TIN TỨC

Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-01 00:33:58
mail facebook google pos stwis
499 lượt xem

Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.

Tham gia cách mạng từ rất sớm, tên ông gắn với những chiến công vang danh núi rừng Việt Bắc của Trung đoàn “Long Xuyên” (tên gọi khác của Trung đoàn 28 Lạng Sơn do ông là Trung đoàn trưởng). Đời binh nghiệp của mình, ông lần lượt đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng như Phó Tư lệnh Mặt trận Tả Giang – Long Châu trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn (1949), chỉ huy một trong những mũi tiến công trọng yếu trong Chiến dịch Biên giới (1950), rồi Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn…

Đại tá Hoàng Long Xuyên ở tuổi 103. Ảnh Việt Văn.

1. Trong căn nhà ba gian giản dị gần sát bên đường lớn tại thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Đại tá Hoàng Long Xuyên nhắc lại những câu chuyện cách đây hơn nửa thế kỷ làm chúng tôi rưng rưng xúc động.

Móm mém cười, Đại tá Hoàng Long Xuyên kể, năm 17 tuổi, ông đi theo cách mạng và hoạt động tại vùng rừng Hòa An, Hà Quảng (Cao Bằng) dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Sâm. Năm 1941, Hoàng Long Xuyên là một trong 10 thanh niên trung kiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi học tại Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Sau gần 4 năm, tháng 12-1944, ông cùng các bạn học được triệu tập về nước. Bản thân ông được phân công về gây dựng cơ sở cách mạng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Cho tôi xem tấm thẻ Công an nhân dân do đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn ký năm 1975 cùng tấm thẻ đảng viên mới được cấp lại, Đại tá Hoàng Long Xuyên nói rằng ông rất quý trọng hai tấm thẻ này.

Bởi tháng 3-1945, Hoàng Long Xuyên đã cùng các đồng chí trong phân đội Long Xuyên thuộc mặt trận Việt Minh huyện Hòa An, Cao Bằng do ông làm đội trưởng xuất sắc đánh chiếm các khu vực quan trọng của địch, giành chính quyền. Và ngay sau ngày giành chính quyền, ông đã được kết nạp Đảng.

Ông kể lại: “Trung tuần tháng 3-1945, phân đội nhận được lệnh cấp trên nhanh chóng đến địa điểm Phổ Nuống (nay thuộc xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) để nhận nhiệm vụ Đông tiến, mở đường giao thông liên lạc tới Lạng Sơn.

Tiếp nối truyền thống gia đình, cháu nội Đại tá Hoàng Long Xuyên hiện là cán bộ Công an tỉnh Thái Nguyên.

Đêm 18-3-1945, phân đội xuất phát theo đường mòn xuyên rừng tiến xuống Lạng Sơn, chính thức tiến công vào các đồn, bốt của địch và lần lượt đánh chiếm kho muối chia cho dân, đánh đồn Pò Mã, diệt phỉ bảo vệ thị trấn Bình Gia, giải phóng Điềm He. Cho đến khi Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh, thì Việt Minh đã hoàn toàn làm chủ vùng biên để chủ động tiếp ứng cho quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền”.

Từ ngày 18-8 cho đến ngày 22-8, Phân đội trưởng Hoàng Long Xuyên đã chỉ huy đơn vị cùng hội quân với đại đội độc lập Thoát Lãng do đồng chí Ngọc Trình làm chỉ huy tiến hành hỗ trợ quần chúng cách mạng đã nhất tề nổi dậy, tiến công quân Nhật, làm chủ Ôn Châu, Hữu Lũng, Thất Khê, Thoát Lãng, Na Sầm… Ngày 24-8-1945, tại Ba Xã (châu Điềm He), phân đội trưởng Hoàng Long Xuyên tham gia cuộc họp của Tỉnh ủy Lạng Sơn. Hội nghị thành lập Ban Chỉ đạo khởi nghĩa của tỉnh và đề ra chủ trương cần nhanh chóng giải phóng tỉnh lỵ, lập chính quyền cách mạng.

Những năm kháng chiến chống Pháp, ông Hoàng Long Xuyên đã cùng với Trung đoàn Long Xuyên tham gia rất nhiều chiến dịch quan trọng. Đồng thời, ông cũng được tin tưởng, giao nhiệm vụ chỉ huy trong một chiến dịch quan trọng là phối hợp với Giải phóng quân Trung Quốc mở rộng khu giải phóng biên khu Việt Quế thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc: “Đồng chí Thanh Phong gặp tôi giao nhiệm vụ: Có chỉ thị đặc biệt của anh Văn, mở một chiến dịch đặc biệt giúp bạn. Anh là Phó chỉ huy Mặt trận Long Châu và trực tiếp chỉ huy mũi này”.

Nhiệm vụ quốc tế đầu tiên ấy đã được Đại tá Hoàng Long Xuyên cùng các chiến sĩ Giải phóng quân Việt Nam khác hoàn thành xuất sắc, giúp bạn đánh tan quân Tưởng ở vùng biên giới và thành lập chính quyền cách mạng. Tháng 9- 1945, ông cùng đơn vị của mình về nước và tiếp tục tham gia nhiều trận đánh tại vùng Đông Bắc cho tới khi quân dân ta giành được chiến thắng Điện Biên. Khi đó, ông là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

2. Năm 1956, ông Hoàng Long Xuyên được tin tưởng, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc. Tấm thẻ Công an chính là vật lưu dấu ký ức gần 20 năm đảm nhận vai trò người đứng đầu chỉ đạo công tác bảo vệ trị an cho nhân dân yên tâm làm ăn, sản xuất, chống gián điệp biệt kích ở 7 tỉnh thuộc liên khu Việt Bắc, góp sức, góp công cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đồng chí Hoàng Long Xuyên (áo trắng, mũ đen, ngồi bên phải) vận động nhân dân tham gia cách mạng.

Cơ duyên từ một cán bộ quân đội chuyển ngành sang công an của ông khá đơn giản. Ngày 1-7-1956, Hồ Chủ tịch ký quyết định thành lập Khu tự trị Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Bộ máy hành chính của Khu tự trị hình thành, ông Hoàng Long Xuyên được chỉ định làm Giám đốc Công an Khu tự trị.

Vào thời điểm giặc Mỹ tăng cường ném bom bắn phá miền Bắc, bao vây, phong toả các cảng biển cũng như các tuyến giao thông đường bộ của ta, các tỉnh giáp biên thuộc Khu tự trị là cửa ngõ quan trọng trong việc tiếp nhận những nguồn hàng viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Giám đốc Hoàng Long Xuyên đã chỉ đạo Công an các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng triển khai cán bộ xuống các địa bàn có cửa khẩu trọng điểm để bảo vệ an toàn cho hàng vạn lượt xe quá cảnh vận chuyển hàng viện trợ của các nước bạn và bảo vệ dọc theo quốc lộ để kịp thời ứng cứu, hỗ trợ khi bị máy bay bắn phá.

Ông cũng là người đề ra chủ trương đưa chiến sĩ công an về các bản ở “hành lang Mán”, “xứ Nùng tự trị” để vận động bà con tham gia xây dựng đời sống mới, không tiếp tay cho phỉ. Bản thân ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các chuyên án bóc gỡ và trấn áp các băng đảng phản cách mạng hoạt động lén lút hòng âm mưu bạo loạn, lật đổ chính quyền, như: “Trung Việt phản công cứu quốc quân chính nghĩa” (1960), “Việt Hoa cứu quốc” (1962)... Công an các tỉnh thuộc Khu tự trị đã anh dũng tham gia chiến đấu trên các trận địa pháo cao xạ, bắn rơi nhiều máy bay bằng súng bộ binh, bảo vệ an toàn các công trình trọng điểm, các mục tiêu quan trọng như Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, Quốc lộ 1, khu nhà ga Đồng Đăng…

Đặc biệt, được sự chỉ đạo của Bác Hồ và Đảng đoàn Công an Trung ương, từ ngày 9 đến ngày 29-4-1962, tại Thái Nguyên, Trung ương đã ủy quyền cho Công an khu Việt Bắc tham gia đàm phán về biên giới với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây. Ông Hoàng Long Xuyên và Đàm Quang Trung đã bằng những lý lẽ sắc bén và bằng chứng do công an các tỉnh báo về đã đấu tranh thành công, yêu cầu họ rút về đất Trung Quốc.

Năm 1975, cùng với Khu tự trị Tây Bắc, Khu tự trị Việt Bắc giải thể, ông về công tác tại Phòng Quân pháp Bộ đội biên phòng. Năm 1986, ông nghỉ hưu với cương vị Trưởng phòng Điều tra hình sự, Bộ Tư lệnh BĐBP.

Đại tá Hoàng Long Xuyên luôn giữ vững niềm tin vào Đảng và cách mạng. Các con của ông đều đảm nhận nhiều vị trí công tác quan trọng tại tỉnh Thái Nguyên và các cháu nội ngoại cũng theo ngành Công an giống như ông cha mình. Khiêm cung và giản dị, lời ông nói đầy thấm thía: “Không có cách mạng thì không có mình cháu ạ. Dẫu có thiệt thòi thì ông còn may mắn hơn những người đã hi sinh. Dẫu có thế nào vẫn phải luôn giữ trọn vẹn hiếu trung mới là người Cộng sản”.

Phạm Vân Anh

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm
Nơi sâu thẳm trái tim vị tướng
Bài viết của Trung tướng, PGS-TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Xem thêm
Đan Thanh - nghệ sĩ kết nối thi ca và hội họa
Với hiểu biết khiêm tốn của một nhà giáo hâm mộ văn học nghệ thuật, tôi được biết thầy giáo - nhà văn Nguyễn Thanh. Thầy Nguyễn Thanh tên thật là Nguyễn Tấn Thành sinh ra tại xã Tân Quới, quận Bình Minh, Cần Thơ (nay thuộc Vĩnh Long). Khi làm văn nghệ, thầy Nguyễn Thanh còn dùng những bút danh khác để viết cho nhiều thể loại bài khác nhau : Thanh Huyền, Ngũ Lang, Đan Thanh, Phương Đình, Tương Như, Diễm Thi, Minh Khuê, Minh Văn, Lan Đình, Chàng Văn… Thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Cử nhân Văn khoa và đã qua 3 năm chưong trình Cao học Văn chương và Ngoại ngữ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn (1975).
Xem thêm
Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.
Xem thêm
“Chia lửa” với chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 122, thứ năm 2-5-2024
Xem thêm
Nhà thơ lê Đình Hòa chỉ thấy hoa phượng trắng
Bài viết của Lê Thiếu Nhơn về nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa ở Phú Yên
Xem thêm
Lãng tử trong đời, chí thú trong văn
Bài viết về nhà văn Nguyễn Hoàng Thu trên báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm