TIN TỨC

‘Một cõi đi về’ – Qua lăng kính Thiền Quán

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-04-02 22:50:42
mail facebook google pos stwis
1549 lượt xem

Như Không

Trong buổi sinh hoạt dã ngoại văn nghệ của sinh viên Chùa Lá – Gò vấp, một học viên thể hiện bài hát: “Một cõi đi về” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng kéo dài. Sau đó có một học viên đứng dậy hỏi: “Bạn hát rất hay, nhưng có hiểu được nội dung bài hát này mang ý nghĩa gì không”? Tất cả 500 học viên đều ngơ ngác, quay nhìn lại hỏi tôi: “Sư phụ biết không, phân tích cho chúng con nghe đi ạ”.

Đây là một điều khá nan giải, nhạc Trịnh mang một màu sắc, thể điệu vô cùng lạ, ca từ mênh mang trừu tượng, ý tưởng siêu nhiên khúc chiết, ẩn ngữ mà phiêu bồng làm sao giải thích. Nhưng nghĩ trường phái hội hoạ siêu thực vẫn chứa một nội dung hiện thực sâu sắc ẩn tàng trong tác phẩm, nên tôi mạo muội đem ra phân tích cho các em học viên hiểu thêm một ít về tác phẩm Một cõi đi về. Nơi nào diễn đạt không trọn nghĩa hoặc sai lầm, mong cố nhạc sỹ và mọi người niệm tình lượng thứ. Nhân dịp ngày mất của cố nhạc sỹ để thay nén nhang tưởng nhớ, tôi chỉ xin phân tích thơ nhạc thuần tuý, không lạm bàn đến đời sống cá nhân đem ra mổ xẻ ở đây.


“Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn là một nhạc phẩm mang đậm tính triết lý nhân sinh với những lời ca huyễn hoặc, đầy ẩn mật.

Đầu tiên ta tìm hiểu sơ qua hoàn cảnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông có một tuổi thơ đượm buồn khi mất cha từ sớm, thường hay lên chùa tụng kinh cầu siêu và quy y pháp danh Nguyên Thọ. Nghĩa là thọ nhận từ suối nguồn phật pháp, cùng học nghi lễ âm nhạc phật giáo qua âm điệu tán tụng với hai vị kinh sư nổi tiếng thời bấy giờ đó là Hoà thượng chùa Hiếu Quang và chùa Phổ Quang… Từ đó tâm hồn thơ ngây của nhạc sĩ mang âm hưởng cung điệu thiền ca của Phật giáo.

Trong bài viết năm 2001 trên tờ Nguyệt san Giác Ngộ, Trịnh Công Sơn đã nói trực tiếp: “Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã học kinh và thuộc kinh Phật.”

Vậy chúng ta minh chứng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một phật tử thuần tuý mang nhiều ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo như diễn đạt hình ảnh Mẹ Quan Âm:

“Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm bay rền vang.
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn.
Tôi mời em về đêm gội mưa trong.
Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm.” (Đoá hoa vô thường)

“yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”

Kiến thức có ba giai đoạn: Bước đầu bị bội thực, thứ hai được tiêu hoá, thứ ba đến giai đoạn tiêu dung biến thành cơ nhiệt, thành hơi thở sức sống chất liệu riêng mình. Cũng như nhạc sĩ Trịnh nghiên cứu kinh điển Phật giáo hoà với triết học di sản văn hoá đông tây kim cổ đã được tiêu dung mất dấu ngữ ngôn sách vở, biến thành dưỡng chất nhạc ngữ, khác biệt âm ba trong trái tim đủ đầy thiền ca, thành một bản kinh đặt trên nền tảng luân hồi, hoá thân vào âm nhạc một triết lý sống lung linh với những ca từ huyền nhiệm, đưa con người từ khổ đau đến cõi an vui.

Ta xét sơ qua đề tài Một cõi đi về là một cõi để ta đi về đến nơi, hay một cõi để ta Đi và Về? Phần cuối bài tôi sẽ phân tích chi tiết hơn. Vậy, một cõi không phải một nơi chốn, một tỉnh thành một nước, một địa chỉ cụ thể… một cõi ở đây gọi như: cõi trời, cõi tiên, cõi phật, cõi người ta… và một cảnh giới chỉ cho tâm linh.

Chúng ta đặt lại vấn đề thời gian tác giả viết: “Bao nhiêu năm rồi?” là một năm, hai năm hay hàng tỷ tỷ năm đến vô lượng kiếp năm… chỉ thời gian đã đi qua. Vậy đến đâu, để làm gì, mà lộ trình cứ mãi ra đi?

“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi”

Theo thuyết luân hồi của Phật giáo sau khi chúng ta chết, đầu thai trong 6 đường đó là: Thiên, nhơn, atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Vì còn trôi lăn trong lục dục chi phối bởi nghiệp dĩ lôi kéo bị đày đoạ đớn đau thân phận phải chịu nhiều mệt mỏi.

“Ôi! cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi“ (Cát bụi)

Cuộc đời là một hành trình ném đủ đầy dâu bể cứ lặn hụp giữa dòng nhục vinh còn mất, loay hoay vòng kiếp phù sinh.

“Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”

Người ta thường ví người nào khổ đau, trách nhiệm nhiều là gánh nặng trên hai vai.

“Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt“

Đến đây chúng ta thấy nhạc sĩ thâm hiểu triết lý Phật giáo một cách sâu sắc có hai ý: Đầu tiên: ý nói trên đôi vai gánh hai vầng nhật nguyệt là chỉ cho sự chi phối âm và dương, ngày và đêm, khổ đau và hạnh phúc tròn và khuyết của vần xoay nhân duyên tan hợp. Thứ hai, tuy đôi vai gánh nặng, nhưng mặt trời và mặt trăng toả cho ta ánh sáng, tính năng của mặt trời là nóng, tính năng của mặt trăng là lạnh, ý nói đời người luôn chịu đựng hai thái cực nóng và lạnh, phiền và não. Nhưng triết lý phật giáo, phiền não tức bồ đề, theo chữ hán thì bộ nhật và bộ nguyệt kết lại thành chữ ”minh 明“, chữ minh nghĩa là sáng bên trong, là trí tuệ bừng nở tỉnh thức tâm hồn, mới có ánh sáng.

“Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”

Vậy đi về đâu cần trí tuệ soi đường? Phải chăng chỉ rõ đi về cội nguồn thế giới tự tâm. Khi tâm được trí tuệ soi sáng, thì nghe ra tất cả muôn loại vạn vật đều có sự sống, có ngôn ngữ riêng, lắng nghe sâu sắc âm thanh lạ thường của núi thở, non nước hoà âm ngôn ngữ trăng sao cùng cỏ cây reo hát.

“Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ” 

Khi hoà nhập với vạn thể, vạn hữu ta đắm mình say sưa, không vướng bận buộc ràng bởi việc thịnh suy nhân thế, nên một chiều ngồi say, thấy một ngày thanh thản trôi qua:

“Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua“

Khi nhìn ra sự vận hành tự nhiên bốn mùa của vũ trụ, dịch chuyển tuần tự thay nhau màu sắc đất trời, ta không còn lo âu sợ hãi, an nhiên để nhìn:

“Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ“

Chân ngựa từ xa chạy về, trong thuật ngữ Phật giáo thường ví tâm con người lăng xăng vọng tưởng như con vượn chạy nhảy lung tung suốt ngày như con ngựa, gọi là: “Tâm viên ý mã“, từ xa đang chạy về nơi cội nguồn giác ngộ.

“Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa”

Tác giả Như Không (Thích Nhuận Tâm)

Con người tỉnh thức sống trong chánh niệm, phúc báo đủ đầy tự nhiên có sự bảo hộ của đất trời. Trong Phật giáo thường tụng (tuỳ xứ kiết tường vân) kiết tường vân dịch là mây lành thường che chở an ổn cuộc sống: “Mây che trên đầu”. Chúng ta đặt lại vấn đề, mây che trên đầu rồi mà còn nắng ở trên vai? Đoạn đầu nhạc sĩ dùng nhạc ảnh diễn tả trên đôi vai hai vầng nhật nguyệt, bây giờ lại nắng trên vai, tại sao hai lãnh cực đối nhau như thế? Khi chúng ta gặp điều gì phập phồng sợ hãi đôi vai bị ớn lạnh làm cơ thể tiêu mất nhiệt năng, ý nói từ vô lượng kiếp đến nay sống hoang mang kiếp nhược, nay buông xả lo âu, lòng thanh tịnh thắp năng lượng tràn đầy thì nắng về sưởi ấm bờ vai:

“Mây che trên đầu và nắng trên vai”

Nắng về đậu cho lòng an tịnh mở ra muôn trùng cuộc lữ, cho đôi chân chánh niệm bước vững chãi đến phương trời tỉnh giác, vượt qua những khúc quanh dâu bể thịnh suy, bỏ lại sau lưng con sông mê muội trầm luân.

“Đôi chân ta đi, sông còn ở lại”

Đôi chân khi đến bên kia bờ giác thảnh thơi, chuyển hóa vô minh, mở lòng bi nguyện rộng lớn, yêu thương phát từ con tim không điều kiện, không đối đãi, như con tim yêu thương của mẹ không cần đáp lại. Nguyên bản tác giả viết “con tinh” người miền Trung nói chung, thường hay mắng yêu những đứa nhỏ gái ngỗ nghịch, phá phách thường gọi là “con yêu tinh” gọi tắt là con tinh. Tại sao tác giả gọi con tinh? Trong con người có hình ảnh thiện và ác: Ác là tham lam thường nóng nảy đố kỵ ganh ghét, khi chúng ta chuyển hoá trở về bản chất yêu thương, bao dung tha thứ, hỷ xả vô phân biệt nên gọi là vô tình chợt gọi để bùng vỡ trong tâm thức hiện cái bóng của con người. Mới thấy dấu của cái bóng chứ chưa phải hình thật, vậy bóng của ai hiện trong ta? Chính cái bóng của bản thể cội nguồn khuôn mặt xưa nay, là Phật tính, là bản lai diện mục.

“Lại thấy trong ta hiện bóng con người“

Đến đây, mở cho ta nhìn thấy bóng dáng nửa chặng đường của Một cõi đi về bùng vỡ khai nguyên suối nguồn nội tại được cơn mưa pháp tưới tẩm dưỡng nuôi kết mùa hoa trái. Kinh Pháp Hoa trong phẩm (thí dụ) lời thuyết pháp như cơn mưa, như nắng hạn lâu ngày, nay cơn mưa tưới tẩm cho vạn vật cây cỏ hồi sinh nên gọi là “mưa pháp”, khi hành giả trên lộ trình tỉnh giác, ngồi đâu cũng nghe được tiếng pháp, từ tiếng hót của chim, lời reo ca trong gió, sự biến đổi vô thường dâu bể… cũng đều “thuyết pháp” tức là mưa pháp. Tại sao ngồi nghe mưa nơi này còn lại nhớ mưa xa, mưa ở đâu mà nhớ? Theo quan niệm vũ trụ quan Phật giáo, có hằng hà sa số thế giới, có những thế giới chư Phật đang thuyết pháp, tâm niệm hành giả luôn nhớ nghĩ đến mười phương cõi, từ nơi này nhớ đến tận chốn xa. Nếu nhạc sĩ dùng tiếng mưa đổ, mưa xối xả, thì có lẽ bão bùng lụt lội thiên tai là phá sản tâm hồn, chỉ dùng một động từ nhẹ.

“Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ”

Hạt nhỏ ở đây hành giả diễn đạt nghĩa lý sâu xa. Miếng đất tâm (tâm địa) bị khô hạn từ vô lượng kiếp đến nay, chỉ có cơn mưa nhỏ, không đủ sức dập tan phiền não cho cây tuệ giác ngời soi để nhìn ra cội nguồn hội ngộ. Hội ngộ cái gì, ở đâu, để làm chi, có ích không? Một câu hỏi trọng đại kiếp người, không đơn thuần như sự hội ngộ bạn bè, anh em, gia đình… Đây là cuộc hội ngộ vỡ bùng đại mộng tử sinh, đường đời thăm thẳm vô biên, bão giông nghẽn lối, não phiền ngăn che, nên:

“Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ”

Bị vô minh che khuất dày đặc chưa hội ngộ bến bờ miên viễn, thì cuộc lữ dạt trôi trăm suối ngàn sông, mịt mờ dặm bước nghiêng mông mênh chiều, khơi đèn soi bóng tịch liêu, đường xưa mù mịt hắt hiu quê nhà.

“Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”

Hành giả muốn nói ”quê nhà“ ở đây là bản thể tự tính chân như, giống như ý tưởng của nhà thơ Bùi Giáng: “Hỏi rằng: quê ở nơi đâu? Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà”. Bị mê muội não phiền che lấp từ vô thuỷ đến nay lên xuống sáu đường, lang thang tam giới mịt mờ cố quận, đành phải chạy loanh quanh, một vòng của kiếp người một đời thêm tiều tuỵ:

“Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy”

Đời là biển khổ đầy mồ hôi và nước mắt. Khi sinh ra và lớn lên bon chen trong đời sống, nếm đủ đầy nhục-vinh, được-thua, còn-mất, tranh giành phú quý công danh, khi xuôi tay nhắm mắt. Trăm năm có nghĩa gì đâu? Hai bàn tay trắng về đâu bến bờ? mới biết cơn đại mộng luôn bám víu theo ta, từ thời tuổi còn thơ ”bờ cỏ non” đến khi kết thúc cuộc đời.

“Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa”

Đời người ngủ thì mơ thức thì mộng, không nhìn ra chân lý sống, khi hoàng hôn tắt bóng xế chiều ngả xuống cô thôn, đời người cuối nẻo chân mây mới thảng thốt nghe ra:

“Từng lời tà dương là lời mộ địa”

Lời tà dương là lời vô thường thúc dục, cấp bách, nhắc ta nhanh lên, thời gian không còn đợi chờ, từ đó ta mới ra sức nỗ lực tinh cần tìm cầu con đường thảnh thơi giác ngộ.

Lời mộ địa là lời cuối cùng một đời người, thành bại, nhục vinh rồi cũng chôn kín dưới đáy mộ cô quạnh. “Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hoá hư không”. Giấc mộng do vọng tưởng sinh ra hư ảo mê muội, giờ đây định tỉnh truy nguyên ra chân tướng của vạn vật mới nghe ra.

“Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe”

Nước trào dâng trăm sông ngàn biển, dài đến vô tận rộng đến vô cùng, mênh mông không ngằn mé, có những dòng đục và trong ,lẫn lộn hương vị mặn và ngọt, phát xuất từ suối khe là suối nguồn chân tâm thật tướng, bản thể của muôn loài, như mặt đất sinh ra vạn vật cỏ cây.

“Trong khi ta về lại nhớ ta đi”

Có phải đây là một cảnh giới tác giả phác hoạ lên bức tranh tuyệt mỹ, đi và về đều ung dung xuyên suốt. Trong 10 bức tranh thiền chăn trâu (Thập mục ngưu đồ), từ khi tìm trâu đến khi chứng đạo trở về cội nguồn.Ta lại phát nguyện ngược lại độ sinh trong ba cõi, sáu đường, thõng tay vào chợ. Nơi nào khổ đau ta ban vui, chốn nào trầm luân thả thuyền từ cứu vớt, nơi nào vô minh trao đuốc tuệ soi đường.

“Đi lên non cao đi về biển rộng”

Đi cùng khắp chứng kiến nhiều cảnh bi thương thống khổ đoạ đày, kiếp nhân sinh nổi trôi trăm bờ vạn bến, bão tố thiên tai dịch bệnh chiến tranh quái ác, chưa một lần thứ tha:

“Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng“

Đôi tay nhân gian là đôi tay trong phạm trù đối đãi, sinh và diệt, sống-chết, tối-sáng, tăng-giảm được-thua, còn-mất… luôn thay nhau hành hạ dày vò chi phối kiếp nhân sinh chưa giây phút buông tha độ lượng, nên hắt hiu cho thân phận đời người:

“Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì“

Ngọn gió hoang vu là ngọn gió vô thường có sức tàn phá từ nội tâm bản chất đến hiện tượng bên ngoài, từ rực rỡ đến điêu tàn. Nhưng vô thường ẩn tàng chơn thường, ta biết tận dụng tuổi xuân thì, tuổi có sức bậc mãnh liệt, một nhựa sống tràn đầy, để chuyển hoá ngọn gió vô thường từ xấu đến tốt, từ khổ đau đến an vui, từ trầm luân đến bờ giải thoát như kinh Bát Nhã bất sinh, bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung…

Một cõi đi về, một trang kinh được lồng chuyển bằng năng lượng nhạc ngữ hoà âm thể điệu trái tim bồng bềnh sương khói, lan toả sâu trong tiềm thức, quyện với gió núi mây ngàn, cho vạn hữu hồi sinh, khai thông nhập vào bản thể không sinh không diệt, nhiếp dẫn cội nguồn MỘT CÕI ĐI và VỀ vô biên tự tại.

N.K

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Minh Châu và sự đổi mới tư duy trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh cách mạng
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của ông không chỉ gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ở những năm kháng chiến mà còn gắn với những tháng năm đầy ưu tư của thời hậu chiến với bước chuyển dạ diệu kỳ, chuẩn bị cho tiến trình đổi mới đất nước về mọi phương diện, trong đó có văn học.
Xem thêm
Hữu Thỉnh và chiến sĩ xe tăng
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian nan khốc liệt của dân tộc Việt Nam trong gần một phần tư thế kỷ như một bản trường ca âm vang giai điệu trầm lắng bi hùng, đã phản ánh phẩm chất cao đẹp sáng ngời của mọi tầng lớp nhân dân ở cả ba miền. Những người tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cầm súng trực diện đấu tranh với quân thù có những chiến sĩ làm văn nghệ thuộc đủ binh chủng như: Nguyễn Thi (1928-1968), Lê Anh Xuân (1940-1968), … và Hữu Thỉnh. Trong đó, xuất thân từ một chiến sĩ xe tăng, Hữu Thỉnh được coi là một gương mặt thơ xuất sắc nổi trội trong nền văn học có lửa của giai đoạn 1954-1975.
Xem thêm
Lê Quang Sinh và nghệ thuật phê bình thơ
Bài viết của PGS.TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Anh nằm đây – trẻ mãi tuổi hai mươi
Bài viết về thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Lê Tiến Vượng và hai tập lục bát liền hơi
Bài viết của nhà thơ Vũ Quần Phương về hai tập lục bát của Lê Tiến Vượng xuất bản cuối năm 2016 (Lục bát khóc cười) và cuối năm 2018 (Lục bát phố).
Xem thêm
“Gặp” lại nhà văn Lưu Thành Tựu với “Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5”
Nhà văn Lưu Thành Tựu hiện là phó ban điều hành phân hội văn học, hội văn học nghệ thuật Bình Dương. Truyện ngắn Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5 của anh là tác phẩm đạt giải tại Cuộc thi truyện ngắn Đông Nam bộ năm 2022, đã đăng trên vanvn.vn và Tạp chí Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh như một sự ra mắt sau khi tác giả được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Chất Folklore trong Lục bát khóc cười và Lục bát phố
Cầm hai tập thơ thuần thể loại lục bát quen thuộc, nghĩ đọc cũng hơi ngại bởi cứ đều đều một điệu, dễ chán. Nhưng đọc một vài bài mở đầu trong tập “Lục bát khóc cười” và “Lục bát phố” của Lê Tiến Vượng thì cảm giác ấy dần mất đi và thay vào đó là cảm giác hào hứng và thú vị.
Xem thêm
Trăn trở sự tồn tại người - Gía trị nhân bản trong thơ Văn Cao
Đọc thơ Văn Cao, ở nhiều thi phẩm như: Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Những người trên cửa biển, Khuôn mặt em, Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, Lá, Trôi, Thời gian, Cánh cửa, Thu cô liêu, Năm buổi sáng không có trong sự thật, Ba biến khúc tuổi 65, Linh cầm tiến… bạn đọc cũng có thể thấy sự đa dạng cung bậc cảm xúc, có xôn xao, có sâu lắng bâng khuâng… nhưng dường như chủ đạo vẫn là những thì thầm tự vấn, suy tư trăn trở, đau buồn và thậm chí nhiều khi hoang mang, kinh hãi, lo âu. Phải chăng, tất cả những thể nghiệm cảm xúc nội tâm ấy bắt nguồn sâu xa từ những “chấn thương” tinh thần của tác giả bởi tác động của hoàn cảnh sống? Và dưới tầng sâu lớp ngôn từ của mỗi thi phẩm ẩn giấu bao mỹ cảm mà chúng ta cần suy ngẫm“giải mã”?
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo mà đời vẫn say, mà hồn vẫn gió
Hôm nay 12/6, Nhà lưu niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (1947-2019) được khánh thành tại đội 6, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Xem thêm
Số phận các nhân vật nữ trong tập truyện ngắn “Đảo” của Nguyễn Ngọc Tư
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là nhà văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.
Xem thêm
Lê Khánh Mai và hành trình nhà thơ nữ bứt phá
Nhà thơ, nhà văn Lê Khánh Mai đến nay (năm 2024) đã ấn hành 12 đầu sách, trong đó có 7 tập thơ, 1 tiểu thuyết, 1 tập truyện ngắn, 1 chuyên luận văn học, 1 tập tiểu luận phê bình văn học, 1 tập tản văn và tuỳ bút. Sức sáng tạo ở một tác giả nữ như vậy là liên tục và rất mạnh mẽ. Thơ là thể loại chính của ngòi bút Lê Khánh Mai nhưng văn xuôi và lý luận, phê bình cũng đạt nhiều thành tựu. Tất cả làm nên tên tuổi của một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của tỉnh Khánh Hoà và của văn học Việt Nam hiện đại.
Xem thêm
Trần Đàm đi tìm một bản ngã
Đã ngoài tám mươi mà mỗi lần theo ông, cánh hậu sinh chúng tôi cách ông cả giáp vẫn thấy hụt hơi. Đúng là không nói ngoa cả khi leo dốc, đường trường lẫn khi viết lách, chơi bời.
Xem thêm
Đọc Người xa lạ của Albert Camus bằng chiếc gương soi của chủ nghĩa hiện sinh
Giàu Dương Nếu triết học cổ điển đề cao bản chất và dấn thân vào việc tìm kiếm những định nghĩa về bản chất, thì trào lưu hiện sinh tập trung vào sự tồn tại của bản thể, lấy đó làm điểm khởi nguyên cho mọi sự phóng chiếu vào thực tại khách quan. Người xa lạ (L’Étranger) của Albert Camus ra đời như một dấu ấn sâu sắc của triết thuyết hiện sinh ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Là một triết gia, nhà văn tài hoa, Camus đã mở ra những cánh cửa để người đọc bước vào thế giới của “kẻ xa lạ” Meursault – một người đàn ông tự mình chọn lấy thế đứng bên lề của xã hội. Hành trình của Meursault không đi tìm một kết luận duy nhất của sự tồn tại mà chỉ trình bày sự tồn tại như nó vốn là.
Xem thêm
Một thế giới rất ‘đời’ trong sáng tác của Tản Đà
Nhà thơ, nhà báo Tản Đà (SN 1889), quê làng Khê Ngoại, xã Sơn Đà, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.
Xem thêm
Cây có cội, nước có nguồn
Nguồn: Báo Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm