TIN TỨC

Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-06-10 04:37:57
mail facebook google pos stwis
1015 lượt xem

ÂN TÌNH GIỮA DUYÊN NỢ THƠ VÀ NHẠC
 

Nhà thơ LÊ THIẾU NHƠN

Từ khi tân nhạc xuất hiện tại Việt Nam, thì những ca khúc thơ phổ nhạc không xa lạ gì với công chúng. Lịch sử tân nhạc Việt Nam tròm trèm một thế kỷ, thật khó thống kê bao nhiêu bài thơ được phổ nhạc. Thơ phổ nhạc chẳng đếm xuể, nhưng có ai hát hay không, lại là chuyện khác.

Nhà thơ Nguyên Hùng có thể xem như một trường hợp may mắn, vì nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, vẫn thường xuyên vang lên trong đời sống cộng đồng.

Chắc chắn nhà thơ Nguyên Hùng không phải là một tác giả đứng đầu với số lượng bài thơ được phổ nhạc. Thỉnh thoảng, người nọ tuyên bố có mấy trăm bài thơ được phổ nhạc. Thỉnh thoảng, người kia in tuyển tập dày cộm giới thiệu những ca khúc phổ thơ mình. Rôm rả lắm và tưng bừng lắm, dù ai cũng hiểu sự thành bại của thơ phổ nhạc rất khó lường. Giữ kỷ lục hiện nay vẫn là nhà thơ Tạ Hữu Yên (1927-2013) được xác định có cả thảy 147 bài thơ được phổ nhạc, trong đó có những ca khúc tiêu biểu như “Đất nước” do Phạm Minh Tuấn phổ nhạc hoặc “Cảm xúc tháng Mười” do Nguyễn Thành phổ nhạc.

Vậy thì, thử nghiêm túc đặt câu hỏi, thơ được phổ nhạc của nhà thơ Nguyên Hùng có vị trí ra sao trong sinh hoạt văn nghệ? Trước hết, phải nói rằng, nhà thơ Nguyên Hùng có duyên nợ với âm nhạc. Từ những bài thơ công bố ngẫu nhiên trên báo hoặc trên sách, thơ Nguyên Hùng đến tay các nhạc sĩ. Và niềm vui tiếp theo là thơ ông được giai điệu cõng đi xa hơn và ông có thêm ân tình tri kỷ với những người viết ca khúc. Lợi đơn lợi kép của nhà thơ Nguyên Hùng rất rõ ràng như thế.

Tập thơ nhạc chọn lọc “Trăm khúc hát một chữ duyên” có thể xem như một cuộc điểm danh nho nhỏ cho những tác phẩm của nhà thơ Nguyên Hùng đã được phổ nhạc. Điều thú vị là có một số bài thơ lại được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Có thể kể dăm ví dụ. Thứ nhất, bài thơ “Cánh buồm tình ái” được nhạc sĩ Trung Kim phổ thành ca khúc “Cánh buồm thao thức”, còn nhạc sĩ Lê An Tuyên phổ thành ca khúc “Em và biển”. Thứ hai, bài thơ “Ngàn năm em và anh” được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tiến phổ thành ca khúc “Tình yêu em và anh”, còn nhạc sĩ Võ Xuân Hùng phổ thành ca khúc “Khúc hát ngàn năm”. Thứ ba, bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” được nhạc sĩ Hữu Xuân phổ thành ca khúc “Gửi dòng sông”, còn nhạc sĩ Võ Xuân Hùng phổ thành ca khúc lấy đúng tên gốc “Gửi dòng sông câu ví”.

Đặc biệt hơn, phải nhắc đến ca khúc “Trầm tích trong em” được nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập phổ từ hai bài thơ “Một thoáng Quy Nhơn” và “Biển quê em” của nhà thơ Nguyên Hùng. Trộn hai bài thơ thành một ca khúc, không phải đơn giản. Bởi lẽ, ít nhất nhạc sĩ phải yêu và phải hiểu nhà thơ.

Ca khúc “Trầm tích trong em” khiến những ai am tường thơ phổ nhạc bất chợt liên hệ với ca khúc “Thà như giọt mưa”. Nhạc sĩ Phạm Duy phổ bài thơ “Khúc tình buồn” của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, thành ca khúc “Thà như giọt mưa” có câu “thà như giọt mưa, khô trên mặt Duyên”, mà nguyên tác thơ không hề nhắc đến nhân vật Duyên. Liệu có phải nhạc sĩ Phạm Duy đã bịa ra Duyên không? Không phải, nhạc sĩ Phạm Duy đã đọc tập thơ “Thiên tai” của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và phát hiện sự vương vấn giữa thi sĩ với Duyên qua hai bài thơ “Đi trong mưa nhớ Duyên” và “Bài hối trên tay Duyên”, nên khéo léo cho Duyên bước vào ca khúc “Thà như giọt mưa”. Sở dĩ dông dài vướng víu cũng chỉ để khẳng định, nhà thơ có thơ được phổ nhạc thì đồng nghĩa có thêm độc giả hơi độc đáo là nhạc sĩ.

