TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Khoảng trời xanh ký ức - Bản tình ca viết về tình yêu “một thời hoa lửa”

Khoảng trời xanh ký ức - Bản tình ca viết về tình yêu “một thời hoa lửa”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-05-31 15:47:11
mail facebook google pos stwis
356 lượt xem

Ký ức chiến tranh, tình yêu tuổi trẻ, và khát vọng sống không ngừng nghỉ là những mạch nguồn cảm xúc dào dạt trong tập thơ "Khoảng trời xanh ký ức" của nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam. Để cùng chiêm nghiệm vẻ đẹp của tác phẩm mới này, website Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu hai bài cảm nhận từ hai nhà thơ cùng CLB Thơ Phương Nam, đồng thời là hội viên Hội Nhà văn TP. HCM. Nhà thơ Phan Nhật Tiến mang đến bài viết "Bản tình ca viết về tình yêu “Một thời hoa lửa”", khắc họa bức tranh rộng lớn của tình yêu Tổ quốc, tình yêu đồng chí. Cùng với đó, Nhà thơ Trần Trí Thông với "Tình yêu của U 80" lại tập trung vào những khoảnh khắc lãng mạn, trẻ trung không giới hạn của tâm hồn người thi sĩ qua bài thơ "Lục bình hoa tím". Kính mời quý độc giả cùng đọc để cảm nhận sâu sắc hơn về "một thời đã qua" và những giá trị tình cảm bền bỉ.

Nguyên Hùng biên tập và giới thiệu


BẢN TÌNH CA VIẾT VỀ TÌNH YÊU “MỘT THỜI HOA LỬA”

Cảm nhận về tập thơ "Khoảng trời xanh ký ức" của nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam

PHAN NHẬT TIẾN


Tôi nhận được tập thơ “Khoảng trời xanh ký ức” do chính tác giả, Nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam, đề tặng đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian của tập thơ trải dài cùng cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Cái ác liệt, đau thương của miền đất địa đầu tuyến lửa Vĩnh Linh được chị khắc lên thời gian, khắc lên tình yêu của một thời tuổi trẻ.

Đó là tình yêu quê hương nơi có người Mẹ hiền tần tảo, nơi trẻ em đi học dưới địa đạo, nơi có những đồng đội từng sát cánh bên nhau chiến đấu và quyết giành chiến thắng.

Đó là tình yêu lứa đôi thủy chung trong chiến tranh của người lính. Anh chị đến với nhau bằng tình yêu bỏng cháy, vượt qua mọi thử thách, vượt qua thời gian, vượt qua không gian và vượt qua chính bản thân mình. Tình yêu ấy được minh chứng bằng một đám cưới đơn sơ, bằng sự đợi chờ, cùng đôi bàn tay nắm chặt dìu nhau đi qua chiến tranh, qua gian khó cho đến tận bây giờ.

Đó là tình yêu Tổ quốc bằng trái tim của người cộng sản, trước vô vàn gian khổ, hy sinh vẫn một lòng sắt son với Đảng. Cảm xúc nghẹn ngào của chị khi được nhận huy hiệu cao quý 30 năm - 40 năm - 45 năm - 50 năm, rồi 55 tuổi Đảng đã truyền cho thế hệ sau rằng đã có một tình yêu như thế.

Ai cũng có ký ức của riêng mình. Ký ức của chị thật đẹp, thật hào hùng, thật đáng trân trọng. Cho dù là sắt se thương Mẹ, nhớ người Cha đã anh dũng hy sinh, hay những gian khổ, khắc nghiệt trong chiến tranh, những chia sẻ ngọt bùi cùng đồng đội, những mất mát đau thương không tránh khỏi của cuộc chiến cam go một mất một còn với kẻ thù; nhiều khi khiến chị không khỏi ngậm ngùi, hoài niệm, nhưng chị đã vượt lên để sống, làm việc và mưu cầu hạnh phúc.

Thi phẩm “Khoảng trời xanh ký ức” đích thực là bản tình ca viết về tình yêu “Một thời hoa lửa”. Xin chúc chị luôn khỏe, hạnh phúc, yêu đời, có thêm nhiều thơ thấm đậm tình người, tình đồng chí, tình thơ.

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2025.
 


 

TÌNH YÊU CỦA U 80

"Ước gì với được chùm bông

Trao anh kỷ niệm bên dòng Tiền Giang"

TRẦN TRÍ THÔNG

 

Nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam tặng tôi tập thơ "Khoảng trời xanh ký ức" – tập thơ thứ 7 của chị. Có thể nói, chị là một "thân tằm" vẫn cần mẫn nhả tơ cho đời.

Thơ như con người, tâm hồn, cốt cách của chị: chân tình, nhẹ nhàng và đằm thắm.

Trong hàng chục bài thơ của tập, tôi ngỡ ngàng nhận ra rằng ở tuổi U80, một sắc hoa gợi nhớ cũng đủ làm bùng lên trong chị một tình yêu của một thời son trẻ cùng những khát khao còn tươi mới.

Đó là bài thơ "Lục bình hoa tím". Có lẽ, màu tím hoa lục bình gợi nhớ ấy là cảm xúc dâng trào trong chị trong những dịp đi giao lưu thơ ở Trường Đại học Cửu Long, khi chị trên ghe qua dòng sông Tiền huyền thoại. Trong chị là sự bồi hồi gặp gỡ được thể hiện qua những vần thơ: "Lại về bên bến Cửu Long/ Ngắm nhìn sông nước mênh mông tình người/ Ly cà phê đắng chạm môi/ Em nghe khe khẽ bồi hồi lời yêu". Thật thú vị khi "ly cà phê đắng chạm môi" lại gợi nên "lời yêu" khe khẽ bồi hồi. Sự nhạy cảm này dễ làm cho người đọc cứ ngỡ ngàng mãi thôi.

Chưa đâu, khi con thuyền phiêu diêu trên sông, nhà thơ lại chợt nhìn thấy: "Lục bình hoa tím khẽ rung/ Theo con nước chảy xuôi dòng về đâu?". Một chút lo lắng chợt dấy lên, sợ màu tím ấy bị trôi lạc dòng thì thương lắm.

Giữa lúc lòng đang xôn xao lo lắng, tác giả bỗng bình tâm để tin rằng: "Phải màu hoa ấy là màu thủy chung". Vâng, sự thủy chung chỉ có một hướng, dễ gì trôi lạc dòng được?

Khi đã khẳng định thủy chung như một chân lý, tác giả chợt khát khao: "Ước gì với được chùm bông/ Trao anh kỷ niệm bên dòng Tiền Giang".

Giá như ở cái thời mười tám đôi mươi, khát khao đẹp đẽ ấy rất dễ thành sự thật. Còn nay, ở cái tuổi như chúng ta, khát khao ấy chỉ nhắc về một thuở đã qua, một ký ức của một thời yêu màu tím...

Tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ không bao giờ có lỗi, và cũng chẳng ai có thể bắt lỗi sự lãng mạn ấy, bởi đó là sự bao dung của khát vọng yêu.

Để rồi mãi mãi ngàn năm/ Tình ta vẫn đẹp mênh mang Sông Tiền".

Một cái kết đưa ta về thực tại, nhưng lại là ấn tượng của một bài thơ hay. Bài thơ chỉ ghi lại một khoảnh khắc, nhưng đã đưa ta đến với dòng Sông Tiền cùng màu tím đáng yêu của loài hoa đồng nội.

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Phương Nam về bài thơ tôi yêu thích. Chúc mừng chị với những sáng tác luôn tươi mới và tràn đầy cảm xúc!

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2025.

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bài thơ ANH QUÊN của nhà thơ Phạm Đình Phú
Bài của nhà thơ Nguyễn Đình Sinh
Xem thêm
Dưới gầm trời lưu lạc – Bản ngã nhà báo trong vỏ bọc nhà văn
“Dưới gầm trời lưu lạc” không chỉ là tựa đề một tập sách bút ký xuất sắc của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, mà còn là một hành trình tinh thần đầy trăn trở giữa lằn ranh của báo chí và văn chương.
Xem thêm
Người thơ mang áo blouse
Bài của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Xuân Trường mưa mai trong nắng chiều
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng
Xem thêm
Nụ hôn – biểu tượng của ký ức và lòng nhân hậu
Qua lăng kính bình thơ của hai nữ nhà thơ Minh Hạnh và Nguyễn Thị Phương Nam, người đọc có thể cảm nhận được những “nụ hôn” mang hình dáng đất nước
Xem thêm
Văn chương và những ngộ nhận đáng buồn
Tôi đã đọc một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ những năm trước, nó như có tính “dự báo”, “dọn đường” cho trường ca “Lò mổ” ra đời tạo được tiếng vang. Và thi ca với sứ mệnh thiêng liêng của nó, qua trường ca “Lò Mổ” cũng sẽ vượt qua biên giới của lý trí để tới với bạn bè năm châu bốn biển.
Xem thêm
Vai trò của chúa Trịnh với thương cảng Phố Hiến
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, địa danh Phố Hiến vừa thân thương vừa thân thuộc trong trí nhớ mọi người. Phố Hiến từng là một thương cảng lớn sầm uất và quan trọng bậc nhất của xứ Đàng ngoài (miền Bắc Việt Nam).
Xem thêm
Những nụ hôn chữa lành
Đọc tập thơ Ấm lòng những nụ hôn như thế của Phạm Đình Phú
Xem thêm
Trở lại cánh đồng thơ của nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh
Nhà thơ Y Phương ở miền non nước Cao Bằng đã từng tâm niệm: “Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ“. Quả thực, thơ ca thực sự là kết tinh, là ngọc đọng, là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, là hạt minh châu trong biển hạt trai, là tinh hoa trong vườn phương thảo.
Xem thêm
“Những nụ hôn như thế” – từ ngọn lửa yêu thương đến ngọn nguồn hy sinh
Cảm nhận về bài thơ cùng tên trong tập thơ của Phạm Đình Phú – Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Bước đầu tìm hiểu 50 năm thơ Bình Định (1975-2025)
Bình Định – vùng “Đất võ trời văn” – không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ, mà còn là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa.
Xem thêm
Sự hồi quang ký ức trong “Bài thơ cánh võng”
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang
Xem thêm
Văn học Bình Dương – 50 năm một hành trình lặng lẽ và bền bỉ
Bài viết công phu của tác giả Nguyễn Quế không chỉ khắc họa hành trình văn học của vùng đất Thủ suốt 50 năm qua...
Xem thêm
5 sắc thái của một giọng thơ lạ trong “Ru say muợn tỉnh – Ru tình mượn nhau”
Bài viết của Lương Cẩm Quyên sẽ đưa bạn đọc khám phá một hồn thơ đầy bản lĩnh, dám giễu đời...
Xem thêm
Thời đương đại nghe lời thơ lục bát ru tình
Bài viết của Tiến sĩ Hà Thanh Vân
Xem thêm
“Nghiêng về phía nỗi đau” - Từ góc nhìn lý thuyết chấn thương
Nguồn: Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Mặc khải của nước, lửa &…
Bài của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế
Xem thêm
Võ Chí Nhất kể chuyện trinh thám
Một ngày đẹp trời, Võ Chí Nhất gửi tặng tôi cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc. Những gì tôi biết về anh, đó là một Đại úy đang công tác trong ngành Công an tuổi đời khoảng ba mươi.
Xem thêm
Bảo Lộc - người thơ ở lại
Nguồn: Văn nghệ Công an
Xem thêm