- Chân dung & Phỏng vấn
- Nhớ Nguyễn Khải
Nhớ Nguyễn Khải
Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
2022-08-09 18:26:09
1081 lượt xem
NGUYỄN QUANG LẬP
Đợt trước vào Sài Gòn còn gặp Nguyễn Khải, đợt này vào không còn thấy anh nữa. Tự nhiên thấy tiếc. Không nhớ mà tiếc.
Đợt trước gặp anh được nửa giờ, tình cờ gặp ở vỉa hè, kéo vào ngồi quán cà phê nghèo ở hẻm, anh nói: Lập viết kịch hay, viết phim cũng hay, nhưng viết văn đi em. Mày bỏ văn lâu quá rồi.
Đó là lần đầu tiên anh Khải gọi mình bằng em, bằng mày, trước nay toàn gọi ông xưng tôi dù anh hơn mình cả 20 chục tuổi.
Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất. Trước nay anh nói câu gì mình cũng khả nghi. Anh sống khéo nổi tiếng, chưa chê văn ai nửa câu. Hoặc khen hoặc không chứ chưa bao giờ chê.
Gặp lần nào anh cũng khen, anh khen rất khéo, không lộ như Trần Đăng Khoa, nhưng mình vốn khả nghi anh từ lâu nên không bao giờ mình tin là anh khen thật. Khi nào cũng nghĩ: ông này có đọc mình đéo đâu, chỉ khen thế thôi. Bởi vì ông nổi tiếng câu: Thằng nào thích khen thì khen cho nó chết. Vì thế dù anh khen có thật lòng cũng chẳng sung sướng gì.
Ở Hà Nội anh thân nhất là Nguyễn Khắc Trường, còn đám con nít tụi mình, anh chơi như sự chiếu cố mà thôi. Đấy là mình nghĩ thế, hoá ra không phải.
Hồi đại hội IV nhà văn mình còn hung hăng lắm. Mặc bộ đồ bò đầu gấu lên diễn đàn nói văng mạng, được vỗ tay càng nói hăng. Nói xong về chỗ thì run, không biết mình có nói hớ chỗ nào không.
Nghỉ giải lao ra hành lang ngồi gần anh, hỏi: Em nói có được không anh? Anh nhìn mình chăm chăm nói: ông có cái miệng tươi kinh. Tôi mà đàn bà tôi đã có chửa với ông lâu rồi.
Cả buổi sáng hôm đó mình cứ nghĩ vẩn vơ: không biết ông này nói thế là có ý gì, tại sao mình nói thế ông lại nói thế. Bốn năm sau gặp lại, hỏi hồi đó anh nói thế là có ý gì. Anh cười nói tôi nói thật mà ai cũng cho tôi nói lỡm, khổ thế. Khi ông lên diễn đàn tôi có nghe đâu, tôi đang tán phét với Đỗ Chu ở ngoài sảnh. Rồi ông thở dài: Đảng cho tôi nói lỡm đã đành, bạn bè cũng nghĩ vậy, chán mớ đời.
Mình nghĩ bụng cũng tại anh quá thông minh, biết sợ, luôn cảnh giác, không tin ai thì ai cũng không tin anh thôi. Bụng nghĩ thế thôi chứ bố bảo cũng không dám nói.
Đợt đó anh khen mình, thằng Thiều, thằng Phong làm Văn nghệ trẻ giỏi, nói nhất định sẽ viết bài, mình cũng không tin. Bụng nghĩ: ông này nói thế thôi, dư hơi mà đi khen đám con nít ranh tụi mình.
Hoá ra anh viết thật, khen nức nở, khen mình nhiều nhất, còn khen mình đẹp trai nữa he he.
Cách đây gần hai tháng, mình viết đến 8h sáng thì vào buồng ngủ lại, chợt có điện của anh Trọng Huấn báo anh Khải mất rồi. Mình gọi điện lung tung báo cho mọi người.
Đến một giờ chiều anh Huấn lại gọi điện nói anh Khải chưa chết, người ta chưa cho anh Khải chết. Mình hỏi sao, anh Huấn nói nhà tang lễ đòi có thẻ 40 năm tuổi Đảng mới cho vào chết trong đó, nhưng anh Khải đã vứt nó đâu rồi, tìm không ra. Ngao ngán hết nỗi, đến chết cũng khó thế thì sống làm sao. Anh Khải ôi anh Khải!
Trước khi vào Sài Gòn mình có đọc bài cái tôi của anh, viết hay quá, hay đến nổi ca da gà. Đây là bài đầu tiên và cũng là bài cuối cùng Nguyễn Khải nói thật. Nhưng ai sắp chết mới chịu nói thật như anh cả thì bọn cần lao biết sống làm sao, sống thế nào!? Anh Khải ôi là anh Khải ôi!
Bài viết liên quan
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm
Đặng Phúc Minh - Một tấm lòng phụng sự vì sự phát triển của cộng đồng
Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh.
Xem thêm
Nhà thơ Hoàng Cầm – Mưa dần xanh lại lá diêu bông
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Xem thêm
Vị tướng của lòng dân
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP
Xem thêm
Nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai – Người tạo được “giang sơn” không cho riêng mình
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã định vị trong lòng công chúng với nhiều ca khúc nổi tiếng. Và trong số đó, không ít ca khúc được chị phổ nhạc cho thơ. Thơ của chị, thơ của nhiều nhà thơ. Đam mê nghệ thuật của chị không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà được mở rộng sang lĩnh vực thi ca. Với 6 tập thơ đến với bạn đọc, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã âm thầm, góp thêm cho đời sống văn chương những sáng tạo của mình để công chúng tham khảo, khám phá và cũng có thể hòa điệu tâm hồn.
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nguồn: (TTXVN/Vietnam+)
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm