TIN TỨC

Nhà văn Phương Huyền: Yêu một chút cũng đâu có sao

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-28 11:13:09
mail facebook google pos stwis
1367 lượt xem

Nhà văn Phương Huyền đón Xuân mới với niềm vui kép: chị trở thành tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và cũng vừa ra mắt tập truyện ngắn mới nhất: Yêu một chút cũng đâu có sao (NXB Tổng hợp TP.HCM).

Trong cuộc trò chuyện với Đồng Nai cuối tuần ngày 22-2, khi được hỏi vì sao lấy tựa tác phẩm của mình là Yêu một chút cũng đâu có sao?, nhà văn Phương Huyền cười vui vẻ và cho hay: “Tựa sách mới của tôi được chọn từ tựa của một truyện trong tập. Có thể nói đây là truyện ngắn được viết theo trend (xu hướng - PV), lúc mà cộng đồng mạng đang rần rần câu chuyện “em yêu chị”. Tôi chọn làm tựa cho cả tập, vì thấy nó dễ thương, dễ nhớ”.

Sống và yêu cùng nhân vật

* Vậy “Yêu một chút cũng đâu có sao?” có phải là quan điểm về tình yêu của tác giả hay của đa số các nhân vật trong các truyện?

- Nói quan điểm của tác giả hay của các nhân vật không hẳn đúng, nhưng cũng không sai. Nhân vật của tôi thường yêu hết mình, kiểu yêu như lần đầu vậy (cười). Nhưng “Khi nỗi đau đủ đầy”, hay khi không thể tiếp tục được nữa, họ chấp nhận buông bỏ. Những cô gái như Lam, San, Miên… là kiểu phụ nữ hiện đại, bản lĩnh, nồng nhiệt khi yêu, và đủ bao dung để dừng lại “một chút” thôi.

* 21 truyện ngắn trong sách chứa những câu chuyện tình ở nhiều bối cảnh như: Đà Lạt, Phú Yên, Hội An, Sapa… với nhiều cung bậc tình yêu vui có, buồn có, hạnh phúc có và cả những kết thúc mở bâng khuâng, gợi nhiều suy tưởng cho người đọc. Chị đã sáng tác trong thời điểm nào?

- Tôi viết 21 truyện ngắn này có những truyện viết từ 3, 4 năm trước, nhưng cũng có những truyện viết vừa xong là chốt bản thảo gửi cho NXB. Thường, tôi sẽ nuôi ý tưởng, đủ chín, thậm chí có tựa rồi mới ngồi xuống viết. Viết một mạch xong truyện ngắn thì đóng lại để đó, hôm sau hoặc vài ba bữa đọc lại để sửa. Chỉ khi nhân vật hiện ra đầy đủ với câu chuyện, mạch cảm xúc mới giúp tôi có thể sống trọn vẹn với nhân vật của mình.

Hạnh phúc trong khoảnh khắc yêu

* Rất nhiều chuyện tình , rất nhiều nhân vật nữ với tính cách, hành xử, với các cung bậc cảm xúc khác nhau khi yêu trong các truyện ngắn của chị. Nguồn cảm hứng nào, chất liệu từ đâu để chị phản ánh sự đa dạng ấy qua truyện ngắn?

- Nhà văn, vốn là người phải biết quan sát, lắng nghe. Và nếu làm được việc chia sẻ với người khác nữa thì tuyệt vời. Tôi nghĩ, mình may mắn có được những điều đó. Tôi đi cũng nhiều, gặp nhiều, và nghe nhiều. Có nhiều người tự tìm đến để trải lòng với mình. Từ công việc của một phóng viên, biên tập của VOH, tôi có cho mình nhiều chất liệu trên trang viết. Nhưng nói như vậy không phải là dựa hết vào những câu chuyện kể, mà nó đôi khi là chất xúc tác. Một phần làm nên những truyện ngắn mà như nhận xét của bạn đọc là “viết nhẹ như không” đó là do cách sống của mình nữa.

* Liệu có mẫu số chung cho phụ nữ ngày nay tìm được hạnh phúc như ý khi họ yêu không, thưa chị?

- Có bạn đoc trẻ sau khi đọc tập truyện đã nhắn: “Em thắc mắc sao không yêu hết công suất mà lại yêu một chút. Nhưng khi đọc sách rồi thì em hiểu, là yêu hết công suất trong tỉnh thức”. Điều đó cũng để trả lời cho câu hỏi của anh về “mẫu số chung”. Tình yêu vốn muôn màu, mỗi người yêu một cách khác nhau. Bản thân chúng ta khi yêu mối tình đầu qua mối tình thứ hai, hay thậm chí thứ ba, thứ tư… đều có thể rất khác. Và trong khoảnh khắc yêu, đều hạnh phúc. Chỉ khi mất đi rồi người ta mới đau khổ. Vậy thì, có lẽ nên hỏi làm sao để bớt đau khổ khi yêu? Các bạn hãy đọc tập sách của tôi để thử tìm câu trả lời. Chúc các bạn thật nhiều may mắn nhé!

* Xin cảm ơn chị!



Việc tham gia hoạt động của Hội Nhà văn TP.HCM (với vai trò là Trưởng ban Truyền thông), bên cạnh nghề nghiệp chính là một biên tập viên đài phát thanh, rồi còn tích cực các công tác xã hội, thiện nguyện... có ảnh hưởng đến sức viết, sáng tạo văn chương của chị?

- (Cười) Hình như lúc nào mọi người cũng thấy tôi bận thì phải, mà quả là bận thật. Tôi hạnh phúc với điều đó. Được làm việc mình thích, đó là niềm vui. Nhưng, người ta nói đó “chuyện gì cũng có cái giá của nó”. So với bạn viết cùng thế hệ, tôi ít xuất hiện trên các báo. Những công việc như anh liệt kê ở trên gần như chiếm hết thời gian. Nhân vật, câu chuyện đôi khi luẩn quẩn suốt trong đầu, nhưng không viết ra được.

Nhiều ngày về đến nhà là mệt nhoài, không thể viết lách gì. Tôi chọn “trốn đâu đó” vài ngày để viết. Tức là thi thoảng, tôi cho mình tách khỏi công việc để viết. Nhưng, thật sự không dễ. Vì vậy mà bao nhiêu dự định vẫn… ở đó. Tôi thấy mình may mắn khi làm công việc mang lại nhiều cảm hứng. Chính môi trường phát thanh cho tôi nhiều chất liệu. Nếu còn đủ duyên và bền bỉ với văn chương, tôi nghĩ hôm nay có viết chậm một chút cũng không sao.

TRUNG NGHĨA (http://baodongnai.com.vn)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm
Dấn thân vào con đường văn chương
Ở tuổi 80, nhà thơ Trần Nhuận Minh sáng tác và xuất bản sách nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời ông.
Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm