TIN TỨC

Nghề và nghiệp

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-06-19 16:42:34
mail facebook google pos stwis
601 lượt xem

Nguyễn Ngọc Hạnh

Làm báo là nghề - một nghề mà không phải ai muốn cũng làm được. Còn thơ là tình yêu, là trăn trở, là nơi gửi gắm niềm vui, nỗi buồn bằng chính từ trong sâu thẳm tâm hồn mình. Biết đâu thơ còn là nghiệp. Có thể nhà thơ bỏ nghề, còn nghiệp thì mãi đa mang. Nhân ngày Nhà báo Việt Nam 21.6, Ban biên tập Văn chương TPHCM xin giới thiệu bài viết của nhà thơ - nhà báo Nguyễn Ngọc Hạnh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh

Thật khó mà nói cho hết về câu chuyện nhà báo làm thơ, vì mỗi người mỗi vẻ, nhưng cái chung nhất mà chúng ta dễ nhận thấy, đó là hai phương trời mờ mịt, mưa nắng thất thường, hai thế giới khác biệt, chẳng hề nương tựa lấy nhau. Vậy mà, nó lại chung sống với nhau một nhà, chẳng hơn thua, bên trọng bên khinh.

Vẫn biết lâu nay báo chí là mảnh đất gần gũi với văn chương. Phần nhiều các nhà văn đều viết báo, bởi xét cho cùng tuy là hai mà một, chỉ khác nhau về đặc trưng của mỗi loại hình, văn học và báo chí mà thôi, còn phương tiện để chuyển tải đều là văn xuôi. Các nhà thơ làm báo hiện nay cũng không ít, hầu như mỗi tòa soạn đều có đôi ba nhà thơ, đành rằng trong hai lĩnh vực này chẳng liên quan gì nhiều với nhau. Thậm chí, có khi thơ và báo hai phương trời xa vời vợi, chẳng dính dấp gì. Thơ thường lãng mạn, mơ hồ sương khói, đôi khi mập mờ khó hiểu. Còn báo lại cần sự chân thật, tôn trọng sự thật khách quan, không thể tùy tiện bịa đặt hay hư cấu mặc dù có đôi lúc cũng bị mang tiếng “nói thêm” ít nhiều.

Nhà thơ Trần Tuấn (Báo Tiền Phong) “luôn nhìn về thơ như một sinh thể đặc biệt và lạ lùng nhất, khi làm thơ, tôi không ngang qua một sự cư trú nào”. Có phải “Sống là gì lâu quá đã quên” mà “mắt khép lặng nơi này và lưu lạc nơi kia/ qua những cánh rừng xanh những vòm lá đỏ/ khuôn mặt nằm đây gương mặt người nơi đó/ im lìm như bậc đá đợi mưa rền”. Những bài thơ dẫu chỉ tồn tại trong sổ tay, chỉ được biết đến sau lũy tre làng nhưng nó mãi bất tử như một kiếp người. Nhà báo Trần Tuấn viết nhiều thể loại khác nhau nhưng với anh, thơ vẫn rất lạ lùng…

Còn nhà thơ  Nguyễn Thị Anh Đào (Báo Nhân dân) lại cho rằng “Thơ mang đến cho tôi một sắc màu khiến trái tim tôi luôn rung động. Những con chữ bật lên nỗi cô đơn trên đầu ngọn bút là một định mệnh, không phải ai cũng dễ dàng lựa chọn. Tôi sắp xếp những buồn vui, hạnh phúc vào vách ngăn cuối cùng rồi chưng cất thành những câu thơ, trước hết để tặng cho chính mình”: Nếu được ngủ giấc dài xin anh nhắm mắt/ Đừng nghiêng bên chén rượu tàn/ Thương trái tim giẫm mòn bóng nắng/ Hướng mặt trời không phải trái tim em (Thác nhớ). Tưởng chừng “Qua giấc mơ trưa/ ngày ngắn kéo đêm về tựa gối/ tóc mướt xanh nối thêm sợi không màu/ ai dệt nỗi buồn bằng lòng trắc ẩn” (Dệt). Cứ thế công việc làm báo vẫn không hề làm xáo động hồn thơ. Một thế giới riêng cứ ẩn khuất giữa bộn bề đời sống, đến khi câu thơ bất chợt sáng bừng…

Hay nhà thơ Phùng Hiệu trong bài thơ “Ngôn ngữ lên ngôi” mà đâu dễ thấu hiểu hình tượng của ngôn từ. Ngôn ngữ của thơ đầy mầu nhiệm: “Đừng hỏi tại sao/ Có những vần thơ được rót từ đáy cốc/ Khi nhìn vào chiếc ly/ Tôi bỗng thấy cả sông ngòi và đại dương trong đó/ Chảy miên man hình tượng ngôn từ”. Vậy đó, thơ luôn đa nghĩa, đa đoan, đầy thi ảnh. Còn nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm vốn là người làm báo văn học, hiện anh đang là Tổng biên tập Tạp chí Non Nước, cho nên cách nhìn vẻ đẹp của ngôn từ hơi khác: “Vẻ đẹp của thơ nằm ở chữ. Mỗi nhà thơ là một “phu chữ” mới có thể đem chữ lấp lánh cho thơ”. Có phải vì thế mà trong mấy câu thơ này, bờ vai nhà thơ “Như ai gối mượn thầm/ trong giấc ngủ khép hờ mắt lạ/ nghe mùa xuân lộc nõn tri âm”.  Mỗi chữ có vẻ đẹp lấp lánh của nó, đa tầng đa nghĩa, thế mà thơ vẫn ăn nằm cả đời với người làm báo chẳng hề hấn gì, nhà của ai nấy ở, chữ nghĩa cứ chọn đất sống mà gieo mầm nở hạt… Còn nhà báo Trần Trình Lãm (Tạp chí Logistics Review) lại cho rằng “Thơ là lửa, ai dính vô rồi cũng chết thiêu”. Nghề báo nhiều nghiệt ngã, đôi khi phải sống chết với chính bài viết của mình, chết vì dũng khí của lòng trung thực, còn làm thơ lại bị “chết thiêu”, chết với con chữ đầy hồn vía, chất chứa buồn vui giữa cõi đời này: “Cái chết đến thật lãng mạn/ Tôi cháy từng phần nắng của địa ngục rất khô/ Quỷ sứ nói đùa ngươi làm thơ nên cho chết cháy/ Chết như vậy mới có hồn”.

Nhà báo Nguyễn Văn Long (Báo Công An Nhân dân) lại ví “Đời người như cây cỏ/ rồi cũng hóa thân vào cát bụi/ tan vào trời đất mênh mông”. Còn chăng, chỉ là cái tình của mỗi con người khi còn hiện thân ở cõi đời này. Thơ là một cuộc rong chơi đầy kiếm tìm, cứ lan tỏa, lan tỏa chậm dần. Vậy đó, báo chí và thơ ca như mặt trời mặt trăng cách trở, không chỉ khác trong cách nhìn mà trong cảm nhận cũng rất khác nhau. Cả bày biện chữ nghĩa, thi pháp, thi ảnh trong thơ cũng đầy hình tượng, đặc biệt mỗi câu chữ đều lấp lánh, mỗi bài thơ là một cấu tứ lạ, độc đáo chẳng trùng lặp với cả chính mình, luôn sáng tạo mới mẻ, tinh khiết… Khác với báo chí, mỗi bài thơ có số phận riêng, có đời sống riêng như hơi thở, như là máu thịt, ăn đời ở kiếp với mình.

Thật khó mà nói cho hết về câu chuyện nhà báo làm thơ, vì mỗi người mỗi vẻ, nhưng cái chung nhất mà chúng ta dễ nhận thấy, đó là hai phương trời mờ mịt, mưa nắng thất thường, hai thế giới khác biệt, chẳng hề nương tựa lấy nhau. Vậy mà, nó lại chung sống với nhau một nhà, chẳng hơn thua, bên trọng bên khinh. Ngay với chính mình, nhiều khi tôi vẫn không lý giải được, đâu là người làm thơ, đâu là người làm báo. Chỉ biết rằng viết báo là công việc hằng giờ hằng ngày, dòng chảy của nó chính là hiện thực cuộc sống đang từng phút giây sôi động, thôi thúc bên ngoài ô cửa sổ bàn viết của tôi. Còn thơ là một thế giới khác đầy bí ẩn, lạ lùng. Chẳng ai muốn mà được, thơ cứ đến và đi bất chợt như bao buồn vui của cuộc đời này. Chẳng ai cầm tay ai cả, chỉ mỗi tâm hồn nhà thơ dào dạt yêu thương, một trí tuệ tuyệt vời rung cảm với nỗi đau lấp lánh phận người. Bài thơ ra đời như một câu kinh mầu nhiệm mang lại vẻ đẹp cho tâm hồn bao người. Mà vẻ đẹp ấy cũng không hề dễ dàng có được, nếu ngôn ngữ không lên ngôi, câu thơ vần vè, chữ nghĩa còn nghèo nàn, rẻ rúng.

                                                                                  N.N.H

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm