TIN TỨC

Tâm thức biển trong thơ Nguyên Hùng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-11 17:10:29
mail facebook google pos stwis
1816 lượt xem

NGUYỄN TRƯỜNG

Nhiều người còn nhớ ca từ bài hát “Sóng không từ biển”, thơ Nguyên Hùng, nhạc Lê An Tuyên, bài hát thu hút hàng triệu thính giả, được VTV chọn là một trong 6 bài hát phổ thơ được yêu thích; mở đầu bài hát: “Tuổi thơ anh trên sóng/ Nên say hoài biển xanh/ Biển đưa ngàn cánh võng/ Ru bồng bềnh tuổi thơ”. Đúng vậy, Nguyên Hùng - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Anh sinh ra ở miền biển, xã Nghi Hải, Nghi Lộc, Nghệ An.

Ngày còn bé, đêm nằm ngủ trong nhà, cậu bé Nguyên Hùng vẫn nghe tiếng sóng vỗ rì rầm như lời ru của biển. Lớn lên chút nữa Nguyên Hùng hay ra biển bơi lội. Cậu yêu biển từ nhỏ, nhớ những buổi tối cha đi đánh cá về, con thuyền nhỏ bồng bềnh trên sóng, những thúng cá được cha mẹ khiêng lên, cá tươi, lấp lánh ánh lân tinh, sáng như hào quang của những viên ngọc quý.  

Tuy vậy, hạnh phúc của người đi biển rất nhỏ nhoi so với tai họa họ gặp phải. Hồi ấy ngư dân còn nghèo, thuyền đánh cá còn bé tí, không có máy, thường phải chèo tay, ra khơi bằng những cánh buồm. Buổi sáng buồm no gió chạy veo veo. Nhưng gặp bữa ngược gió, ngư phủ phải lựa hướng gió mà chạy, tay kéo dây buồm, tay cầm bánh lái khéo léo điều khiển con thuyền nghiêng theo chiều gió, chạy dích dắc. Ngược gió mà vẫn chạy theo hướng đã định, tuy nhiên như thế phải chạy xa gấp hai ba quãng đường. Nhìn các cụ lái buồm chạy ngược gió, cậu rất phục. Thời đang chiến tranh, có khi máy bay Mỹ tưởng là thuyền vận tải phục vụ chiến trường phía Nam nên bắn phá, chính bố cậu từng phải đỡ trên tay những thuyền viên bị trúng đạn. Thỉnh thoảng làng chài lại có đám tang tập thể vì ngư dân gặp bão, mất tích cả  gia đình, cả mấy con thuyền. Chính ông nội cậu cũng tử vì nghề, ông bị đau ruột thừa cấp, chở vô đến đất liền thì đã muộn. Bởi vậy cha cậu không cho con theo nghề đánh cá, muốn cậu học hành đến nơi đến chốn để làm nghề khác. Bị cấm ra biển, cậu lén lên thuyền của bác Vân nhà bên cạnh, xin bác  được ra khơi. Những ngày đầu đi biển không quen, bị say sóng, cậu mửa ra mật xanh mật vàng, đến nỗi ngửi thấy mùi cá, mùi chè xanh cũng mửa. Nhưng cậu yêu biển, quyết không bỏ biển, đi riết rồi quen. Cậu học được nhiều kinh nghiệm đi biển. Thuyền ra đến độ sâu từ 17 sải nước trở lại gọi là trong lộng; ngoài 17 sải nước gọi là ngoài khơi.  Cậu thích nhất là được ra khơi kéo lưới, được câu cá, giật những con cá cắn câu, thú vô cùng!  Biển đã ở trong máu của cậu bé làng chài từ lúc nào!

Có lẽ vì thế, dù sống 6 năm ở Liên Xô, sống mấy chục năm ở Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác, Nguyên Hùng vẫn nhớ biển quê mình, những con sóng vẫn vỗ dạt dào trong giấc mơ, trong tình yêu đắm say của anh. Thơ anh có vị mặn của gió biển, của không gian biển, không cố ý nhưng biển cứ hiển hiện, như là trong vô thức:

Anh đã viết cả ngàn lần về biển/ Về tình yêu không có bến bờ/ Vẫn khát khao như chưa từng được nếm/ Vị mặn mòi của biển cả - nàng thơ” (Tản mạn về biển).

Thi pháp của Nguyên Hùng là thông qua biển để thể hiện lòng mình, tình yêu say đắm của mình. Biển là ẩn dụ của  bao la, vĩ đại, mãi trường tồn như những cung bậc tình yêu của anh: “Sóng dù hung dữ, biển không đau/ Bởi chính sóng đã làm nên biển lớn/ Khi biển vui sóng tung tăng đùa giỡn/ Khi biển buồn, sóng ào ạt sẻ chia” (Sóng). Đặc điểm chủ đạo thơ Nguyên Hùng là sự đắm say trong tình yêu được tác giả dùng hình ảnh biển làm không gian tâm trạng: “Một ngày nào anh xin mời em đến/ Ngôi nhà anh trên đỉnh sóng thời gian/ Mình sẽ bên nhau cho băng tuyết dần tan/ Và nồng ấm đắm say cùng trời biển” (Một ngày nào em đến). Biển cạn, hàm ý nói về sự bao dung độ lượng của người con gái anh yêu giống như biển: “Đã có lúc anh làm con thuyền rạn/ Chở mùa trăng lên biển tím là em/ Mi say trăng gặp sóng bị đánh chìm/ Anh sống sót nhờ bất ngờ biển cạn”. Hay mượn tiếng còi tàu đã được nhân cách hóa để trải lòng say đắm của mình: “Biển đẹp dường này em trốn đâu?/ Gọi em đến khản tiếng còi tàu” (Sóng ngầm). Tác giả hay sử dụng hình ảnh cánh buồm, con sóng, thuyền trên biển lớn... để thổ lộ tình yêu của mình. Đây là cách thể hiện thơ giàu hình ảnh, vượt qua kiểu tả chân thông thường để vươn đến giá trị mỹ học: “Biển ngủ rồi.../ Ta chưa hết chòng chành/ Con sóng giữa lòng ta cứ dâng trào lên mãi/ Thuyền buông neo/ Người nằm im trên bãi/ Mà cánh buồm tình ái vẫn ra khơi” (Cánh buồm tình ái). Có khi ví em là thuyền, là sóng, là biển mênh mông để nói tình yêu không có bến bờ: “Thuyền ơi về đâu?/ Thuyền có nhớ chăng/ Sóng không từ biển/ Từ miền em thôi/ Em chỉ là giọt nhỏ/ Giữa dòng đời lặng trôi/ Mà trước em anh ngỡ/ Trước muôn trùng biển khơi” (Biển và em).  

Vượt trên tình yêu đôi lứa là tình yêu quê hương đất nước. Quê hương trong tâm thức Nguyên Hùng thông qua biển có cái gì lớn lao, mênh mông, sâu thẳm như đại dương vô bến vô bờ: “Biển mãi là máu thịt của ta/ Nơi ông cha bao đời trên sóng nước/ Biển cho ta tuổi thơ đầy mơ ước/ Lớn khôn rồi vẫn khát những ngày xưa” (Biết làm gì gỡ tội cho biển). Tác giả hay về quê, những đêm bên biển sao nỡ ngủ:  “Hoàng hôn đã ngủ giấc sâu/ Ngoài kia trên sóng đầy sao thuyền chài/ Hàn huyên, lách cách cốc chai/ Không hay biển gọi ban mai tới gần” (Về thăm quê biển). Tác giả quê ở miền Trung, dải đất hẹp, nơi “Gió lào thổi cong sông Lam” (Trần Mạnh Hảo), nơi người dân còn cơ hàn: “Ơi miền Trung đất quê hương/ Bao giờ nghèo khó mới buông lưng còng/ Ngàn đời chung kiếp long đong/ Oằn vai gánh chịu bất công của trời” (Miền Trung ơi, bao giờ?). Nhưng tác giả vẫn yêu quê hương mình, yêu người dân quê mình như biển, như nước mắt của biển, biết bao giờ vơi: “Bao giờ được nở nụ cười/ Biển vơi nước mắt, đồng vơi nhọc nhằn?” (Miền Trung ơi, bao giờ?). Bài thơ “Tết này em có lạnh không?”, mượn tâm trạng một cô gái đồng hương đang sống tha phương để nói về nỗi lòng mình với quê hương, cũng có một thời “lấm lem xứ người”, dẫu thế người xa xứ càng thấm thía tâm thức biển khi xuân về: “Em giờ nửa tỉnh nửa mơ/ Khi mong biển đến khi chờ thu sang”. Từ trong nước, nghe người bạn gái tận nước Đức xa xôi hát qua điện thoại đường dài, cũng là dịp nói về lòng mình với biển quê hương: “Em tha phương từ năm nào lâu lắm/ Biển quê hương sóng vỗ vẫn xao lòng/ Em thầm mơ về cánh buồm đỏ thắm/ Thao thức một đời giữa mây nước mênh mông” (Nghe em hát). Bởi nặng lòng với quê hương nên mỗi lần về quê, tác giả  lại nói về bãi biển quê mình, những cơn sóng hay tình người làm say lòng thi nhân: “Đất bằng không sóng mà say/ Mà nghiêng bờ bãi những ngày bên nhau” (Về quê). Để rồi biết là có bão, đi máy bay rất nguy hiểm vẫn “Bay về phía bão” để về quê sẻ chia những mất mát, nhưng đau thương của người dân miền Trung: “Cơn bão gần quần thảo ngoài khơi/ Biển quê hương cong mình đón gió/ ...Ta bay về phía-bão-hẹn-nhau/ Mang theo những buồn vui ấm lạnh/ Lòng hồi hộp chờ phút giây hạ cánh/ Phía sau lưng vương vít vệt khói chiều” (Bay về phía bão).


Vợ chồng nhà thơ Nguyên Hùng cùng các bạn văn: Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc.

Hơn một lần tôi đã viết, bài thơ hay ít nhất phải có vài ba câu thơ hay trở lên, nó như công tắc đèn điện, bật lên làm bừng sáng cả bài thơ. Chỉ riêng thơ về biển của Nguyên Hùng, tôi lẩy ra được không ít câu thơ hay, đó là thơ đa nghĩa, nhiều hình ảnh, đó là dụng công tìm chữ trong cảm xúc: “Không hay biển gọi ban mai tới gần”; “Mà cánh buồm tình ái vẫn ra khơi”; “Cánh buồm đỏ vẫn chòng chành chân mây”; “Gọi em đến khản tiếng còi tàu”; “Biển quê hương cong mình đón gió”; “Muốn vùi khao khát vào bầu ngực đêm”; “Làm nên một tối tròn rằm”; “Em cười say lả mấy chiều không gian”; “Tuyết rơi phủ trắng đất trời/ Gốc cây còn nhựa bật chồi xanh non?”...

Thơ Nguyên Hùng nhiều tâm trạng trước tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi đắm say thông qua hình ảnh biển - ẩn dụ về không gian, thời gian bao la, mênh mông, sâu thẳm, vĩnh hằng... nên chinh phục được trái tim độc giả. Ta hiểu vì sao đến nay đã có 105 bài thơ của anh được phổ nhạc, trong đó hơn 70 bài đã thu dựng. Gần chục ca khúc từ thơ Nguyên Hùng đã được VTV, VTC, HTV… làm chương trình tác giả - tác phẩm hoặc chọn biểu diễn trong các chương trình ca nhạc. Anh có một số bài thơ được 3-4 nhạc sỹ cùng phổ thành ca khúc. Dù biết bài thơ của anh đã có người phổ nhạc, nhưng các nhạc sỹ vẫn thích, họ tự tin về cách thể hiện khác, âm điệu khác. Mà quả thật, rất nhiều bài thơ của anh, được nhiều nhạc sỹ thể hiện, không ai giống ai, phong phú vô cùng. Có lẽ thơ anh giàu nhạc tính và vần điệu, mượt mà, mênh mang như biển nên dễ phổ nhạc. Nhiều bài phổ nhạc rất thành công như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa”, “Em và biển”, “Hoa muống biển”… Riêng ca khúc “Lời hẹn tình quê” nổi tiếng đến nỗi trên YouTube có đến mấy ngàn MV và clip, trong đó có clip thu hút đến 6,5 triệu lượt người nghe, 2 clip thu hút 4 triệu người nghe. Còn các clip vài trăm ngàn lượt nghe thì nhiều không kể xiết.

Trên kênh Phạm Phương Thảo, nghệ sỹ ưu tú có đến 30 album online mang tên “Lời hẹn tình quê”. Trên các mạng điện thoại cũng có hàng chục đoạn nhạc chờ trích từ ca khúc phổ thơ anh. Thế mà nhà thơ vẫn nghèo vì tiền bản quyền chỉ như hương hoa, nhưng anh rất vui, cái chính là tinh thần; đắm say trong âm hưởng thi ca, đó là hạnh phúc bao la như biển trời, không phải thi nhân nào cũng có được.

Bài đăng An ninh Thế giới cuối tháng số 255 (tháng 11/2022).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm