TIN TỨC

Ký ức ngày Tết - Tạp văn Hồ Xuân Đà

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1222 lượt xem

Nhà văn Hồ Xuân Đà

Mỗi khi tiết trời se se lạnh của tháng mười hai trở về, sau những thời khắc của lễ hội giáng sinh, màu đỏ và ánh đèn rực rỡ khắp phố phường Sài Gòn thì sau đó lại nghĩ đến cái tết Nguyên Đán. Dọc các con phố từ nơi bình dân đến những nơi sang trọng người ta bày bán quần áo mới đủ kiểu, với các chương trình khuyến mãi xả hàng cuối năm. Rồi những cửa hàng hoa giả, các cửa hàng trang trí nội thất cũng nhộn nhịp người ra kẻ vào. Tôi rất thích được đi ra phố, ngồi nơi một góc quán quen, chọn một vị trí có thể quan sát hết tất cả sự náo nhiệt của một thành phố luôn thay đổi, những nụ cười rạng rỡ của những người bán hàng chợ đêm khi khách hàng vào ra nườm nượp. Một buổi tối thư giản cho người mua và người bán.

      Trong câu chuyện của mỗi người tán gẫu cùng nhau, tôi nghe thoang thoáng rất nhiều câu hỏi "Tết này mày có về quê không? Tết này ông có nhiều tiền thưởng không? Tết này đã mua sắm gì không?..." Câu chuyện của những người tri kỷ - tri âm của nhau họ dài lắm. Nhất là với người xa quê tha hương cầu thực. Câu chuyện đầy sự phân vân của những người đàn bà có hai quê; quê mẹ và quê chồng, biết về quê ai trong những ngày tết này đây. Cái tết- cái xuân của quê nhà luôn có một ký ức mênh mang trong từng hơi thở của mỗi con người Việt Nam. Đã sinh ra trên mảnh đất hình chữ S này, thì dù người Trung - Nam - Bắc đều mang theo trong tâm hồn mình những ký ức của một thời tuổi thơ trong những ngày tết đến xuân về.

     Tuổi thơ của tôi lớn lên từng ngày với những hy vọng tràn đầy mỗi khi tiết trời có sự chuyển biến. Khi mẹ bảo tôi cần phải chăm tưới vườn hoa vạn thọ, mào gà,cúc áo sau nhà để kịp mang ra bán. Mẹ tôi rất thích trồng hoa, miền quê ngày ấy rất nhiều hương vị tết khi tôi có một người mẹ chăm chỉ với từng luống hoa. Mẹ tôi luôn nói hoa vạn thọ là loài hoa dâng lên chúc tết ông bà tổ tiên thích hợp nhất. Ai cũng chọn loại hoa này để chưng trong nhà, ngoài ngõ và mang vào nghĩa trang để tỏ lòng đạo hiếu. Mẹ trồng hoa đâu chỉ để bán, mà cốt là để cho nhà có mùa xuân. Bán chỉ là góp phần làm nên mùa xuân cho cả xóm. Các cô bác tới chọn từng chậu hoa rồi gửi cho mẹ ít tiền để đặt mẹ sang năm nhớ trồng cho họ vài chậu. Vì hoa của mẹ trồng nở rất to, cây bông cứng cáp, có khi tươi đến hết tháng giêng. Tuổi thơ của tôi cứ mỗi năm lại lớn lên với những sắc hoa vàng rực rỡ. Rồi khi hoa tàn tôi lại giúp mẹ phơi khô những bông hoa ấy, mào gà, cúc áo, vạn thọ, móng tay, chuồn chuồn... Rồi cứ mỗi khi mùa mưa đến lại gieo cho nó mọc khắp các khoảng không gian trống của sân nhà. Ngôi nhà của gia đình tôi luôn ngập sắc hoa. Ba tôi, thỉnh thoảng lấy vòi nước tưới cho chúng mỗi khi chiều về, rồi mở vài bản nhạc xưa cũ. Nhờ vậy mà khi tuổi còn nhỏ mà tôi thuộc rất nhiều các bài hát Bolero, thuộc tên rất nhiều loài hoa dại.

      Mùa xuân của tuổi thơ tôi luôn trở về thật sống động, ngay khi tôi đang ở một thành phố dày đặc các các siêu thị với rất nhiều loại bánh kẹo, các ngã đường ngập hàng quán thì tôi vẫn không thể nào quên cái khuôn dùng để đổ bánh thuẫn với mẻ bánh đầu tiên, mẹ luôn bảo, ngồi xem đổ bánh thì phải cười, chứ đừng có mặt mày "chù ụ" mà bánh nó không chịu cười, bánh không nở hoa thì xấu lắm, khách đến chúc tết thì sao dám mời, rồi tôi cười vui vẻ theo ý mẹ, nhưng mẻ bánh đầu tiên nó cứ trơn tru như người đi tu, lần này thì mẹ tôi cười trừ với tôi, chắc tại mẹ đánh bột chưa tới nên bánh không nở hoa. Mẹ tôi lại tiếp tục đánh bột, cho tới khi thử lại kiểm tra độ nổi của bột. Tới khi vừa ý thì bắt đầu tiếp tục những mẻ bánh, mẻ nào cũng cười tươi như hoa khi mẹ mở nắp ra. Tôi cứ ngồi háo hức phụ mẹ cho tới tận khuya, dù có lúc hai con mắt díp lại, vì buồn ngủ. Mẹ giục tôi đi ngủ nhưng tôi cứ ngồi huyên thuyên hỏi mẹ đủ thứ điều. Các câu hỏi về các loại bánh mẹ tôi sắp làm. Mai là ngày hai mươi sáu tết, mẹ sẽ làm bánh in, hai bảy tết mẹ sẽ qua nhà dì Ba mượn lò trán bánh trán, ngày hai chín mẹ và tôi sẽ hái lá chuối - lau lá- ngâm nếp- ngâm đậu - ướp thịt - chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để đến đêm là cả ba và mẹ ngồi giữa nhà để gói bánh. Chị em tôi sẽ phụ trách buộc dây khâu cuối cùng, khi những đòn bánh tét hoàn tất. Gói xong có năm tới tận khuya, mẹ tôi dọn dẹp còn ba tôi thì nhóm bếp luộc bánh. Ba sẽ là người thức để canh lửa châm nước, canh lửa cho nồi bánh. Thường tới trưa ba mươi tết là các đòn bánh tét đã được treo lên nơi góc bếp. Mẹ chọn hai cặp bánh đẹp nhất để cúng ông bà. Ba thì sắp xếp cho bàn thờ cho thật đẹp hài hòa. Ba tôi luôn chu đáo với cái bàn thờ và phòng khách. Tôi luôn thấy ba cặm cụi lau chùi từng chút bụi nơi cạnh tủ, góc bàn. Cái không khí tết đến sao mà nao nức - ấm áp đến xuyến xao. Chị em tôi trong giờ phút đó, đứa thì lo tắm rửa, gội đầu sạch sẽ thơm tho, đứa thì xếp từng bộ quần áo dự định mặc cho các ngày mồng. Tết nhà tôi người lớn hay trẻ nhỏ đều phải mặc đồ mới, và không được làm ai buồn ai giận ai khóc, vì đó theo lời mẹ nói đó là điều không hên, kiêng kỵ trong những ngày đầu năm. Mẹ tôi dù có giận đứa con nào không ngoan thì cũng không quở trách mà thay vào đó là ôm hôn lên trán rồi nói"Tết mà con, vui lên nào!"

     Tôi nhớ nhất là ngày mồng một, nhớ từng khoảnh khắc khi kim đồng hồ vừa chấm số mười hai, bắt đầu có vài tiếng vài tiếng pháo nổ đì đùng. Sau khi thắp nén hương đầu tiên dâng lên ông bà, ba bắt đầu châm lửa đốt dây pháo đã chuẩn bị sẳn, tiếng pháo nổ thức chị em tôi tỉnh giấc, nhưng mẹ không cho chúng tôi ra khỏi phòng vì mẹ rất sợ sự nguy hiểm của những viên pháo chưa nổ, chị em tôi sẽ nhặt, rồi sáng mồng một, trong bộ quần áo mới lại tụm nhau đốt pháo, những năm đó có rất nhiều vụ nghịch pháo để mang thương tật nên vài năm sau thì cái lệ tục đốt pháo được nhân dân và chính quyền cả nước bỏ hẳn đi. Tục đốt pháo đã dần dần đi vào ký ức, không còn những dây pháo nổ đỏ hồng trước ngõ thì tết vẫn còn rất nhiều hoạt động có ý nghĩa, an toàn.

     Mọi cảm xúc trong thời khắc giao thừa thiêng liêng vẫn không thay đổi, ba tôi năm nào cũng chờ đợi để sống cùng giây phút ấy, thay cho pháo là những thanh gỗ mục, những củi khô, được dồn lại thành đống rồi đốt lên rực sáng một góc sân giữa vùng quê tỉnh mịch. Làn khói ấm, ngọn lửa ấm như muốn xua tan những điều không vui của năm cũ bay đi. Cầu mong điều tốt đẹp cho năm mới đang đến. Mẹ tôi vẫn lom khom ở dưới bếp, đổ thêm gạo vào cho đầy bồ, bơm thêm nước cho đầy các chạng, các món ăn cho ba ngày tết đã sẵn sàng. Ba mẹ tôi luôn nói với nhau, rằng nghèo giàu gì thì ngày tết cũng phải tươm tất, “đói ngày tết- thất ngày mùa”, có lẻ nhờ cái quan niệm ấy mà tuổi thơ của chị em tôi đã lớn lên với những mùa xuân thật đẹp. Khi đã xong hết tất cả công việc gọi là cần thiết của đêm giao thừa, mẹ tôi mang ra sân trước - nơi có hơi ấm của khóm lửa, ba vừa đốt, đang dần tàn những chén chè đậu đỏ nghi ngút hương thơm của đậu - đường- nước dừa- vani hòa quyện vào. Cả nhà cùng nhau thưởng thức thật say mê, bởi trong lòng ai cũng mong theo lời mẹ, thêm một tuổi mới, vận đỏ luôn mỉm cười với mình.

      Giai điệu mùa xuân réo rắt từng nốt nhạc, không khí, cảnh vật bình yên hạnh phúc trong khu vườn ngôi nhà đầy sắc hoa đung đưa trong gió. Tôi nhớ nhất vẫn là những bữa cơm ngày tết của mẹ, mẹ chu toàn từng buổi dù bận rộn tiếp họ hàng hai bên nội ngoại, rồi hàng xóm. Cứ nghĩ mẹ sẽ mệt không có thời gian dọn cơm. Nhưng nhờ có thức ăn đã chuẩn bị sẳn, những loại rau ăn sống, kim chi,cải chua, củ kiệu đã sẵn sàng. Nên mỗi giờ cơm đều hết veo. Ba tôi cứ ngợi khen mẹ. Rồi bảo chị em tôi phải lo mà học mẹ để sau này lấy chồng biết chăm lo cho mái ấm. Rồi chuyện chúc tết ông bà, họ hàng, hàng xóm, bạn bè của ba mẹ biết bao nhiều kỷ niệm. Tôi nhớ như mới vừa hôm qua. 

     Ngày tết của gia đình tôi cứ sống mãi trong tôi. Dù tôi có đi lấy chồng xa. Thì quê hương tôi, ngôi nhà nơi tôi lớn lên mãi đẹp như cổ tích. Mỗi năm tết về, dù có bận rộn đến thế nào, tôi vẫn dành thời gian để về với ba mẹ, được sống lại ký ức bắt đầu từ ngày hai mươi ba giáp tết trở đi.Tết đến xuân về, mỗi nhà mỗi cảnh, người nghèo có cách ăn tết của người nghèo, người giàu theo hướng của người giàu, công nông hay tri thức đều có chung một ước nguyện mùa xuân về sẽ ấm áp bên gia đình. Mỗi người một tay góp phần làm nên mùa xuân cho gia đình mình. Một- đến nhiều gia đình làm nên mùa xuân cho đất nước Việt.

      Ký ức về mùa xuân của tôi đã đi qua bao nhiêu năm tháng của tuổi thơ - tuổi trẻ - rồi gần chạm đến cái tuổi sắp già, mà sao nó vẫn sống mãi, luôn là điểm tựa cho tôi mỗi khi vấp ngã. Hơi ấm của gia đình mỗi khi mùa xuân về luôn là mơ ước của từng đứa trẻ, có lẻ vậy mà dù có mua thêm nhiều bánh trái ở siêu thị thì tôi vẫn dành ít thời gian để làm vài loại bánh mức đơn giản cho các con cảm nhận cái tết của dân tộc, của quê hương mình. Và cái món bánh tét tôi học từ mẹ ngày xưa trở thành món gia truyền cho con trai - con gái thực hành. Nhìn các con náo nức lau lá cột dây, tự nhiên thấy có một sự vuông tròn trong những năm tháng dài phía trước của tương lai các con. Tôi gọi những giấc mơ trở về, trong hơi ấm tình thân của gia đình.

H.X.Đ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm
Nhớ hoa đào - Tùy văn của Nguyễn Linh Khiếu
Mỗi năm khi sắp tết bao giờ mình cũng mua hoa đào. Hà Nội không có hoa đào làm sao gọi là tết. Dù là bích đào bạch đào hay đào phai thì hoa đào bao giờ cũng mang tết đến mỗi ngôi nhà thân thương. 
Xem thêm
Giữa những mùa hoa nở - Bút ký Nguyễn Xuân Thủy
Từ Yên Khương, thuộc huyện Lang Chánh chúng tôi đi theo đường tuần tra biên giới lên Đồn Biên phòng Bát Mọt, thuộc huyện Thường Xuân. Đường tuần tra biên giới chập chùng uốn lượn giữa núi non, len lỏi giữa màu xanh của rừng. Càng lên hướng Cửa khẩu Khẹo càng có cảm giác đang đi về nơi thâm sơn cùng cốc. Cũng đúng, Bát Mọt là tuyến cuối của dải biên giới xứ Thanh, nơi có cột mốc 378 là nơi tiếp giáp biên giới giữa Thanh Hóa và Nghệ An. Những nơi cuối đất cùng trời bao giờ cũng gợi cho người ta sự rưng rưng về những niềm thương nỗi nhớ.
Xem thêm
Lửa Cát Bi, ngọn trao truyền khí chất Hải Phòng
“Ơi Hải Phòng cửa biển quê hương/ Tổ quốc đang ghi những trang lịch sử/ Của Hải Phòng viết trên sóng bão Thái Bình Dương”. Với vị thế địa lý của Hải Phòng, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi đây luôn là miền đất tiền tiêu quan trọng, cửa ngõ chiến lược. Bởi kẻ thù thường tiến hành xâm lược Hải Phòng đầu tiên, lấy đó làm bàn đạp để đánh chiếm Thăng Long – Hà Nội. Khi thất bại, chúng cũng thường chọn Hải Phòng là một trong những tuyến đường rút chạy cuối cùng. Hải Phòng là địa phương luôn “đi trước về sau”, có vị trí xứng đáng, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng như các cuộc kháng chiến của cách mạng Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Cảng trung dũng, quyết thắng”.
Xem thêm
Mùi Tết vương dấu chân xa – Tản văn của Đặng Tường Vy
Mỗi độ xuân về, người con xa xứ không tránh khỏi rưng rức, chạnh lòng. Nỗi nhớ trong lòng người tha hương rất lạ: sâu lắng, dịu dàng, chôn kín. Như gái đôi mươi thầm thương trộm nhớ một ai đó, âm thầm, mãnh liệt, nồng nàn,  tha thiết.
Xem thêm
Mùi hương thảo - Tản văn Quốc Tuấn
Chị mười tám, hay hai lăm tuổi. Tôi cũng chẳng biết và không cần biết, chỉ cần trong tôi đã bận lòng trước vẻ đẹp thuần khiết của loài cúc lam đồng thảo ấy. Nơi đáy mắt thể hiện những đốm lửa vui, những nét cong, nếp gấp mong manh nơi khóe miệng, bờ môi thể hiện sự phong phú nơi nhiệt tâm.
Xem thêm
Phép màu đã không đến với chị, chị Hồng Oanh ơi!
Chia sẻ của nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Vào vườn hương
Thành phố Cần Thơ đất rộng người thưa không chỉ có gạo trắng nước trong để níu chân người và du khách bốn phương. Tây Đô còn là mảnh đất văn hiến với không hiếm những trang anh hùng hào kiệt yêu nước và nghệ sĩ phong lưu tài hoa nhân cách. Kế thừa truyền thống văn chương của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt … và các bậc văn nghệ sĩ đàn anh: Kiều Thanh Quế, Lưu Hữu Phước, Hoài Sơn, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, …đã có không ít thế hệ đàn em kế thừa xứng đáng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Xem thêm
Suy ngẫm về “chữ” của “một thời vang bóng”_ Tản mạn của Quốc Tuấn
Người xưa, dẫu không biết chữ nhưng khi thấy một mẫu giấy có vết mực sẽ lượm lên, mang về cất giữ. Điều đó thể hiện sự “sùng chữ” (trân trọng giá trị của văn chương, chữ nghĩa) của ông cha. Những người không biết chữ đã biết đối xử với con chữ bằng tấm lòng trân quý như thế, thì dễ hiểu các trí giả đời trước họ sống với chữ nghĩa sâu sắc đến độ nào.
Xem thêm
Má tôi
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Xuân yêu thương - Tết sum vầy
Phút giao thừa, nhìn ngắm dòng người “tống cựu”, “nghinh tân”, cảm nhận trong mắt mỗi người lấp lánh ánh nhìn hạnh phúc, nhất là khi trên bầu trời đêm pháo hoa rực rỡ...
Xem thêm
Ngày cuối năm... - Tản văn Lê Thiếu Nhơn
Kẻ tha phương dù mải mê danh lợi cũng bất giác bần thần trước mênh mông tiếng gọi quê nhà ngày Tết. Tháng Chạp bao giờ cũng vội vàng trong mắt kẻ tha phương. Tháng Chạp bao giờ cũng hấp tấp trong lòng kẻ tha phương. Vì vậy, càng nhiều tuổi, tôi càng thấy sốt ruột khi thời gian nhích dần vào khoảnh khắc tất niên mà mình chưa kịp trở về ngôi nhà thơ ấu.
Xem thêm