TIN TỨC
  • Truyện
  • Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng

Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
413 lượt xem

Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.

Nguyễn Thị Bích Vượng

Lúc này, gần đến giờ nghỉ buổi trưa. Đây là giờ cao điểm nhất trong ngày làm việc của khoa cấp cứu, bệnh viện huyện Minh Châu,  nơi Lan con dâu ông Cần đang công tác. Lan đang hối hả cuốn theo không khí tất bật, kiểm tra lại công việc, để chuẩn bị bàn giao cho kíp trực buổi trưa, thì nhận được tin của Thuần, con rể chú chồng Lan gọi điện báo cho chị biết, ông Cần, bố chồng chị bị ngã, bất tỉnh. Lan hốt hoảng, quay về phòng thay đồ. Cũng là phòng dành cho nhân viên nghỉ trưa. Chị vừa cởi chiếc áo trắng bluose trên người ra, vừa nói với đồng nghiệp của mình: “Em chị vừa gọi điện, bảo bố chồng chị bị ngã. Chị phải về ngay, chiều nay chị xin phép nghỉ, các em làm thay chị nhé”. Mọi người cuống quýt hỏi thăm. Lan nói qua về tình hình của bố chồng, theo lời em chị vừa kể. Mọi người lo lắng cho Lan, rồi cắt cử người ở lại khoa, người mang thuốc và đồ cấp cứu về cùng với chị. Lan cảm ơn đồng nghiệp: “Để chị về nhà xem sao,  có gì chị sẽ gọi lại nhờ các em sau”. Nói rồi, Lan hỏi mượn xe máy của đồng nghiệp,  khoác vội chiếc túi lên vai,  đi như lao về phía lán để xe. Một cơn gió thổi ngang qua mặt, mang theo  mùi đặc trưng mà hầu như bệnh viện nào cũng có. Thứ mùi ấy không hề dễ chịu vì sự hỗn tạp của chất thải, mùi mồ hôi của bệnh nhân và mùi thuốc tẩy nồng nặc. Lan lấy trong túi ra cái khẩu trang, che kín mặt, chỉ còn lộ mỗi đôi mắt.  Dắt xe ra, rồ ga cho xe chạy nhanh,  ruột gan nóng như lửa đốt…

Con đường từ nơi Lan làm việc về nhà, chừng 5/6 km. Hai bên đường ngút ngát toàn là những cây ngô. Thi thoảng điểm một vài ruộng cải, hoa nở vàng ruộm, rực rỡ, xen lẫn với màu xanh của những thửa ngô đang thì con gái, thi nhau trổ cờ. Hương hoa cải thoang thoảng bao chùm, làm vợi đi cái nắng nóng của buổi trưa hè. Nhưng lúc này trong đầu Lan chỉ nghĩ làm sao để nhanh về tới nhà. Chiếc xe honda Dream phóng nhanh, bánh xe trà vào đá dăm trên mặt đường nghe lạo xạo, để lại phía sau bụi trắng như khói.

Lan dắt xe vào cổng. Nghe tiếng động, mấy người bà con trong nhà ông Cần nhốn nháo nhìn ra. “Kìa, chị Lan đã về rồi kìa!”. Lan dựng vội xe máy ở sân, đi như chạy vào nhà, chào mọi người, để vội cái túi xách xuống ghế, rồi sà đến bên giường bố chồng: “Bố à! Bố có đau ở đâu không? Bố thấy trong người thế nào bố, bố…”.

Ông Cần, lơ mơ nghe tiếng người gọi. Ông nhíu đôi lông mày, chớp chớp mắt, rồi ông từ từ mở mắt. Ông thấy đầu đau như búa bổ. Ông định nhỏm người ngồi dậy, nhưng cả tấm thân nặng trĩu, không sao nhấc nổi. Ông muốn nói câu gì đó, nhưng môi lưỡi bị tê cứng, cố gắng mãi ông mới nói được một câu: “Tôi thấy đau đầu”. Mọi người thở phào mừng vì ông Cần đã tỉnh. Lan nhanh tay lấy huyết áp và nhiệt kế ra đo cho bố chồng. Chị quan sát kỹ,  thì thấy nhân trung của bố chồng hơi lệch. Biết tình hình bệnh của bố chồng rất trầm trọng, cần phải đưa ngay lên bệnh viện tuyến trên để cấp cứu kịp thời, Lan khẽ nói: “Ông uống chút sữa, xong rồi con sẽ đưa ông lên bệnh viện để bác sĩ kiểm tra xem sao ạ”. Ông Cần không nói gì, nét mặt có vẻ lo lắng. Lan động viên để bố chồng yên tâm: “Chắc không có gì nguy hiểm đâu. Ông cứ yên tâm, đến bệnh viện để kiểm tra, mình cẩn thận vẫn hơn ông ạ”. Rồi không muốn để bố chồng nghe tiếng, Lan đi ra ngoài, lấy điện thoại gọi cho Hoàng chồng chị, con trai thứ của ông Cần. Hoàng sửng sốt, nói: ” Anh sẽ cho xe về ngay, nếu cần em cứ đưa bố lên bệnh viện trước đi, anh thu xếp công việc rồi lên sau”. Rồi Lan gọi điện báo cho anh Ánh. Anh là con trai trưởng của bố mẹ chồng Lan. Nên mọi người thường gọi Ánh là anh trưởng. Lan nói với anh trưởng. “Bố bị tai biến mạch máu não rồi. Em chuẩn bị đưa bố lên bệnh viện tuyến trên ạ”.  Anh trưởng giật giọng. “Thế ông bị nặng lắm à, mà phải chuyển lên tuyến trên?”.  Lan chưa kịp trả lời, thì nghe tiếng Mích, vợ kế của anh trưởng vọng qua máy của Lan: “Bảo cứ từ từ, để hỏi chúa, xem chúa bảo đi được giờ nào hãng cho đi”. Chắc điện thoại của anh trưởng bật loa ngoài. Anh trưởng ngập ngừng: “Thím… thím chờ tôi gọi hỏi chúa xem giờ nào đi được, tôi sẽ báo lại cho thím sau”.  “Chúa” mà anh trưởng vừa bảo Lan phải chờ để nghe phán, là một người đàn bà nhỏ thó, có đôi mắt một mí, với đôi lông mày xăm bằng mực tàu xanh lét, như hai sợi chỉ đen, xếch ngược trông không thiện cảm chút nào. Chị ta là bạn thân của Mích, cùng cảnh bị chồng bỏ, tự cho mình biết nghề xem bói. Và cũng tự xưng mình là “chúa”. Nên hễ cứ đi đâu trên 10km là vợ chồng anh trưởng lại phải gọi điện để chúa phán giờ nào tốt rồi mới đi.

Một lát sau anh trưởng gọi lại bảo Lan: “Đúng 4 giờ chiều thím mới được cho xe xuất phát đưa ông ra khỏi nhà đấy nhé”. Lan giật mình. “Cứu người như cứu hỏa, mà lại nằm đợi những 5 tiếng đồng hồ nữa mới được đi à anh? Với lại giờ ấy chuẩn bị sang ca trực tối rồi… Lan chưa nói dứt lời, thì Mích lại nói xen vào:  “Bảo chúa mà đã phán thì như đanh đóng cột, nếu mà không nghe thì ông sẽ bị chết trên đường đi đấy”. Rồi anh trưởng bảo Lan: “Bây giờ thím phải đi sắm ngay từng này thứ. Anh trưởng kể một lô nào là giấy tiền bao nhiêu loại, mỗi loại bao nhiêu. Nào là hoa loại này mấy bông, loại kia mấy bông, quả loại này mấy quả, loại kia mấy quả… rồi mang lên chùa gần đấy, thắp hương kêu các ngài phù hộ, thì bệnh của bố sẽ giảm ngay”. Lan không tin vào bói toán, chị ậm ờ, rồi chủ động tắt máy, sau đó gọi điện xin ý kiến chồng, Hoàng rất tin tưởng vào chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy trong việc quyết sách công việc của gia đình mỗi khi anh vắng nhà, nên nghe Lan kể về tình hình của bố xong, anh nhất trí luôn. Lan nhanh chóng chuẩn bị những thứ cần thiết đợi chờ xe của chồng về.  Bà Trinh, mẹ chồng Lan từ nãy vẫn rầu rĩ, tay bà đang nắm lấy bàn chân ông Cần nắn nắn, bóp bóp. Lúc này Lan mới sực nhớ đến bữa trưa của mẹ chồng, chị khẽ nói: “Mẹ đã ăn cơm chưa?. Bà Trinh thở dài đánh thượt: “Vừa mới nấu xong, định lên nhà gọi ông xuống ăn, thì thấy ông  đổ vật xuống đất, may mà có vợ chồng Hà Thuân nó ở bên nhà chú Khâm, và mấy người xung quanh nghe tiếng tôi kêu mới chạy đến, bế ông lên giường. Cơm canh vẫn bày cả ra đấy đã kịp ăn uống gì đâu! Bà Trinh nói rồi lại thở dài. Lan an ủi mẹ chồng: “Mẹ cứ yên tâm, ở nhà giữ gìn sức khỏe. Con gọi cho cô Thu rồi, lát nữa cô Thu sẽ xuống ở cùng với mẹ. Con đưa bố đến bệnh viện điều trị vài hôm rồi sẽ khỏi thôi. Bây giờ mẹ đi ăn cơm đi, kẻo muộn rồi”.  “Hãng gợm, để ông ấy đi rồi ăn sau cũng được”. Bà Trinh sụt sùi, kéo vạt áo lên lau nước mắt. Lan vội vàng đi xuống bếp. Nồi cơm mẹ chồng chị nấu bếp củi, bằng nồi gang vẫn để trên chiếc kiềng, than tro đã tàn, nguội ngắt. Nhà Lan nồi cơm điện có, nhưng mẹ chồng chị không dùng. Bà bảo nhà sẵn củi dùng điện làm gì cho tốn tiền. Với lại nấu bếp củi, bằng nồi gang, ăn cơm ngon hơn. Một đĩa trứng chưng. Trứng gà nhà nuôi đẻ, với vài cọng rau muống bà Trinh hái ngoài vườn về luộc, thêm lọ ruốc thịt lợn Lan làm sẵn để bữa sáng ăn cho tiện. Mọi thứ đã bày ra mâm gỗ.  Nhà bà Trinh mâm nhuôm, mâm đồng đều có cả, nhưng bữa trưa khi chỉ có hai ông bà ở nhà, bà Trinh thường dọn cơm ra mâm gỗ. Cái mâm gỗ đã dùng từ rất lâu, xung quanh bị sứt sẹo, cọ rửa khó sạch. Đã có lần Lan bảo mẹ chồng: “Mẹ bỏ cái mâm gỗ này đi, lấy chiếc mâm nhôm ra dùng, vừa sạch vừa dễ rửa”. Nhưng bà Trinh bảo. “Ngày xưa đến bữa, bát đũa, đồ ăn bày cả xuống mê chiếu rách còn được nữa là”. Bà còn bảo. “Cái mâm gỗ này nó gắn bó với ông bà suốt mấy chục năm, từ cái thời ngày hai bữa, bày lên mâm chỉ toàn có khoai lang, với củ đót hầm, chứ nào có cơm canh như bây giờ. Mà nó vẫn còn dùng tốt, làm sao phải bỏ nó đi chứ? “. Lan thấy lòng xa xót, chị đứng ngây ra nhìn, cùng lúc đó ngoài ngõ có tiếng còi xe ô tô, chị giật mình, biết là xe của chồng đã về. Chị với tay lên tủ bếp lấy chiếc lồng bàn đậy thức ăn trên mâm lại, rồi vội vàng quay ra. Cháu Đoàn, người lái xe cho Hoàng từ trong xe bước nhanh vào nhà, chào mọi người, rồi tất cả mỗi người một tay đưa ông Cần ra xe. Bà Trinh mắt ngân ngấn nước, miệng lẩm bẩm: “Con nó đưa ông vào viện mấy ngày, ông chịu khó ăn, chịu khó uống thuốc cho mau khỏe rồi về nhà với tôi ông nhé”. Lan bùi ngùi, xúc động,  nắm lấy tay mẹ chồng, bà lẽo đẽo đi theo Lan, đưa ông Cần ra tận cổng, ông lên xe đi rồi, bà Trinh vẫn đứng nhìn theo cho đến khi chiếc xe đã khuất, mới quay vào nhà. Con chó mọi hôm giờ này đã được ông Cần mở cũi cho nó ăn. Hôm nay hình như biết chủ bị ốm, nó nằm cuộn khoanh trong cũi, mắt lim dim buồn thiu. Người ra người vào thăm hỏi, mà nó cấm có sủa câu nào. Bà Trinh đi đến bên chuồng chó, tay run run mở khóa. Con chó chạy vụt ra, lao một mạch xuống bờ ao. Bà Trinh lại quay ra mở chuồng gà, đàn gà nháo nhác chạy ra vườn. Rồi bà lủi thủi vào bếp, xới lưng bát cơm đưa lên miệng. Miệng bà đắng ngắt, nhai cơm, như nhai củi, nuốt không trôi. Bà xới một ít trộn cho con chó, một ít tung ra sân cho đàn gà, đàn gà thi nhau mổ từng hạt cơm trên nền sân, líu ríu…

*

Ông Cần nằm ở bệnh viện, điều trị bệnh đúng một tháng thì được ra viện. Bà con họ hàng, làng xóm tíu tít chạy qua hỏi thăm. Ông Cần đi vào buồng mở chum thóc, moi ra một chai thủy tinh, vỏ của chai bia ở trong đựng chè sen do tay ông ướp, đem ra pha mời mọi người uống. Trà sen ông Cần làm nổi tiếng là ngon. Hồi còn trẻ vợ chồng ông Cần thuê cả một cái đầm sen lớn để lấy hoa ướp trà.  Từ ngày tuổi cao sức yếu, con cái đi thoát ly hết. Ông bà không kham nổi nên đành trả lại đầm cho xã, thôi không thầu nữa. Nhưng mỗi năm về mùa hoa sen nở, là Hoàng con trai ông Cần lại đặt mua vài trăm bông, cho ông bà ướp trà để nhà dùng, cũng là thú vui ngày xưa của bố mẹ anh. Nhà ông Cần tối hôm nay bật thêm đèn sáng chưng ra tận ngõ. Bên chén trà sen ngan ngát, tỏa hương. Với đĩa trầu têm cánh phượng, tự tay bà Trinh têm rất khéo. Căn nhà đầy ắp tiếng cười, tiếng nói râm ran… Thời gian trôi nhanh như chạy, mới hôm nào ông Cần khỏi bệnh về nhà mà hôm nay đã vừa tròn một năm rồi…

*

Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng. Lan vội vàng nói với chồng: “Anh nhìn kìa, đúng là bố mình, ông ra cổng đứng làm gì ý nhỉ?”. “Chắc bố đứng chờ vợ chồng mình về”.  Khi xe của vợ chồng Lan về tới cổng, Hoàng cho xe dừng lại: “Em cầm đồ ăn,  để anh đưa bố vào nhà”. Hoàng nói với Lan, rồi vội vàng chạy đến bên bố mình: ” Bố à! Bố đứng làm gì ở đây, trời rét lắm, bố vào nhà đi? “. Ông Cần không nói không rằng, mắt xa xăm nhìn về cuối ngõ. Hoàng nói tiếp: “Bố chờ chúng con à? Chúng con về rồi, bố vào nhà cho đỡ lạnh, nào để con đỡ bố nào!”. Ông Cần lúc bấy giờ mới nhìn Hoàng, mếu máo: “Không! Không phải bố chờ các con.  Bố chờ, là chờ anh trưởng cơ!”. Lan cảm thấy lòng mình se lại bởi câu nói của bố chồng. Hoàng xúc động, sống mũi cay cay, anh quàng tay ngang lưng bố, rồi  dìu ông vào nhà, Lan xách thức ăn vào bếp.  Biết bố, mẹ chồng thích ăn canh cua, nên chiều nào dù bận mấy chị cũng kỳ cạch giã cua nấu với rau mồng tơi thêm một chút rau đay, rau rền hái ngoài vườn… Vẫn mấy món ăn hợp với khẩu vị của bố mẹ chồng. Vậy mà tối nay ông Cần ăn rất ít. Dù cho vợ chồng Lan mời thế nào ông cũng chỉ ăn vài miếng cơm với một chút canh rồi đứng lên đi vào giường nằm từ chập tối. Bà Trinh tối nay ăn cũng ít hơn mọi hôm, bà ngồi trước bộ trường kỷ, thu cả hai chân lên ghế, nét mặt đăm chiêu, mắt xa xăm nhìn ra ngõ. Xung quanh hàng xóm im ắng, đèn ngoài đường xóm đã tắt.  “Mẹ vào giường ngả lưng cho đỡ mệt”. Bà Trinh rón rén đi vào chiếc võng để ngay cạnh giường ông Cần đang nằm,  ngả lưng xuống võng, có tiếng muỗi vo ve bên tai, bà nhón chân định đưa võng để xua muỗi, nhưng rồi lại sợ tiếng võng đưa làm ông Cần tỉnh ngủ. Bà đành nhắm mắt để đấy, đầu óc hướng về chiếc giường ông Cần đang nằm. Lạ thật, mọi hôm giờ này là ông đã gáy o o. Vậy mà hôm nay?. Bà cố dỏng tai nghe,  mà vẫn không nghe thấy cái tiếng ngáy quen thuộc mà nhiều tối nằm cạnh ông, bà đã bị mất ngủ vì nó. Không gian vắng lặng,  chỉ có tiếng xì xào của con trai và con dâu thứ. “Vợ chồng nó đang bàn bạc chuyện gì nhỉ?”. Bà Trinh chăm chú nghe, lõm bõm, câu được câu mất, không rõ đầu cuối, nhưng bà biết con dâu và con trai bà đang lo lắng về việc ông Cần chiều nay ra cổng đứng chờ vợ chồng con trai trưởng. Bà biết tính Hoàng con trai thứ của bà, nó thương bố mẹ lắm, nó không tiếc bố mẹ cái gì. Nhưng con nào có phận, có phần của con ấy chứ”. Bà Trinh chăm chú nghe vẫn chỉ là tiếng rì rầm, rì rầm, cùng với tiếng kim giây của chiếc đồng hồ treo trên tường tích tắc… tích tắc… vọng vào căn phòng ông bà nằm. Bà Trinh thở dài, vắt tay lên trán miên man nghĩ, chợt bà nhớ lại hôm trước đi họp thôn. Cô Xinh trong giờ giải lao, nói: ” Xóm này, nhất vợ chồng bà Trinh. Các con, các cháu đều phương trưởng, thành đạt cả, không nhà nào bằng, sướng nhất hai bác đấy…”.  Mọi người đều tấm tắc khen. Mà họ khen cũng đúng đấy chứ. Có con, cháu nhà nào xóm này được như nhà bà? Con trai trưởng của bà đã từng là một sĩ quan, giữ chức Giám đốc của một nhà khách thuộc Quân khu Ba, bây giờ về hưu lương cao nhất trong những người về hưu ở xóm. Còn Hoàng con trai thứ của bà đang là một cán bộ quản lý đầu ngành của một ngành quan trọng của tỉnh. Ba cô con gái của bà, cũng đều thoát ly nhà nước, cuộc sống dư giả. Ông bà thì từ lâu đã được vợ chồng Hoàng chăm sóc rất chu đáo, các con gái của bà cũng hiếu thảo, qua lại thăm nom, quà cáp biếu bố mẹ luôn, các cháu nội ngoại bên trước bên sau đều chăm ngoan, học hành đến nơi đến chốn, có công việc ổn định thu nhập tốt. Bà Trinh nhẩm trong bụng vậy, rồi hắt một tiếng thở dài: “Chỉ bị mỗi con Mích mất nết, suốt ngày ghen ngược lên với các con chồng, giành giật cả vật chất, lẫn tình cảm của chồng cho hai mẹ con mình, rồi mượn lời thày bói hù dọa chồng, tìm cách lôi kéo chồng nghe theo mình, mới ra nông nỗi này. Con Thạch mà còn sống, thì đúng là nhà bà dâu, giai, gái, rể, các cháu nội ngoại hai bên được tất, được tất, đằng này… Bà Trinh bỏ dở câu nói, chệp miệng một cái: “Thôi thì, năm ngón tay, cũng có ngón dài ngón ngắn. Chả nhà nào vuông tròn hết cả đâu!”