TIN TỨC

Nhà văn bàn chuyện viết gì thời đại dịch

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-08 19:37:00
mail facebook google pos stwis
1451 lượt xem

LÊ CÔNG SƠN

Trong chương trình Trại sáng tác năm 2021 tại Đồi Thơm, chiều 8.11 Hội Nhà văn TP.HCM và Hội VHNT Phú Yên đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Nhà văn viết gì thời Covid-19?, thu hút rất đông sự quan tâm của nhiều cây bút nổi tiếng.

Phát biểu mang tính đề dẫn cho tọa đàm Nhà văn viết gì thời Covid-19?, nhà văn Trầm Hương – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM cho rằng: “Dù dịch bệnh đang còn rất phức tạp nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đến với Phú Yên để cùng các bạn đồng nghiệp gặp nhau, bởi vì sau nhiều tang thương, mất mát chúng ta đều có chung sự trăn trở, đau khổ trước nỗi đau lớn chưa từng xảy ra, chuyện đại dịch bây giờ không còn của riêng ai nữa mà là sự quan tâm của toàn cầu, của nhân loại bắt buộc các nhà văn không thể nào đứng ngoài cuộc”.


Nhà văn Huỳnh Thạch Thảo - Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên phát biểu tại buổi tọa đàm

Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Trịnh Bích Ngân: "Đề tài cần các nhà văn khai phá lúc này là về số phận con người, khi nỗi đau quá lớn của dịch bệnh ập đến khiến họ đang quá mong manh trước đời sống".

Quang cảnh buổi tọa đàm - Ảnh Quỳnh Trân.

Đồng tình với suy nghĩ của nhà văn Trầm Hương, nữ văn sĩ Bích Ngân tâm sự: “Suốt năm tháng qua, các nhà văn cũng như người dân lúc nào cũng sống trong tình trạng chống chọi với Covid -19. Những nỗi đau do dịch bệnh gây ra là quá lớn, vì vậy không chỉ trực tiếp viết ra những tác phẩm hay, các nhà văn – nhà thơ còn tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện từ chính con tim mách bảo . Chúng ta thao thức hằng đêm, trái tim đập một nhịp với nỗi đau nhân dân. Và từ đó, nhiều tác phẩm mới xúc động, thời sự về đề tài Covid-19 ra đời. Giống như nhịp đập của siêu linh trong một tác phẩm của tôi, có 100 ngàn đôi mắt, bằng trái tim với quyền được sống và khát vọng xanh”. Từ đó, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM đúc kết: “Đề tài cần các nhà văn khai phá lúc này là về số phận con người, khi nỗi đau quá lớn của dịch bệnh ập đến khiến họ đang quá mong manh trước đời sống. Hơn lúc nào hết, văn chương, chữ nghĩa rất cần vào lúc này, thậm chí không chỉ có văn chương mà còn cần có sự chung tay của nhiều loại hình nghệ thuật khác: kịch, cải lương, âm nhạc, điện ảnh…

Bàn về nhà văn viết gì thời Covid-19, nhà văn Huỳnh Thạch Thảo - Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên hiến kế: “Chất liệu cuộc sống ngồn ngộn trước mắt các nhà văn hiện nay, đó là nỗi đau và tình người. Lúc Covid-19 ập tới, nhiều vùng sâu vùng xa của Phú Yên, nhiều nơi đồng bào dân tộc thậm chí còn không quen với khẩu trang, phải hướng dẫn, tư vấn mãi họ mới chịu đeo. Vì vậy, các nhà văn vừa là nhà báo của chúng tôi có mặt trên từng điểm nóng, thậm chí vào tận nơi điều trị F0 để có ngay những phóng sự, bút ký nóng nổi hàng ngày. Ngay sau khi đại dịch từng bước được kiểm soát, những bản thảo văn học đầu tiên gởi đến cho Hội Văn học Nghệ thuật vẫn là tác phẩm về đề tài Covid-19”.

Và qua cuộc chiến khốc liệt này, theo nhà văn đại tá Nguyễn Minh Ngọc (Hội Nhà văn TP.HCM): “Làm nảy sinh rất nhiều đề tài cho những người cầm bút khai phá, đó là tấm lòng nhân hậu, nghĩa hiệp, thương người như thể thương thân của đồng bào mình, trong lúc hoạn nạn khó khăn càng sâu đậm. Toàn dân ai cũng làm thiện nguyện, bên cạnh đó là những thân phận con người sẽ được đi vào trang sách như một sứ mệnh cao cả của văn học…”.

Ở xứ "hoa vàng trên cỏ xanh", nhà văn – nhà báo Phương Trà là cây bút rất nổi tiếng. Chị đã từng xuất bản nhiều đầu sách rất được yêu thích: Nơi hai dòng sông đi qua, Giấc mơ ban ngày, Ngược gió, Nghe nắng qua thềm, Dưới ánh sáng thiên đường…nhưng trong đại dịch Covid-19, chị quên cả tính mạng mình lăn xả với công việc để có nhiều bài báo hay nhất. Chấp nhận sự nguy hiểm đôi khi trở thành F2, sau cách ly chị quyết định… ngoáy mũi nhiều lần để tham gia cùng các bạn trong đội phản ứng nhanh để tìm chất liệu viết văn. Nhờ vậy mà những bút ký trên báo hàng ngày của chị luôn ngồn ngộn những câu chuyện nóng hổi. Nhà văn Phương Trà đã khóc khi nói về các trang viết về Covid-19 đau đáu sự trăn trở và trách nhiệm: “Cho đến khi nhắm mắt tôi cũng không thể nào quên được những ngày tháng quá đỗi đau thương này, với nỗi đau đồng bào mình khi cả gia đình đều nằm trên chiếc xe máy cũ nát chạy hàng ngàn cây số. Nhưng chính sự khốc liệt ấy lại tỏa sáng bao tình người đẹp và khi được làm nhà văn, sau này tôi sẽ ngồi lại để viết tiếp, sâu sắc hơn…”.

Nhà văn - nhà báo Phương Trà

Bút ký Vào tâm bão của nhà văn Phương Trà in trong cuốn Ngày mai trời lại sáng
của Hội VHNT tỉnh Phú Yên vừa phát hành

Nhiều đại biểu dự buổi tọa đàm Nhà văn viết gì thời Covid-19 ? cũng có chung suy nghĩ với nhà văn Đỗ Viết Nghiệm. Người đàn ông tưởng chừng rất mạnh mẽ qua hai cuộc chiến tranh bật khóc khi ông đứng dậy phát biểu. “Ngày tháng ở chiến trường, kẻ thù của chúng tôi luôn hiện ra trước mặt. Có thể sau một phát súng nổ là chúng tôi sẽ chết nhưng dù sao cũng không đau đớn hơn các nạn nhân của Covid-19 bị dày vò thân xác dày vò từ ngày này sang ngày khác. Nhiều người sống sót qua cơn thập tử nhất sinh cũng đớn đau vô cùng. Vì vậy mà các nhà văn phải xông pha vào những đề tài này để có những tác phẩm hay phục vụ độc giả, đang trông chờ ở các nhà văn chúng ta”, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm đề nghị.

Nguồn: https://thanhnien.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm
55 năm “Đi trong hương tràm”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Tấm “Giấy thông hành” văn chương
Bài đăng báo Văn nghệ số 35+36/2023
Xem thêm
Bài thơ ĐI HỌC được viết khi tác giả mới 15 tuổi
Hôm qua em đến trườngMẹ dắt tay từng bước...
Xem thêm
Bạn văn ở quê
Đọc Mai Tiến Nghị ( MTN) những năm gần đây, tôi quý giọng văn mộc mạc, chân quê của người vùng chân sóng. Tại trại viết Phú Yên do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, tôi gặp Mai Tiến Nghị. Nhà văn quê hương vốn là lính thời chống Mỹ hẹn hò, dịp nào về quê gặp nhau.
Xem thêm
Thấy gì ở nghệ thuật… xấu?
Bài đăng Văn nghệ số 34/2023
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 2)
Hồi đó ai chẳng thế, Xuân Oanh thường nói vậy mỗi khi các con hỏi vì sao ông theo Cách mạng.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 1)
Đây là bài viết mà sinh thời anh Châu đã âm thầm chuẩn bị với mong muốn một ngày nào sẽ kể lại cho họ hàng, bạn bè và mọi người biết thêm về một người vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là một chiến sỹ ở tuyến đầu trong cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu của Dân tộc
Xem thêm
Thú vị Bảy nổi ba chìm kiểu Nguyễn Bắc Sơn
Vấn đề không phải là Hồi kí thuần túy, mà là tự truyện.
Xem thêm
Nhà văn Minh Khoa, người có duyên kể chuyện
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu dưới đây videoclip do đạo diễn Nguyễn Hoàng thức hiện.
Xem thêm