TIN TỨC

Bùi Phan Thảo: “Khi đời mình cũng cheo leo đồi dốc”

Người đăng : staff
Ngày đăng: 2021-08-05 11:09:16
mail facebook google pos stwis
1396 lượt xem

Giờ đây, quê hương Quảng Trị, đã có nhiều tiếng nói thi ca mới, trẻ trung, hiện đại, đa chiều, thế sự… vừa là kế tục truyền thống, mang hơi thở, nhịp điệu cuộc sống mới hôm nay, tiêu biểu chính là Bùi Phan Thảo, thơ anh đang tạo nhiều âm vang và dư ba trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc…

Nhà thơ Bùi Phan Thảo 

Quê ngoại tôi ở làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Ông bà cố ngoại tôi sinh hạ  5 người con, trong đó có một người con trai duy nhất là ông Trương Quang Phiên, sau này là Chủ tịch Quảng trị những năm kháng chiến. Người chị cả là bà Cửu Bộ, chính là mẹ của nhà văn Nguyễn Khắc Thứ với Trận Thanh Hương nổi tiếng năm xưa, từng cùng các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm được giải thưởng của Hội nhà văn 1951. Người em sau bà Cửu Bộ, là bà Cửu Hướng, lấy chồng ngay trong làng, tuy quê mùa mộc mạc mà đẻ ra con toàn những tướng tá nổi tiếng của quân đội, lại có người con là giáo sư kinh tế Bùi Thế Vĩnh lừng danh… Trong những người con của bà, thì cậu Bùi Hà là vất vả nhất. Là bởi cậu từ nhỏ phải ở chăm sóc mẹ ở quê hương bên này giới tuyến, không được đi tham gia kháng chiến như các anh mình, nên cả đời mưa nắng cuốc cày, sau giải phóng đi kinh tế mới tại Tây Nguyên, Đắc lắc, vỡ đất trồng rẫy, củ khoai củ sắn bốn mùa hết sức vất vả. Bùi Phan Thảo chính là con trai lớn của cậu Hà, nhưng ngày ấy tôi chỉ biết ông em này tên là Quốc Thể, chứ không biết nó mang tên Bùi Phan Thảo đầy chất thi ca này…

Kể lan man như vậy, để hiểu rằng trong anh em nhà tôi, Thảo là đứa em vất vả nhất. Nhưng đúng là trai làng Mai Xá uống nước sông Hiếu, có vất vả mấy rồi cũng thành thi nhân hay nghệ sỹ (như mẹ tôi là nữ nghệ sỹ Tân Nhân từng nổi tiếng với bài Câu hò bên bến Hiền Lương hay Xa khơi, từng đi hát khắp 5 châu bốn biển, mà thuở ấu thơ cũng chăn trâu cắt cỏ quần quật tháng ngày). Như có gien di truyền, lại sẵn mang truyền thống thi ca trong mình, sau này Thảo có thành thi nhân, thậm chí là thi nhân nổi tiếng, cũng không mấy ngạc nhiên.

Ít nhất vì nó gọi mẹ tôi là O, cậu Nguyễn Khắc Thứ, Trương Quang Đệ là cậu. Truyền thống gia đình, truyền thống quê hương là đấy chứ đâu, đã ngấm vào Thảo từ khi mới lọt lòng…

Tôi nhớ một lần ngồi bù khú với Trương Nam Hương (ông này là  nhà thơ trẻ tiêu biểu của TP.HCM, nhưng lại là người gốc Huế, mẹ Bắc Ninh) Hương nói về Bùi Phan Thảo – Người bạn thơ thân thiết (hình như cùng những Nguyễn Thanh Bình, Lê Minh Quốc… học với nhau ở Tổng hợp Văn TP.HCM khóa 95): ”Trong con người Bùi Phan Thảo, cái chất Quảng Trị đậm đặc, (chứ không phải như anh đâu), dù Thảo cũng nhiều lần phải rời xa nơi chôn nhau cắt rốn để lưu lạc và từ năm 17 tuổi trở đi thì xa hẳn làng quê. Nhưng giọng nói, tố chất và dòng máu của người Quảng Trị như anh thấy đấy, vẫn luân lưu, vẫn làm nên cái tính cách Quảng Trị chân thật, yêu ghét rõ ràng, thẳng thắn trong hành xử của Bùi Phan Thảo”. 

Thôi đúng rồi, chú Hương này nói quá đúng, dù thơ của Bùi Phan Thảo chẳng hiểu sao lại là “Xao xác hồn phố”. Gã trai quê làng Mai của tôi, lại viết về hồn phố mùa thu heo may, với những câu thơ khá hay:

Thưa mẹ

con đã là người thành phố

quen rồi khói xe tải hắt ào vào mặt

buồng phổi bám đầy bụi mù xe buýt con như chiếc chong chóng lá dứa dại ngày ở quê

xoay tít và đến chiều héo rũ…

*

Nhà thơ Trương Nam Hương viết về thơ Bùi Phan Thảo:

“Anh trở lại văn đàn với một số tác phẩm khá đầy đặn, nhiều thể loại, song thơ vẫn là chủ lực. Những tập thơ của anh, như “Lao xao hồn phố”, “Không chờ những giấc mơ” được chú ý nhiều vì giọng thơ khá lạ, vừa có nội lực của một cây bút làm chủ kỹ thuật với bút pháp có nhiều tìm tòi, làm mới trang thơ, song vẫn gần gũi và gợi mở nhiều tâm cảm.

Một người từng trải, dấu chân đi khắp mọi miền, đời nhiều bão giông nhưng vẫn không thiếu lòng khoan dung trong những xử sự đời sống thường ngày và trên những trang thơ. Bạn bè thân thiết đều nhận xét Bùi Phan Thảo hiền lành, luôn sống nhân hậu, có trước có sau, hết lòng với bạn bè, quan tâm tới những người thân quý. Anh thấu hiểu, sẻ chia bằng tấm chân tình”

Theo nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, chất thơ của Bùi Phan Thảo ẩn hiện suy tưởng và siêu thực. Siêu thực là sự phát triển ở tầm cao của hiện thực. Nếu hiện thực là gốc rễ thì siêu thực là phấn hương… Thơ Bùi Phan Thảo có nhiều bài hài hòa được hai mặt này. Bên cạnh đó, thủ pháp nghệ thuật cụ thể hóa cái trừu tượng và ngược lại cùng những kết hợp từ mới lạ độc đáo thường được Bùi Phan Thảo sử dụng khá nhiều và tạo nên những hiệu ứng thẩm mỹ thú vị. “Đọc thơ Bùi Phan Thảo hơi mệt, có cảm giác như lạc vào khu rừng thâm u, nhiều khi hoang mang không biết đâu là lối chính lối phụ, rất dễ lạc đường. Bù lại đôi khi gặp những bất ngờ thú vị, đó là những câu thơ, đoạn thơ hay, bỗng dưng cái sự “mệt” kia tan biến ngay. Hình như thơ đương đại, hậu hiện đại bây giờ có chung dạng thức như vậy”!

Còn với nhà thơ – nhà nghiên cứu- phê bình Nhật Chiêu thì Bùi Phan Thảo đã hướng tìm một thứ chân chất của thơ. Là bao dung “Thơ là để nhận về bao dung. Dường như đi vào con đường thơ, Bùi Phan Thảo đã hướng tìm một thứ chân chất của thơ. Là bao dung. Bao dung thơ là không cô lập thơ. Thơ là tiếng nói đan xen trong mạng lưới của đời sống. Sống. Không có gì ngoài tương dung. Thơ nói rằng mọi chia sẻ chỉ là bề ngoài, chỉ là lầm lỡ trong cái nhìn mù sương… Trong thơ cũng như trong đời, cái này thôi thúc cái nọ. Khoảnh khắc này thôi thúc khoảnh khắc kia mà sống. Những con người. Những phù du. Những phù dung. Cứ thôi thúc nhau mà sống”.

“Nếu ở tập thơ đầu tay “Lao xao hồn phố” phát hành vào quý 4 – 2015 – những bài thơ của Bùi Phan Thảo rất buồn. Nỗi buồn như một thứ cao cô đặc, đắng. Cái đắng của cuộc đời và nhân tình thế thái mà tác giả mang, vác, trải qua, thì ở tập thơ “Không chờ những giấc mơ”, những bài thơ càng cô cứng và đắng nghét hơn nữa. Từ sự gầy dựng, sống chậm, quan sát và biết yêu, biết đau, biết mất mát và biết hy sinh, ở tập thơ này Bùi Phan Thảo thành người “ghi nhận”. Anh ghi nhận những gì mình đã đi qua, những gì mình nhìn thấy, cái gì va vào mình và cả những gì anh đang vói tới. Ghi nhận từ trong Thang máy (tr.80); từ một lúc Về trong cơn mưa (tr.74); Một ngày hư không (tr.68); rồi những “ghi nhanh” để thơ tuôn trào ra cũng khiến người đọc thơ anh khó ngủ, đó là lúc Ghi nhanh ở quán Bến đò (tr.52; Ngày hư không (tr.68); Viết từ thị trấn trong cơn mê sảng (tr.72); Sài Gòn tháng 12 (tr.70)… tất cả đã hiển thị một Bùi Phan Thảo trầm và tích. Thơ văn là con người, cho nên, dù là một nhà báo lạnh và tĩnh, thì tác giả vẫn là một nhà thơ ngu ngơ tự nhận phần làm con đò chuyên chở cuộc đời”. (P.N. Thường Đoan)