Với độc giả không hứng thú trầm bổng tiết tấu, liệu thơ Nguyên Hùng có thể chinh phục họ chăng?  Những bài thơ trong “Trăm khúc hát một chữ duyên” cho thấy thơ Nguyên Hùng giàu nhạc tính. Nhiều câu thơ của ông đã tự ngân nga ngay trong văn bản “Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa/ Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm”. Song, ở chính những bài thơ được phổ nhạc, vẫn thể hiện nhà thơ Nguyên Hùng không chỉ làm thơ bằng nhạc cảm. Ngôn từ của ông, khi đắm đuối “Anh lớn lên trên sóng/ Nên say hoài biển xanh”, khi bâng khuâng “Ngồi đây ai cũng có đôi/ Thương về phương ấy một trời một em”, khi buồn bã “Những niềm vui chẳng còn mong níu kéo/ Tìm đậu bến nào ngày tháng không nhau”.

Nhà thơ Nguyên Hùng không dụng công cấu trúc ý tứ hay đẽo gọt chữ nghĩa. Thơ ông nhẹ nhàng và êm ái. Tuy nhiên, bên cạnh sự xao xuyến “Biển triệu năm cứ xanh/ Tóc nửa đời đã bạc/ Nghìn năm em và anh/ Yêu mãi hoài vẫn khát” thì thơ Nguyên Hùng cũng có sự phẫn nộ “Những kẻ nào đang lấn từng bãi đá/ Biển hãy dồn sóng dữ cuốn chúng đi”.

Nguồn cơn sáng tạo bền bỉ nhất của nhà thơ Nguyên Hùng vẫn là niềm vương vấn xứ Nghệ chôn nhau cắt rốn. Cứ chạm đến vùng trời Nghi Lộc – Cửa Lò là ông bồi hồi: “Anh đi tìm em lần theo hương biển/ Theo vị mặn mòi trong những câu ca” để day dứt “Cửa Lò chiều chúng mình trôi đâu?” và để ngổn ngang “Nơi quê hương vẫn nặng nỗi thương nhà”.

5/2024
L.T.N



Nhà văn NGUYỄN TRƯỜNG

Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Niên
 

Thơ Nguyên Hùng nhiều tâm trạng trước tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi đắm say thông qua hình ảnh biển - ẩn dụ về không gian, thời gian bao la, mênh mông, sâu thẳm, vĩnh hằng... nên chinh phục được trái tim độc giả. Ta hiểu vì sao đến nay đã có hơn 100 bài thơ của anh được phổ nhạc, trong đó hơn 70 bài đã thu dựng. Gần chục ca khúc từ thơ Nguyên Hùng đã được VTV, VTC, HTV… làm chương trình tác giả - tác phẩm hoặc chọn biểu diễn trong các chương trình ca nhạc. Anh có một số bài thơ được 3-4 nhạc sỹ cùng phổ thành ca khúc khác nhau. Nhiều bài phổ nhạc rất thành công như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa”, “Em và biển”, “Hoa muống biển”… Riêng ca khúc “Lời hẹn tình quê” nổi tiếng đến nỗi trên YouTube có đến mấy ngàn MV và clip, trong đó có clip thu hút đến hơn 7 triệu lượt người nghe, 2 clip thu hút 4 triệu người nghe. Còn các clip vài trăm ngàn lượt nghe thì nhiều không kể xiết…

(Trích “Tâm thức biển trong thơ Nguyên Hùng”, ANTG cuối tháng 11/2022).


 

Thạc sỹ, NSƯT PHAN THU LAN

Nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

 

Tôi biết đến tên Nguyên Hùng từ bài hát “Sóng không từ biển”, vì ông chính là tác giả phần lời của bài hát do nhạc sĩ Lê An Tuyên phổ nhạc năm 2010. Đây là ca khúc được VTV chọn làm tên cho một chương trình ca nhạc sau đó một năm – “Sóng không từ biển – những ca khúc phổ thơ được yêu thích”, gồm các tác phẩm: Thuyền và biển, Mơ về nơi xa lắm, Mùa hoa cải, Sóng không từ biển, Trái tim và Khúc hát sông quê.

Những năm sau đó tôi lần lượt được nghe thêm rất nhiều bài hát được phổ nhạc từ thơ của ông.

