TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ

Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
77 lượt xem

Vũ Nho     

Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?

Nhà thơ Đoàn Phú Tứ

Trước hết, tuy Đoàn Phú Tứ chỉ được trích một bài thơ, nhưng trong phần tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”, Hoài Thanh và Hoài Chân đã dành không ít dòng cho tác giả cùng với bài thơ. Ba lần nhắc đến Đoàn Phú Tứ và thơ của ông.

“ Tiếp  theo đó, Phong hóa luôn luôn đăng thơ mới của Tứ Ly, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Văn Kiện, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông” ( Thi nhân Việt Nam, nxb Văn Học, Hà Nội 1988, tr. 16).

 “Cái kín đáo của thơ Pháp gần đây tôi còn thấy ở Đoàn Phú Tứ” ( Sách đã dẫn, tr. 27).

“ Nói tóm lại, phong trào thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững. Hẳn tương lai còn dành nhiều vinh quang cho những khuôn phép này. Nó đã qua được một cơn sóng gió dữ dội trong khi các khuôn phép mới xuất hiện đều bị tiêu trầm như thơ tự do, thơ mười chữ, thơ mười hai chữ hay đương sắp sửa tiêu trầm như những cách gieo vần phỏng theo thơ Pháp” (2)

Những dòng dưới đây là chú thích cho chỗ đánh số 2:

“ Tiếng ta có bằng trắc rõ ràng. Nhiều khi chỉ đổi thanh cũng đủ không cần vần. Đọc mấy câu này của Đoàn Phú Tứ :

Duyên trăm năm đứt đoạn

Tình một thuở còn hương

Hương thời gian thanh thanh

Màu thời gian tím ngát

Có ai ngờ là những câu không vần. Còn như  trong mấy câu này của Xuân Diệu:

          Đây, dây thơ e ấp đã lâu rồi

          Chìm trong cỏ một vườn hoa bỏ vắng

          (Lòng tôi đó một vườn hoa cháy nắng)

          Xin lòng người mở cửa ngó lòng tôi

Giá thay chữ “tôi” cuối câu thứ tư bằng một chữ gì khác không dấu đọc lên vẫn êm. Đại khái gieo vần phỏng theo thơ Pháp đều thừa như thế, mà lắm khi lại còn làm mất cả âm điệu bài thơ”. (Sách đã dẫn, tr. 41)

Thứ hai, chỉ có bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ là có nhiều chú đến như vậy. Toàn bài không tính nhan đề có 18 dòng thơ chia làm 5 khổ thì có 10 chú  giải chia cho  nhan đề 1, khổ thứ nhất 1; khổ thứ hai 2; khổ thứ ba 2; khổ thứ tư 3; khổ thứ năm 1. Mười chú giải này chiếm hơn một trang. Trong khi lời bình cũng chỉ dài non một trang mà thôi.

Thứ ba, duy nhất trong cuốn Thi nhân Việt Nam, tác giả dành lời bình cho một bài thơ cụ thể. Còn lại tất cả chỉ là những nhận xét cho câu thơ, hình ảnh thơ hoặc bài thơ, giọng điệu thơ. Phần nhiều những nhận xét đặc sắc, tinh tế của người có tài thẩm bình khái quát.

Cũng chỉ có bài “Màu thời gian” mới có hai thao tác cùng phối hợp là CHÚ trước và BÌNH sau. Phải chăng đây là gợi ý cho sau này trong nhà trường phổ thông miền Bắc những năm 60 có một kiểu lên lớp không phải là “giảng văn” mà chỉ là “bình chú”, một kiểu tìm hiểu tác phẩm thơ dành nhiều đất cho sự phóng khoáng của người dạy.

Thứ tư, tác giả của Thi nhân Việt Nam đặc biệt dành những lời khen ngợi trân trọng (hiếm khi gặp) cho  nhà thơ Đoàn Phú Tứ dù chỉ trích một bài. Trong những dòng nói về tác giả, hai nhà phê bình đánh giá: “Làm thơ rất ít. […] Nhưng thơ hay không cần nhiều. Đoàn Phú Tứ chỉ làm có dăm bảy bài mà hầu hết là những bài có đặc sắc. Ấy là một lối thơ rất tinh tế và rất kín đáo. Thi nhân ghi lại bằng những nét mong manh những cảm giác rất nhẹ nhàng”. (sách đã dẫn tr. 98). Phải thẳng thắn mà nói rằng lời bình của Hoài Thanh và Hoài Chân khá bình thường, không có gì nổi bật và đặc sắc. Chỉ có tình thần khen ngợi là nổi trội và rõ ràng (dù cũng đã gài vào cả ý không khen): “Thành ra ý thơ, lời thơ, điệu thơ cùng với hồn thi nhân đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa, rồi dần dần trở về hiện tại. Hiện tại chỉ mờ mờ nhạt nhạt, nhưng càng đi xa về quá khứ, câu thơ càng thiết tha, càng rực rỡ. Nhất là từ chỗ ngũ ngôn chuyển sang thất ngôn câu thơ đẹp vô cùng. Tôi tưởng dầu không hiểu ý nghĩa bài thơ người ta cũng không thể không nhận thấy cái vẻ huy hoàng, trang trọng của câu thơ. Trong thơ ta có lẽ không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế

( sách đã dẫn, tr.101).

Thứ năm, sau này khi Đoàn Phú Tứ chủ trương cùng nhóm Xuân Thu nhã tập, bài thơ lại được in lại, được phổ nhạc như một minh chứng cho mong muốn cách tân thơ.  Nhưng suy cho cùng cuộc canh tân thơ ca của nhóm cũng chỉ mới là đưa ra lí thuyết. Bài thơ có ý nghĩa như một minh họa cùng với những câu thơ của Nguyễn Xuân Sanh  sau này được nhắc đến như một sự kì cục, bí hiểm trong thể hiện “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà...” (*)

Gần đây, chúng tôi thấy một loạt các bài viết về bài thơ  “Màu thời gian” này. Tinh thần là đề cao, coi như là thành tựu của một mong muốn đổi mới thơ. Bài thơ xuất hiện cùng thơ mới, nhưng đã vượt qua thơ mới để đi  đến một lối thơ khác.[ Có thể đọc các bài viết của Trần Thị Quỳnh Thuận : Văn chương Đoàn Phú Tứ: một xác tín thẩm mỹ thời văn học mới; Chế Diễm Trâm : Tím ngát màu thời gian;  Nguyễn Thanh Tâm :"Màu thời gian" - "Bông sáng tạo dâng lên bàn thờ đạo" (Một diễn giải về thơ từ đặc trưng loại hình);…].

Dù có những bất thường như vậy, chúng tôi cho rằng bài thơ này cũng bình thường thôi. Nếu không chú, không bỏ công đề cao như Hoài Thanh đã làm thì vị tất người ta đã để ý và ca ngợi. Ngay cả Hoài Thanh, ông cũng phải thừa nhận: “Người xem thơ cũng biết rằng đây là hình ảnh một đôi mẩu đời, nhưng hình ảnh mờ quá không thể đoán  những mẩu đời kia ra thế nào. Có khi cả ý nghĩa bài thơ cũng không hiểu rõ” (Sách đã dẫn, tr. 98). Bài thơ có mấy câu không vần nhưng độc đáo, diễn tả thời gian, một thứ vô hình thành ra cụ thể, có màu, có hương. Trong khi đó, nhưng thi liệu và từ ngữ dùng lại quá cũ. Chẳng hạn :  xuân tìnhTần phi, Tóc mây một món chiếc dao vàng/ Ngàn trùng e lệ phụng quân vương/…Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng.

Tóm lại, dù có nhiều điểm  bất thường, nhưng  chúng ta nên trả lại sự bình thường cho bài thơ này. Không nên đề quá cao bài thơ “Màu thời gian”, dù cho nó được làm bởi một người sau này chủ trương cách tân thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập, dù cho nó được nhà phê bình hết sức ca ngợi và đánh gía bằng biệt nhãn. (* *)

         

Đôi điều nói thêm

Trong quá trình tìm hiểu bài thơ “Màu thời gian”, chúng tôi xem trong VOV5  một chương trình giới thiệu thơ Đoàn Phú Tứ và Trần Huyền Trân ( ngày 11/12/2012). Sau khi trích đọc lời nhận xét của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, nghệ sĩ Thanh Thủy ngâm bài thơ “Màu thời gian” theo thể lục bát như sau:

          Cuộc đời có hững hờ đâu

          Trên đầu tôi đã điểm màu thời gian

           Thời gian xanh lại hoe vàng

          Thời gian xám đục ngỡ ngàng màu sương

          Mỗi lần tôi đứng trước gương

          Nhìn thời gian thấy bước đường đã qua

          Tại mình hay tại người ta

          Tự dưng tay nhổ gọi là tóc sâu

          Sợi  vương  sợi bạc sợi sầu

          Từ từ rơi xuống nỗi đau chia lìa

          Thời gian buồn tím tái tê

          Chỉ mình mình biết mình về mình thôi

Chúng tôi không chắc đây có phải là Màu thời gian  khác nữa của tác giả Đoàn Phú Tứ. Bài trong Thi nhân Việt Nam có vẻ khó hiểu, “mờ mờ nhân ảnh” nặng những thi liệu cổ thì bài này lại dễ dãi, diễn nôm.  Nếu quả đây là một bài khác của tác giả họ Đoàn thì cũng chẳng có gì  thật đặc sắc.(***)

 

Hà Nội 12/9/2014

V.N

 

* Đoạn thơ thường hay được trích của Nguyễn Xuân Sanh:

Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi

Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y

Rượu hát bầu vàng cung ướp hương

Ngón hường say tóc nhạc trầm mi

Lẵng xuân

Bờ giũ trái xuân sa

Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà...”

 

** Chúng tôi tuy không đề quá cao bài thơ xét về chất lượng, nhưng đánh giá cao việc cố gắng của tác giả tìm chất thơ trong “thời gian”. Đặc biệt là đã nói về màu và hương của thời gian.  Trước đó, trong văn học dân gian Việt Nam, thời gian chỉ là vấn đề dài - ngắn, nhanh- chậm (Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn  lại nửa gang. Hoặc Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối). Trong văn học trung đại, thời gian cũng được đo đếm theo tinh thần đó. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Thời gian như chớp mắt. Thời gian như giấc mộng kê vàng. Với Nguyễn Du và một số nhà thơ khác thì còn có thời gian tâm lí: Ba thu dọn lại một ngày dài ghêNgày vui ngắn chẳng tày gang. Hoặc Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại.  Hầu như chưa có ai đặt vấn đề màu và hương thời gian. Điều này chắc chắn có  thể sẽ mở đường hoặc  gợi ý để Văn Cao, Nguyễn Duy, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh,… viết  về “Thời gian” :

 

Rơi

           như tiếng sỏi

                                        trong lòng giếng cạn

            Riêng những câu thơ

                        còn xanh

            Riêng những bài hát

                       còn xanh

             Và đôi mắt em

                       như hai giếng nước.

 Thời gian – Văn Cao  

 

Gió ù ù đi qua họng súng thần công

Tiếng chuông chùa đi thủng thỉnh trong không

Áo em trắng đi từ xa vắng lại

Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng

Đi ngang thành nội- Nguyễn Duy

 

Không phải chim ảo

Con chim thời gian

Để lại những dấu chân thật thà

Gương mặt đàn bà

Nhầu nhĩ

 

Chim thời gian

Như đại bàng cắp nàng trái đất

Vừa bay vừa dẫm nát mặt người

Rạn gương mặt Tây Thi

Nứt gương mặt Dương Quý Phi

Con chim

Ăn sắc đẹp đàn bà…

           Con chim thời gian – Nguyễn Thị Ánh Huỳnh

 

***  Nhà phê bình viết “Đoàn Phú Tứ chỉ làm có dăm bảy bài mà hầu hết là những bài có đặc sắc”. Chúng tôi xin dẫn ra hai bài của Đoàn Phú Tứ để mọi người xem đặc sắc  đến mức nào.

 

Ánh Trăng

Tác giả: Đoàn Phú Tứ

Mải miết đường đời đã bấy lâu,
Biếng nhìn trăng cũ muốn quên sầu;
Đêm nay bỗng thấy bên song ngõ
Một ánh xanh mờ thoáng tự đâu,
Leo lét gợi khêu tình quá vãng,
Lòng thơ bao xiết nỗi thương đau;
Vung chăn toan rũ màn đen tối,
Mắt lệ đờ trong vành ngọc cao.

 

Ti

Tác giả: Đoàn Phú Tứ

``Vật mình tức tối mộng không xong''

Nhắm mắt ôm vùi chiếc gối bông,
Bâng khuâng tìm giấc phấn hương nồng;
Phấn hương chưa ủ tình yêu lạnh,
Em chết ! Trời ơi ! Anh tủi lòng...

 

 Bài đọc trong Hội thảo về Đoàn Phú Tứ 2015.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm
Dòng sông tâm thức của Elena trong “Hạt bụi lênh đênh”
Trong những câu chuyện đan xen giữa thể loại tùy bút và truyện ngắn và tôi chọn 7 bài viết trong “Hạt bụi lênh đênh” để nói về “dòng sông tâm thức” của Elena đã trải qua .
Xem thêm
Nỗi buồn trổ bông và tình mẹ trong thơ Nguyễn Minh Ngọc Hà
Nguyễn Minh Ngọc Hà sinh năm 1985 tại vùng đất An Sơn thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây vốn là chiến khu cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến và là một phần của Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nổi tiếng. Có lẽ đặc điểm, truyền thống quê hương đã sớm chắp cánh cho hồn thơ của chị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong đầu cô cựu học sinh lớp chuyên toán của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương luôn phảng phất âm điệu của thi ca. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rồi vào làm việc tại một ngân hàng lớn chưa bao lâu, như duyên phận đã định trước, Nguyễn Minh Ngọc Hà “rẽ bước”, chọn nghề tự do để có thời gian dành cho văn chương nghệ thuật
Xem thêm
So sánh bài thơ Cây đánh đu của Lê Thánh Tông và bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương
ĐÁNH ĐUTám cột khen ai khéo khéo trồngNgười thì lên đánh kẻ ngồi trôngGiai du gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòngBốn mảnh quần hồng bay phấp phớiHai hàng chân ngọc duỗi song songChơi xuân đã biết xuân chăng tá?Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Xem thêm
Chân dung đẹp từ nét vẽ của thơ
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật, ngày 22/8/2024
Xem thêm
Nhịp điệu của sức bền
1. Trong nhiều tác phẩm và bài viết trao đổi, Mai Văn Phấn thường nhắc đến quan niệm viết (và sáng tạo nghệ thuật nói chung) như một hành động kiến tạo không gian khác – khác với người khác và khác với chính mình, xem đấy như kim chỉ nam cho quá trình tìm tòi của ông. Đấy là một ý tưởng dễ được chia sẻ (và dễ biến thành các tuyên ngôn to tát) nhưng rất khó để hiện thực hoá, bởi nó buộc người viết phải ý thức đầy đủ về bản chất sáng tạo, biết liên tục đổi mới, hoặc nói cách khác, biết phủ định và tự phủ định. Càng ngày, khi càng đi xa và đạt nhiều thành tựu hơn, Mai Văn Phấn càng thấy rõ áp lực của việc phải khác trong thực hành sáng tạo. Nhưng đồng thời, việc viết trong áp lực (chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi của ông với chính bản thân) đã hình thành ở tác giả này một tinh thần và thái độ thực tế mà ta có thể nói đơn giản như sau: muốn viết khác thì phải đọc sâu, đọc rộng. Có lẽ vì vậy, sau nhiều tác phẩm thơ liên tiếp xuất bản trong và ngoài nước, Mai Văn Phấn chọn nhịp bước chậm lại và rẽ sang phê bình với tập Không gian khác (2016) và mới đây nhất, là Nhịp điệu vẽ lối đi (2024).
Xem thêm
Hoa thơm, trái ngọt của lòng yêu thương
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật số ra ngày 15/8/2024
Xem thêm
Đọc thơ Trần Mai Hường
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần
Xem thêm