“Là một nhà báo làm thơ, Bùi Phan Thảo dị ứng với “những câu thơ đèm đẹp”, “những câu thơ mỹ miều/ tuồn tuột/ rỗng/ trơn” hay “Những câu thơ ve vuốt nỗi buồn/ đem cái gọi là nỗi đau ra làm dáng/ đánh đố nhau bằng tù mù rối rắm/ khoe mẽ thiên tài/ huỳnh huỵch tuyên ngôn/ những câu thơ gieo vãi linh hồn / chờ cỏ mọc những mầm ngộ nhận” (Tản mạn về thơ).

Với anh, cần những câu thơ có “khoảng lặng giữa ngôn từ”, yêu những tiếng thơ “nói bằng sự im ắng/ mà vang vọng không bờ bến”. Đó là những câu thơ ”vật vã hoài thai / con chữ rã rời/ thơ thấm đẫm cuộc sinh thành đau đớn/ còn mắc nợ cuộc đời/ còn trời cao đất âm/ thơ tan vào lòng đất / bay lên…”

Qua “Lao xao hồn phố”, Bùi Phan Thảo lặng lẽ chọn cho mình một “khoảng lặng”, không phải để “nhìn ngắm” đời sống, mà để âm thầm viết những dòng thơ nghiệm sinh trữ tình như một hành động tinh lọc tâm hồn mình; tự giải phóng mình ra khỏi những thói quen, những cám cảnh của cuộc ngày, để tự trả lời cho mình nhiều câu hỏi riết róng được diễn đạt bằng một ngôn ngữ trữ tình rất riêng”. (Nguyễn Thanh Bình)

“Ngoài vườn một cành hoa vừa mọc

Ai nhớ đến đàn chim ngậm hạt mang về?

Một bài thơ trong Chùm thơ ngắn không đề của nhà thơ Bùi Phan Thảo, câu thơ nhẹ như làn gió mỏng len khe lá của ban mai đọng sương, rất mềm, nhưng thăm thẳm một tâm tình, tìm, nhớ về cội nguồn của vẻ đẹp. Vẻ đẹp thì vô cùng, có lẽ vì thế thơ của Thảo luôn ăm ắp nỗi niềm, ăm ắp hoài mong, trăn trở… Tôi cảm nhận, Thảo luôn đặt một dấu hỏi nơi chân mình, và anh cứ nợ mãi câu trả lời” (Nhạc sỹ Châu Đăng Khoa)

Bấy nhiêu “lời hay ý đẹp“ về thơ Bùi Phan Thảo, tưởng chừng như chẳng thể thêm một lời nào khen thơ Bùi Phan Thảo nữa. Nhưng một ý này thật tình tôi muốn biểu đương thơ của ông em cùng quê: Quảng Trị của ta có nhiều nhà thơ lớn lắm, mà tiêu biểu đấy chính là Chế Lan Viên – thần tượng thi ca của tôi. Nhất là khi ông viết chính về quê hương Quảng Trị:

“Ôi gió Lào ơi! ngươi đừng thổi nữa

Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ

Những đồi sim không đủ quả nuôi người

Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười

Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng’”

Những câu thơ ấy, phải nói thật rằng nhiều năm tháng là khuôn thước thi ca của tôi. Nhưng nay giờ đây, cũng quê hương Quảng Trị, đã có nhiều tiếng nói thi ca mới, trẻ trung, hiện đại, đa chiều, thế sự… vừa là kế tục truyền thống, mang hơi thở, nhịp điệu cuộc sống mới hôm nay, tiêu biểu chính là Bùi Phan Thảo, thơ anh đang tạo nhiều âm vang và dư ba trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc…

Trương Nguyên Việt

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cần một “Hội nghị Diên Hồng” cho giáo dục
Bài viết của nhà văn Nguyễn Trường
Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm

Quảng cáo

quảng cáo