Đọc thơ Nguyên Hùng, tôi thấy thơ ông chân thực và gần gũi với cuộc sống. Thơ Nguyên Hùng dạt dào cảm xúc yêu thương bởi ông là một người có tâm hồn thi sĩ và trái tim nhạy cảm, một tâm hồn thơ thuần khiết, mộc mạc và chân tình. Hình ảnh thơ, ý thơ nối tiếp liền mạch với những cung bậc cảm xúc về tình yêu con người, tình yêu quê hương... Không phải ngẫu nhiên mà thơ Nguyên Hùng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành công. Hồn thơ đầy tính nhạc của ông đã được nhạc chắp cánh!

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, 6/2024.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Món quà ý nghĩa tặng trẻ thơ
Một tuyển tập thơ thiếu nhi vừa được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tuyển tập này bao gồm những bài thơ hay của đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi tại thành phố trong suốt nửa thế kỷ qua.
Xem thêm
Một vị độc giả đặc biệt
Tôi không nghĩ mẹ tôi khi bước sang tuổi tám mươi ba cụ vẫn rất chăm đọc sách. Cụ còn nhận xét rất tinh về các tác phẩm đã đọc. Sau khi cụ ông mất trong đêm noel năm 2023, dù rất tiếc thương, song cụ bà đã lập tức trở về cuộc sống đời thường của mình. Cụ ở một mình. Tuy nhiên, con cháu ngay sát cạnh ngày đêm các cháu, các chắt vẫn tới để cụ chăm. Gia đình tôi ở Long Biên - Hà Nội, tuy gần Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên, song chỉ thứ bảy chủ nhật mới về với cụ. Tôi bận mải công việc, khá lơ đãng việc về quê. Mỗi khi thời tiết tốt, vợ tôi đón cụ ra Long Biên, lên kế hoạch dẫn cụ đi các đình, đền, chùa, danh thắng, siêu thị, hệ thống tàu cao tốc chụp ảnh đưa face rôm rả. Khi ấy tôi mới có dịp quan sát đấng sinh thành của mình và rất mê cách tổ chức cuộc sống của cụ.
Xem thêm
Từ cầu chữ Y đến Landmark 81
Lời tựa cho tuyển thơ “Sài Gòn của em” (gồm 50 tác giả TPHCM)
Xem thêm
“Đời, có yêu tôi?” – Tự truyện của nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều
Tác phẩm “Đời, có yêu tôi?” của tác giả – nhà văn, nhà báo Lưu Đình Triều. Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo.
Xem thêm
Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tập thơ mới của Tố Hoài
Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm
Nhà thơ Thiên Hương sắp ra mắt tập thơ “Đoá sen hồng an nhiên”
Nhà thơ Thiên Hương sẽ ra mắt tập thơ mới “Đoá sen hồng an nhiên” vào 17h, ngày 21/01/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM.
Xem thêm
Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng
Đọc “Đường thơ… lặng bước” của nhà thơ xứ Đoài - Đào Ngọc Chung
Xem thêm
Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa
Long lanh một dải sông Hàn được viết bắt nguồn từ một tình yêu nguồn cội đến cháy lòng và niềm hy vọng đối với Đà Nẵng - điều luôn làm tác giả Tần Hoài Dạ Vũ cảm thấy nhẹ nhàng, hãnh diện.
Xem thêm
Những điều phi thường trong Thế giới bình thường
Bộ tiểu thuyết 3 tập Thế giới bình thường lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt...
Xem thêm
Tính vô thường trong “Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc
Khi cảm xúc được trần tình không che giấu, cái Tôi trữ tình sẽ tràn dâng, réo đuổi mãnh liệt nơi hồn. Ở đó, ta bắt gặp một thế giới nội tâm vật vã với tiếng lòng thổn thức. Ở đó, những lạc lõng, cô đơn, nhỏ bé…của kiếp người như được trải ra, dài ra, vô tận. Nhân sinh chìm nổi, vạn vật vô thường vốn thuộc về qui luật, và có lẽ vì cảm thấu sâu sắc điều này nên nhà thơ đã thẩm mĩ hoá cuộc sống bằng những vần thơ khắc khoải, da diết, đậm tính vô thường.“Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc là một trong những tập thơ mang màu sắc ấy.
Xem thêm
Giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền của nữ nhà văn Tạ Lăng Khiết
Hội nhà văn TP.HCM và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền Tạ Lăng Khiết
Xem thêm
Viết bằng trái tim nồng ấm và chan chứa nhân văn…
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật
Xem thêm
Những cuộc du lịch chữ…*
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Văn nghệ số 47/2023
Xem thêm
Lời giới thiệu tập “Thơ tình Trịnh Duy Sơn”
Bài giới thiệu của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm