TIN TỨC

Nặng lòng với quê hương qua những bài ca cổ của soạn giả Nguyễn Văn Bớt

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-10-23 12:32:48
mail facebook google pos stwis
1657 lượt xem

Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam huyện Đức Huệ tỉnh Long An. Hiện sinh sống là làm việc tại TP. Cần Thơ, là Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu TP. Cần Thơ, đã viết trên 100 bài ca cổ, đa số đã phát hình và phát thanh ở các Đài Trung ương và nhiều tỉnh thành trên cả nước, và hoàn thành 2 Kịch bản sân khấu cải lương.

Soạn giả Nguyễn Văn Bớt

Tuổi thơ gắn với miền đất bưng biền nằm ven bờ sông Vàm Cỏ Đông  tím sắc bông lục bình, quanh năm rì rào sóng vỗ. Hiện sinh sống là làm việc tại TP. Cần Thơ. Cử nhân Lịch Sử tại Đại học Cần Thơ (1989 – 1993), Cử nhân Báo chí tại Đại học KHXH-NV Thành Phố Hồ Chí Minh (2000- 2004). Soạn giả nổi tiếng Diệp Vàm Cỏ là người thầy có công lớn nhất giúp đỡ Nguyễn Văn Bớt trong quá trình sáng tác. Năm 2021, tại Cuộc thi sáng tác do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, đạt Giải B với bài ca cổ “Chung tay chống dịch” do Lư Quốc Vinh – Nhật Hoàng, là hai nghệ sĩ Đoàn Văn công Quân khu 7 song ca trên VTV1.

Từ thuở thiếu thời đã mê ca cải lương và vọng cổ.

Từ lúc còn học lớp 5 đã biết ca vọng cổ và vô cùng thần tượng giọng ca NSND Thanh Tuấn. Lúc học cấp 3 cho đến khi là sinh viên Đại học Cần Thơ luôn tích cực tham gia phong trào văn nghệ của nhà trường. Bắt đầu sáng tác ca vọng cổ và cải lương từ năm 1995.Đến nay, đã viết trên 100 bài ca cổ, đa số đã phát hình và phát thanh ở các Đài Trung ương và nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đã hoàn thành 2 Kịch bản sân khấu cải lương: Kịch bản “Cùng xây quê mới” viết tại Trại sáng tác năm 2022 do Liên hiệp Các hội VHNT TP. Cần Thơ tổ chúc tại Nhà sáng tác Cần Thơ. Và Kịch bản “Tiếng gọi quê hương” đã viết xong vào tháng 5/2024 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng do Bộ VHTT&DL tổ chúc, cả hai Kịch bản đã in chung thành sách với nhiều tác phẩm chọn lọc với các tác giả khác.

Soạn giả - nhà báo Mai Văn Lạng hiện là Trưởng phòng dân ca của Đài Tiếng nói Việt Nam nhận xét: “... Nguyễn Văn Bớt sáng tác những bài ca vọng cổ với ca từ rất mượt mà, ý tứ sâu lắng, nên người nghệ sĩ rất dễ thể hiện cái hồn của bài ca và rất dễ dàng học thuộc. Sáng tác mang đậm tình yêu quê hương đất nước, biển đảo, tình người Nam Bộ, giản dị, mộc mạc, ca ngợi Đảng - Bác Hồ, luôn lắng đọng trong lòng khán thính giả mộ điệu...”.

Mỗi bài hát là đóa hoa thể chủ đề chiến tranh cách mạng và tình yêu quê hương đất nước:  bài Ca cổ “Đức Huệ chút tình quê” đã được nhiều nghệ sĩ thể hiện như NSND Thanh Tuấn, NSND Trọng Hữu, NSND Phượng Loan, NSND Hồ Ngọc Trinh và NSUT Kim Tiểu Long ... đơn ca trên các Đài PT-TH Long An, HTV, VTV Cần Thơ, Đài Tiếng nói Việt Nam...“Vòng cung vùng đất anh hùng” do 2 NSND Tấn Giao – Quế Trân song ca trên Đài PT-TH TP. Cần Thơ. “Thương nhớ Tháp Mười” do NSUT Lam Tuyền ca trên Đài PT-TH Đồng Tháp. “Thương Chuyến phà xưa” do NSND Thanh Tuấn ca trên Đài PT-TH Long An, NSUT Lê Tứ ca trên Đài VTV Cần Thơ... Ca ngợi những thành tựu về xây dựng nông thôn mới: Tiêu biểu là các bài Ca cổ “Cờ Đỏ quê mới tôi yêu” do NSUT Thu Vân – CVVC (Chuông vàng vọng cổ) Bùi Trung Đẳng song ca Đài PT-TH TP Cần Thơ. “Sắc Xuân Mỹ Khánh” do NSND Hoa Phượng và NS Đức Tài ca. + “Quê mới Thới Lai” do NSND Tấn Giao – CVVC Lê Diệu Hiền song ca. + “Lộc Xuân dưa – bưởi hồ lô” do NS Thanh Nhường ca trên Đài PT-TH Hậu Giang...

 Đến sáng tác ca cổ - cải lương ngày càng đa dạng đề tài.

Sợi chỉ đỏ trong các tác phẩm của soạn giả Nguyễn Văn Bớt là luôn lấy tinh thần phục vụ nhân dân là trên hết, là trái tim hòa điệu từ nhiều phía nhất là bà con mộ điệu bộ môn nghệ thuật ca cổ - sân khấu cải lương. Biết học tập cái hay của các tác giả đi trước. Cố gắng viết bài ca có vần có diệu để người ca dễ thuộc, ca từ phải chọn lọc để dễ nhớ....

Đề tài ngày càng đa dạng, năm 2021, góp phần tuyên truyền chống dịch bệnh, tác giả viết bài Ca cổ “Tình người trong mùa dịch” do NSND Thanh Tuấn ca trên Đài Tiếng nói Việt Nam. “Chung tay chống dịch” do NS Lưu Quốc Vinh – NS Nhật Hoàng (Đoàn Văn công QK7) song ca trên Đài VTV1. + “Quân – dân miền Đông đồng lòng chống dịch” do NS Đức Tài ca trên Đài PT-TH Long An...Gợi lại những kỉ niệm thân thương thời sinh viên ở trường Đại học Cần Thơ là bài “Nhớ về Đại học Cần Thơ” do NSND Trọng Phúc – NSUT Phượng Hằng song ca, phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam...Tình yêu với biển đảo quê hương với bài “Ngàn năm thương nhớ Trường Sa” do nhiều nghệ sĩ thể hiện như NSND Thanh Tuấn, NSND Trọng Hữu ca ở nhiều nơi như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài PT-TH Long An, Đài PT-TH Quảng Ngãi, Đài PT-TH Thanh Hóa, Đài PT-TH Sóc Trăng; CVVC Nguyễn Thị Luận đơn ca trên Đài HTV9; NSUT Lê Hồng Thắm – CVVC Võ Thành Phê song ca trên Đài VTV Cần Thơ...

NSND Thanh Tuấn cho biết : “... Đến nay, tôi đã từng thu thanh và quay hình trên 10 bài ca cổ của soạn giả Nguyễn Văn Bớt, anh viết đa dạng phong phú đề tài, hầu hết các bài ca đều đạt chuẩn về nội dung lẫn hình thức, câu chữ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý tứ, ca từ bình dị nhưng cũng hết sức trang trọng, đủ sức lay động lòng người...”

Một trong những mốc son đáng nhớ nhất trong sáng tác của Nguyễn Văn Bớt là sự kiện bài Ca cổ : “Ngàn năm thương nhớ Trường Sa” được Thí sinh Nguyễn Thị Luận (Kim Luận) hát đoạt giải Chuông vàng vọng cổ năm 2013 do Đài HTV tổ chức. Đặc biệt có 2 bài ca cổ đã và đang được đông đảo công chúng mộ điệu trên cả nước biết đến là “Ngàn năm thương nhớ Trường Sa” và “Đức Huệ chút tình quê ”.

 

      Lê Thanh Tùng

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm