổ của chúng. Đó là người phụ nữ trong chiến dịch Mậu Thân 1968 cướp xe địch, lấy vỏ bọc của nhân viên công tác xã hội, mẹ tự lái xe, đem hàng chục chiến thương quân giải phóng đánh vào Đài phát thanh thành phố bị kẹt lại về tuyến sau chữa trị… Thêm một lần nữa, mẹ Nguyễn Thị Điểm (Thanh Tùng) không ngăn được xúc động khi nói về lòng dân. Đợt 2 Mậu Thân 1968, mẹ bị thương. Mẹ được đồng bào đưa về nhà giấu. Một tuần sau, bà con tìm mọi cách đưa mẹ về chiến khu ở Củ Chi điều trị…

Chị Nguyễn Thị Trâm, giao liên cho đội vũ trang Thành đoàn, người nữ chiến sĩ kiên trung trong Mậu Thân 1968 đã kiên trì  tìm 17 thương binh đưa về giấu ém trong nhà của vợ liệt sĩ Hoàng Lê Kha (Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh - người đầu tiên bị chính quyền Diệm xử bằng máy chém). Chị vận động quần chúng cơ sở mang lương thực, thuốc men nuôi giấu thương binh, giấu ém vũ khí. Chị bị bắt vào tù cùng đứa con nhỏ. Ra tù, bằng nghề gói bánh ú gánh đi bán, chị tiếp tục hoạt động cho cho cách mạng. Chị cũng chính là một cơ sở của mẹ Thanh Tùng trong lòng nội đô. Sau ngày hòa bình, chị tha thiết mời mẹ về nhà chị để cùng sống những ngày cuối đời. Chị Trâm kể: “Với nguyên tắc hoạt động ngăn cách, người chiến sĩ biệt động phải độc lập tác chiến, rất hiểm nguy, nghiệt ngã nhưng dì Mười Tùng rất kiên trì, chịu khó, xây dựng hàng chục cơ sở, hàng chục nút giao liên, hầm nuôi cán bộ, thuyết phục hàng chục thanh niên bổ sung cho lực lượng biệt động Thật không dễ dàng làm được những chuyện động trời ấy ngay trong lòng nội đô Sài Gòn!”.
 

HUYỀN SỬ

Anh hùng Lực lượng vũ trang - Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Điểm

Mẹ Thanh Tùng khiến chúng tôi thêm kinh ngạc và khâm phục người nữ chiến sĩ biệt động dũng cảm. Tháng 11.1960,  người người nữ chiến sĩ biệt động Thanh Tùng đã chỉ huy một tổ 3 người vừa kết hợp đánh địch, vừa gọi loa tuyên truyền, vận động được 27 tên địch ở bốt Trần Văn Châu ra hàng, thu 25 súng. Mẹ Thanh Tùng bình thản nói: “Mình làm được việc ấy rất đơn giản vì biết được lòng dân lòng người. Bản thân mẹ có nỗ lực, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt để thoát hiểm nhưng tất cả là nhờ bà con đùm bọc, che chở!”. Phải, trong chiến đấu, mẹ hai lần bị thương, nhiều mảnh đạn vẫn còn trong người, nhiều lần mẹ Thanh Tùng đối mặt với những tình huống thắt tim, sống chết trong gang tấc nhưng thật tài tình, thật kỳ diệu, chưa lần nào mẹ bị bắt…

Rất nhiều năm, khi viết về những nhân vật phụ nữ Nam bộ, tôi đã  có nhiều năm đi tìm một nhân vật phụ nữ, mà tính cách anh hùng in đậm trong những trang sử của thành phố: “Biết Tiểu đoàn Quyết Thắng Củ Chi gặp khó khăn, cấp trên bổ sung cho đơn vị một tổ chiến đấu mới gồm 5 chiến sĩ trai và một cô gái. Đồng chí Chín chỉ huy đơn vị nói với cấp trên: “Sao lại bổ sung nữ cho chúng tôi. Tôi xin nhận 5 anh, còn xin trả lại cô gái. Đơn vị tôi chưa cần cứu thương”. Và đồng chí ngạc nhiên vui sướng biết bao, khi cán bộ cấp trên nói rõ: “Đồng chí có biết 30 khẩu súng trang bị đầu tiên cho đơn vị đồng chí, ai lấy về không? Người cướp bót Hưng Long, đoạt bót Trần Văn Châu, hạ bót Cầu Xáng, lấy được bao nhiêu súng đó là nữ tướng này đây…”. “Phong trào phụ nữ TP.HCM” 1954-1985. Người “nữ tướng” mà tôi mãi miết đi tìm bao năm, kỳ diệu thay, chính là dì Mười Tùng. Mẹ kể lúc ấy chỉ huy đơn vị nhìn mẹ rất ngần ngại. Họ không tin một phụ nữ nhỏ nhắn có thể phối hợp cùng các chiến sĩ lấy bót An Nhơn. Nhận nhiệm vụ, Thanh Tùng lặng lẽ cùng một tổ đi trinh sát. Sau 3 đêm dưới làn đạn bắn như mưa và pháo sáng, Thanh Tùng đã mưu trí cùng đồng đội lọt vào được bót. Sau khi nắm được mưu kế nghi binh của địch, Thanh Tùng lên phương án chiến đấu.  Đêm đánh đồn trời tối đen như mực. Khi tên chỉ huy và đại bộ phận đã đi ra khỏi đồn, chỉ còn một tên lính giữ trại. Tên lính đi về phía lô cốt chuẩn bị vãi đạn. Chỉ còn cách một bước chân, người nữ chiến sĩ biệt động bật dậy như chiếc lò xo. Bằng một thế võ diêu luyện, Thanh Tùng hạ gục được tên lính. Ở lô cốt phía Tây, đồng đội vỗ tay ám hiệu đã xử lý tên lính phía đó. Tổ trinh sát của Mười Tùng vào trại, bắn 3 phát pháo hiệu xanh cho đại đội của ta phục kích bên ngoài. Tên chỉ huy thấy pháo hiệu lạ từ phía bót bắn lên, thúc lính quay về thì… đã quá muộn. Đơn vị phục kích xả đạn trúng đội hình của chúng và tiêu diệt gọn…

Không chỉ là một nữ chiến sĩ dũng cảm mà mẹ Thanh Tùng còn là một đồng đội nghĩa tình, trung hậu. Trong trận tấn  công bót An Nhơn Tây, Thanh Tùng lãnh một mũi trinh sát vô đồn. Suốt hai đêm tiếp cận đồn, hai chiến sĩ bị thương vong vì mìn địch. Không đành lòng để lại một phần thân thể của đồng chí Nguyễn Văn Đắc (Tư Đắc) hy sinh trong bót địch, đêm thứ 3, Thanh Tùng cương quyết đi đầu, lần qua hàng rào, ôm nửa thân mình còn lại của Tư Đắc đưa ra ngoài. Đứng trước đơn vị, Thanh Tùng tuyên bố: “Đêm nay, chúng ta đi trả thù cho đồng đội”. Cả đơn vị lặng lẽ đi theo Thanh Tùng. Với quyết tâm sắt đá, cháy bỏng ấy, đúng 2 giờ sáng ngày 20/7/1964, đồn An Nhơn Tây bốc cháy, lửa sáng rực một vùng trời. Toàn bộ quân giặc trong đồn bị tiêu diệt…
 

NGƯỜI MẸ NUỐT ĐAU THƯƠNG

Gang thép, dũng cảm trước kẻ thù là vậy nhưng mẹ vô cùng yếu mềm, rất dễ rơi nước mắt khi nhắc đến chồng, con. Mẹ nói những người thân yêu nhất của mẹ đều đã hy sinh nhưng mẹ không cô độc bởi có chồng, con mẹ trong hình hài Tổ quốc. Mẹ kể mẹ lấy chồng ban đầu là để có bình phong, dễ bề hoạt động trong lòng địch. Mẹ xem “người ấy” như một đồng đội, đồng chí. Nhưng tình yêu  dần phát sinh, nảy nở trong chiến đấu. Hai người rất hiểu nhau, chia sẻ cùng nhau những hiểm nguy, gian khổ của cuộc đời người chiến sĩ biệt động, hoạt động trong lòng địch. Chồng mẹ là chiến sĩ biệt động Phạm Văn Tám, được sinh ra trong một gia đình cách mạng trung kiên, có 11 anh em thì hy sinh hết 6 người. Tập kết ra Bắc, ông vượt Trường Sơn, vào Nam chiến đấu. Vào lúc nhận lời làm vợ ông, Mười Tùng cũng không thể ngờ mấy mươi năm sau mình trở thành một Bà mẹ VNAH, là con dâu một Bà mẹ VNAH khác. Mẹ ngậm ngùi kể vợ chồng mẹ cùng hoạt động trong nội thành nhưng chẳng mấy khi được gần nhau. Kết quả những lần gặp ngắn ngủi ấy là hai con trai Phạm Quốc Nam (sinh năm 1956) và Phạm Quốc Trung (sinh năm 1958) ra đời trong địa đạo Phú Thọ Hòa. Khi các con vừa thôi nôi, mẹ đau đớn gởi con cho cơ sở để tiếp tục công tác…

Cuối năm 1967, chuẩn bị cho Mậu Thân, mẹ Thanh Tùng vô cùng hạnh phúc khi bất ngờ được gặp lại chồng. Hai người quá ít thời gian bên nhau, nói với nhau về những đứa con đang lớn lên từng ngày. Hai vợ chồng khao khát đến cháy bỏng có được ngày hòa bình, cả gia đình sẽ được đoàn tụ. Nhưng đó là lần cuối cùng mẹ gặp chồng. Tháng 10/1968, ông Phạm Văn Tám hy sinh trong một trận đánh ác liệt ở nội thành Sài Gòn. Lao vào công tác, mẹ Thanh Tùng cũng không còn được gặp lại hai con. Mẹ chỉ biết hai con trai đang gia nhập lực lượng Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 316 Đặc Công để “trả thù cho cha”, cho đất nước sớm có ngày hòa bình, gia đình sum họp. Mẹ đâu ngờ vào 27 - 28/4/1975, trong trận đánh ác liệt ở cầu Rạch Chiếc, do Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 316 Đặc Công phối hợp, hai người con trai của mẹ đã ngã xuống anh dũng. Đó cũng là hai chiến sĩ trẻ tuổi nhất ở trận cầu Rạch Chiếc. Trận đánh ấy có 51/52 người con của Tổ quốc đã quyết tử, mở đường cho quân giải phóng  tiến vào thành phố. Hai con mẹ không tìm được xác, cũng không lưu lại một bức ảnh!

Mẹ Thanh tùng nghẹn ngào nói: Nhiều trận đánh đã diễn ra quyết liệt ở cầu Rạch Chiếc. Trận đó cả hai tiểu đoàn bị xóa sổ, chỉ có một anh bị xốc bỏ chạy vô định, lên rừng sống với người dân tộc, mãi 30 năm sau, ta mới tìm được, đưa về quê anh ở Quảng Trị!”. Tôi hỏi: “Còn mẹ thì sao?!”. Mẹ nuốt nước mắt nói: “Mấy anh giấu hung tin, không cho tôi biết. Nhưng bằng linh cảm người mẹ, rồi tôi cũng biết. “Hai con tôi hy sinh, tôi đứt hai núm ruột, các đồng chí mất hai chiến sĩ kiên trung. Chúng ta phải tiếp tục chiến đấu cho đến ngày cuối cùng. Nói tới đó rồi tôi ngất xỉu, không còn biết gì nữa”. Mấy tiếng sau, mẹ mới tỉnh lại. Tiếng súng từ Long Thành, Biên Hòa vang lên dồn dập, như nhắc nhở mẹ nhiệm vụ còn đó. Trận đánh mẹ cùng đồng đội đã chuẩn bị bao công sức mới bắt đầu. Vậy là mẹ lau nước mắt, đứng lên. Ngày 30/4/1975, hòa cùng khí thế ngất trời của đoàn xe tăng ở 5 cánh tiến vào giải phóng thành phố, tại nội đô Sài Gòn, với vai trò Quận đội trưởng Quận 9, mẹ đã chỉ huy các lực lượng vũ trang và quần chúng địa phương đánh chiếm trụ sở quận, chiếm toàn bộ lô cốt, kho tàng, cùng 27 tàu hải quân ngụy đóng ở cảng Thủ Thiêm, trước khi Dương Văn Minh - vị tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng…
 

“SỐNG ĐỂ CHĂM SÓC MẸ GIÀ, DÌU DẮT TRẺ THƠ”

Những ngày hòa bình, vượt lên nỗi đau mất người thân, mẹ đã dành tâm huyết của người chiến sĩ cách mạng, đến với số phận không may mắn của đồng đội, đồng chí. Mẹ giản dị hòa vào đời thường của  đồng bào, lắng nghe những lời bức xúc của người dân, cùng chính quyền địa phương có những cách giải quyết thấu tình, đạt lý. Mẹ nói để có ngày chiến thắng hôm nay, những người hoạt động trong lòng địch như mẹ mang ơn sâu sắc sự che chở, đùm bọc của nhân dân. Mẹ mang món lợ quá lớn trước những lời cuối cùng của đồng đội, đồng chí đã chọn cái chết cho mẹ được sống. Đó là những người lính tiểu đoàn Đồng Nai trên đường tấn công vào mục tiêu Tổng Nha bị địch bao vây. Phút chót, các anh nói: “Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Chị ráng sống trả thù cho anh em. Sống để chăm sóc mẹ già, dìu dắt trẻ thơ…”. Mẹ đã hứa với những người lính trong giây phút cuối cùng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ…

Chiến tranh kết thúc, với vai trò Phó Bí thư Đảng ủy Cầu Kho, mẹ lao vào công tác cứu đói, giải quyết ở Sài Gòn những năm sau chiến tranh, cũng chắt chiu từng hạt gạo, bán từng giọt dấm để giữ vững phẩm cách của người chiến sĩ cách mạng trước những cám dỗ của những viên đạn bọc đường. Với những ngổn ngang những ngày hậu chiến. Người cựu chiến sĩ biệt động Mười Tùng như bao bà mẹ khác mẹ, lời hứa với những người đã chết rất thiêng liêng. Nên giờ đây, ở tuổi 80, còn nhiều vết đạn trong người, với trái tim đau, mẹ vẫn dũng cảm chiến đấu với bệnh tật, vẫn mong tận hiến cho đời đến giọt máu, hơi thở cuối cùng. Mẹ vẫn đau đáu từng ngày trước những trang thời sự nóng bỏng của đất  nước, vẫn kịp thời có mặt trong các kỳ chính quyền địa phương tuyển quân, đưa thanh niên nhập ngũ, vẫn thao thức nhiều đêm không ngủ khi nhiều chiếc tàu ngư dân bị đe dọa ra khơi trên biển đảo quê hương. Và mới đây, mẹ bày tỏ niềm mong ước bên cầu Rạch Chiếc nếu có được tượng đài đặc công hy sinh mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh, mẹ rất ấm lòng!”.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thương phố ngày đau… – Tản văn của Thanh Tuân
Nghe cái tên thôi đã thấy xa hoa, mĩ miều. Phố. Nghe tên thôi đã gợi sự sầm uất, tấp nập. Và phố, những tráng lệ, nguy nga của nhà cao tầng, biệt thự; những xô bồ của dòng người xuôi ngược; những inh ỏi còi xe gầm rú; những tiếng rao quà đêm ngọt lịm như rót mật. Và phố, rộn ràng với nhạc xập xình có, du dương có; lung linh với những ánh đèn muôn màu sắc… Cứ nghĩ phố mãi với những niềm vui say ngất bất tận, thế nhưng đâu ai hay phố cũng có những ngày buồn. Đó là những ngày phố trở bệnh.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Tôi hứa…
Gần một tháng rồi Sài Gòn oằn mình chống đỡ với nạn dịch covid. Các tòa nhà đóng kín, phố xá vắng vẻ, đìu hiu, quán hàng cửa đóng im lìm, lác đác còn lại những những của hàng nhu yếu phẩm và các quán xá phục vụ mang về. Tuy nhiên khách cũng thưa thớt vắng vẻ.
Xem thêm
Sài Gòn mùa thương
Em Hà Nội điện thoại vào quan tâm hỏi, những ngày Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh giãn cách theo chỉ thị 16 có tâm sự gì, cảm xúc ra sao? Bỗng dưng cay mắt, bỗng dưng lạc một nhịp thở…
Xem thêm
Sài Gòn mưa - tình người như nước tràn đầy thương yêu
Tiếng mưa xối xả nghe đến thương con phố. Chen trong mưa tiếng còi xe cứu thương như xé đêm rẽ nước lao đi hối hả đau rát như vết cắt.
Xem thêm
Trăng Trung thu vẫn tỏa sáng ấm áp
Trung thu năm nay Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh chắc buồn lắm
Xem thêm
Đại dịch và tình người
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Tiếng lao xao ngoài ngõ vọng vào. Tiếng í ới gọi nhau nặng nề, yếu ớt. Những âm thanh này đã không còn xa lạ với Nhật gần nửa tháng nay nhưng anh vẫn vội vàng mở cửa bước ra xem. Đó là những người sống cùng con hẻm trong khu phố của anh. Những người bạn sớm tối với gia đình anh trong mấy chục năm qua.
Xem thêm
Những người xây nền móng cảnh sát biển Việt Nam
Lực lượng CSB Việt Nam đã có và vẫn luôn có những sĩ quan trung thành và sẵn sàng quên mình vì biển đảo của Tổ Quốc.
Xem thêm
Du Tử Lê – Ai nhớ ngàn năm một ngón tay
Bài viết tác giả gửi đăng nhân 2 năm ngày nhà thơ Du Tử Lê rời cõi tạm.
Xem thêm
Sài Gòn thương khó - Sài Gòn hồi sinh
Trước đã yêu Sài Gòn/ Trong mất mát yêu hơn Sài Gòn
Xem thêm
Chạm vào đâu cũng thấy mình mắc nợ
Nếu cắt đứt quá khứ, ta chỉ còn là cái cây bật gốc, với một tương lai héo rũ, yếu ớt.
Xem thêm
Mùa thu rồi cũng trôi qua | Đoản văn | Bích Ngân
Viết, nha chị! Mùa thu ngun ngút rồi cũng trôi qua.
Xem thêm
Nhớ nhà văn Lê Văn Nghĩa
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Bạn là nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Bạn mất vào thời điểm đại dịch bùng phát dữ dội phải cách ly, phong tỏa, bạn bè không thể tiễn bạn một đoạn đường…
Xem thêm
Những ký ức không thể nào quên| Lê Tú Lệ
Ông bà mình thường nói “Nghĩa tử là nghĩa tận”.
Xem thêm
Siêu lý của tình yêu - Bút ký của Nguyên Ngọc
Gần đây, Bảo tàng Quân đội đã công bố bức thư của Đặng Thùy Trâm gửi người yêu và cả trang nhật ký của Khương Thế Hưng, tức M. trong nhật ký của Trâm. Tôi biết cả hai người ấy gần như là từ đầu, cuộc chiến đấu anh hùng, tình yêu đẹp, buồn của họ, và từ lâu tôi cũng suy nghĩ nhiều về câu chuyện đau đớn này.
Xem thêm
Chiều mưa sông Sài Gòn và trăng 16 hạ ngươn
Mưa mùa Sài Gòn đã đến cái hẹn tới luc đỏng đảnh dỗi hờn “ông tha bà không tha” như triệu triệu năm miền đất phương Nam này...
Xem thêm
Cây học trò
Có lẽ rất lâu nữa tôi mới có dịp về lại chốn cũ, trường xưa Long Hựu, Vĩnh Bình ắp đầy kỉ niệm. Đời người khác nào đời cây luôn sẵn lòng, hết lòng dâng quả, tỏa hương ngọt ngào, thanh tao cho cuộc đời khi chữ tình bền sâu gốc rễ.
Xem thêm
Trên chuyến tàu về quê ăn Tết
Bản dịch của Trương Văn DânMệt mỏi! Chiếc xe lửa liên tục dằng xóc tạo nên những va đập trên lưng làm toàn thân tôi ê ẩm. Có lúc cơn mệt nhọc đã làm tôi thiếp đi trong một giấc ngủ ngắn, rồi giật mình thức giấc vì cái đầu lắc lư, đập lên thành toa, đau điếng.
Xem thêm
Tháng 12 xuôi về Tết hồn quê
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Chiều nay, giữa đất Sài Gòn hoa lệ. Tôi lang thang một mình trên phố, dường như năm nay Sài thành cũng mang hơi hướng của tiết trời miền Trung lẫn cả miền Bắc, một chút lành lạnh hanh hao, có chút mưa có chút khắc khoải bồng bềnh. Có lẽ thành phố vừa trải qua một trận ốm nên gió chướng cũng ùa về theo. Một cánh chim nhỏ khẽ bay ngang giữa bầu trời rộng, chợt thấy mình lạc lõng, chơi vơi giữa dòng đời xuôi ngược trong dòng xe hối hả, ồn ào của một mảnh đất như lạ nhưng lại từng quen. Xa xa những cánh hoa màu tim tím lờn vờn buông nghiêng trong gió rồi khẽ chạm xuống mặt đất một niềm riêng mang.
Xem thêm
Hoa bông súng phèn
(Vanchuongthanhphohochiminhvn) - Nhá nhem tối, khi đóng xong cửa chuồng heo và chốt ngang cửa chuồng gà là tôi chạy tót ngay qua nhà anh, hai anh em dẫn nhau đi xem ti vi. Trong xóm đã có nhiều nhà mua được tivi trắng đen, nhìn lác đác những “bờ cào” dựng ngược trời, lơ lửng nóc nhà mà ước ao thật thích.
Xem thêm