. Bà Trinh tự an ủi mình, rồi khẽ ngồi dậy, rón rén đi ra ngoài, thấy phòng của vợ chồng con trai vẫn mở, bà nhẹ nhàng bước vào: “Các con chưa đi ngủ à?”. “Dạ! Mẹ à! Mẹ ngồi xuống đây”. Lan vội vàng bưng chiếc ghế để cho mẹ chồng ngồi. Bà Trinh rầu rầu kể: “Không phải hôm nay bố con mới ra ngõ ngóng vợ chồng nhà anh trưởng đâu, mà đã hơn một tuần nay rồi, chiều nào bố con cũng ra cổng đứng như thế đấy. Mà mẹ nói thế nào ông ấy cũng không chịu vào nhà, chỉ đến khi chiếc loa treo ở đầu ngõ cất lên bài ca cải lương, ông ấy mới chịu vào nhà. Nhưng hôm nay chiếc loa phát thanh của thôn bị xảy ra sự cố, ông không biết, nên cứ đứng chờ mãi. Bà Trinh chép miệng “rõ khổ”. Bỗng Hoàng thốt lên: “Trời ơi! Đã gần chục ngày nay bố con ra ngõ đứng rồi, thế mà bây giờ mẹ mới nói”. Rồi Hoàng đứng phắt khỏi chiếc ghế, quay ra lại quay vào, vò đầu bứt tai. Chiếc kim giây của chiếc đồng hồ treo tường vẫn cần mẫn quay.  Chợt Hoàng nảy ra ý định. Anh đưa mắt nhìn lên chiếc đồng hồ,  đã chỉ 9h30 phút. Rồi vội vàng, nói với bà Trinh: “Bây giờ con bấm điện thoại cho anh trưởng để mẹ nói chuyện với anh ấy nhé…”.  Bà Trinh đây đẩy: “Mẹ già rồi,  lại nặng tai nữa, biết gì điện thoại mà nói, con gọi mà giục vợ chồng nhà nó,  biết đường thì về nhanh lên”. “Thì con bấm sẵn rồi, mẹ chỉ việc nói thôi, có gì mà không biết. Với lại mẹ giục anh ấy về thì không sao, chứ con mà giục thì… “.  Bà Trinh rối rít. “Ừ, ừ, thế con gọi đi, gọi đi để mẹ nói chuyện với nó”. Hoàng lấy điện thoại gọi cho anh trưởng. Rồi bật loa ngoài. Sau hai hồi chuông thì nghe tiếng anh trưởng: “Alo” . “Anh à! Mẹ muốn nói chuyện với anh này, anh nói với mẹ nhé”. Bà Trinh để sát miệng vào chiếc điện thoại nói rõ to. “Thế vợ chồng con dạo này có khỏe không? Hai vợ chồng tranh thủ về nhà chơi. Lâu lắm rồi các con không về, bố mẹ nhớ các con lắm. Bố con cũng chỉ vì nhớ con mà sinh bệnh, ốm nằm không dậy được nữa rồi, các con cố gắng tranh thủ mà về nhà thăm bố…”. Bà Trinh đang nói. Thì tiếng Mích, con dâu trưởng của bà vọng vào: “Về gì mà về, về để mà ốm theo ông à? Chúa đã bảo tuổi bố tuổi con xung nhau thì tốt nhất là ít gặp cho nó lành”. Bà Trinh nổi nóng: “Này, này chị không về nhà tôi thì thôi, nhà tôi cũng không cần cái mặt chị. Nhưng chị đừng có đầu độc con trai tôi.  Từ ngày con tôi vớ phải chị nó mới đốn đời mạt kiếp thế này…  “.  Anh Trưởng vội vàng cắt ngang lời bà Trinh. “Vâng vâng để con xem sao,  mẹ nghỉ đi”. Alo,  alo, alo. Anh trưởng tắt máy rồi. Bà Trinh khóc nấc lên. “Sống mất cậy, chết mất nhờ. Lúc nào cũng chỉ lo giữ thân mình, bố ốm mặc bố, mẹ ốm mặc mẹ. Đúng là “gần mực thì đen gần đèn thì rạng”… Rồi bà Trinh kể lể một hồi. Ông Cần từ nãy nằm phòng bên cạnh, nghe hết đầu đuôi câu chuyện của vợ và các con.  Sáng hôm sau, ông không dậy, nhịn ăn cả ngày. Ông nằm bất động một tuần liền, không nói không rằng, chỉ thi thoảng mới nhấp một ngụm nước, người dán xuống chiếu. Lan kiểm tra huyết áp, mạch, nhiệt độ cho bố chồng… mọi chỉ số sinh tồn đều bình thường. Duy chỉ có huyết áp là hơi thấp một chút, vì ông không ăn gì. Lan mời bác sĩ về khám bệnh cho bố chồng, nhưng cũng không phát hiện ra bệnh gì. Lan hỏi bố chồng: “Ông bị mệt à?”. Ông cũng không trả lời: “Hay con đưa ông vào viện kiểm tra sức khỏe xem sao?”. Lúc bấy giờ, ông Cần mới khẽ lắc đầu, tay xua xua, ra hiệu không đồng ý. Bà Trinh đứng cạnh Lan  nắm lấy tay con dâu, hai mẹ con đi ra ngoài hiên, bà mới nói nhỏ: “Bố con tuổi cao rồi, bệnh của người già, thuốc không chữa nổi đâu, đừng đưa bố vào viện nữa, lỡ không may mà như nhà bác Thà ở xóm trên thì gay. Nhà bác ấy vừa mới tuần trước, bố bị ốm, rồi cũng đưa vào bệnh viện, đến khi bệnh nặng quá rồi, mới cuống lên cho về nhà,  nhưng không kịp nữa, đành phải đưa xác về nghĩa trang làm ma, qua loa rồi chôn. Nghe nói, con trai ông Thà cũng làm quan chức ở tỉnh giàu có lắm, muốn trả hiếu bố làm đám ma thật to, nhưng rồi lại sợ, có dám đưa xác về nhà đâu. Lại còn mang tiếng mãi về sau là chết đường chết chợ nữa chứ”. Chú Khâm, em trai ông Cần  đứng ngay đó, chăm chú nghe bà Trinh nói, rồi gật gật đầu tỏ vẻ đồng tình với quan điểm của chị dâu…

Con cháu í ới gọi nhau về “ông sắp mất rồi”. Họ mạc làng xóm kéo đến hỏi thăm. Mấy bụi cây rậm rạp cạnh khoảng sân trước nhà cũng bị phát quang cho rộng, mượn thêm vài bộ bàn ghế kê tiếp khách… Việc chuẩn bị lo hậu sự cho ông Cần đã được Hoàng, con trai thứ của ông cắt cử người nào việc ấy, đâu vào đấy. Con cháu, anh em ruột đứng quanh ông Cần chờ giờ… Ông Khâm, em ruột của ông Cần nhìn một vòng rồi hỏi:

– Thế đã ai báo cho vợ chồng anh trưởng biết chưa?

Thu, con gái ông Cần nhanh nhảu trả lời:

– Cháu gọi điện báo rồi!

– Thế cháu nói thế nào mà giờ này vẫn chưa thấy mặt vợ chồng nó?

– Cháu bảo anh chị thu xếp về ngay, bố sắp mất rồi.

– Thế chúng nó bảo sao?

– Chị ấy bảo, chúa bảo tuổi của anh ấy khắc với tuổi của bố cháu. Nên anh ấy không về đâu, đã có anh Hoàng cháu ở nhà lo hậu sự cho bố cháu rồi…

Thu, con gái ông Cần chưa nói hết câu. Đột nhiên ông Cần ngồi phắt dậy, hai tay vỗ xuống giường, rồi kêu lên:

– Trời ơi! Bố tưởng bố chết thì sẽ được gặp con. Ai ngờ bố chết con cũng không về. Con ơi là con. Trưởng ơi là Trưởng. Rồi ông Cần khóc hu hu, như một đứa trẻ.

N.T.B.V

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm
Đêm nay anh ở đâu? | Truyện ngắn của Hoài Hương
Tác phẩm đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm