TIN TỨC

Tôi được tái sinh từ hai sắc màu - Võ Kim Phượng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-08-01 09:37:43
mail facebook google pos stwis
835 lượt xem

VŨ THANH HOA

Võ Kim Phượng là hội viên thế hệ 9X, lứa trẻ nhất trong Hội VHNT Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thời cả nước phải cầm cự trong nhà vì đại dịch Covid, tôi có thời gian đọc nhiều và viết về các hội viên Hội VHNT Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đã đưa lên vuthanhhoa.com giới thiệu chùm thơ của Phượng (tại đây).

 

PHƯỢNG ĐÃ TRỞ LẠI

Xem ra thì tuổi đời tôi cũng kha khá rồi mà tuổi nghề cũng đã lâu năm, từng được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Văn học rồi đến Trưởng Ban biên tập báo Văn Nghệ Tỉnh BR-VT, tôi lại có trang website cá nhân đã hơn chục năm nên có nhiều cơ hội, có sự quan sát đa chiều, theo dõi chặt chẽ các cây bút trong Ban Văn Học nói riêng và cả các Ban khác trong Hội VHNT Tỉnh BR-VT. Thú thực, ban đầu tôi không mấy ấn tưọng về thơ của Phượng bởi tôi không tìm thấy một góc nhìn riêng của người trẻ đúng với thế hệ mình mà thơ Phượng vẫn loay hoay trong vòng an toàn, nhè nhẹ, ru thân ru phận và cả những nỗi đau cũng nhàn nhạt, không màu, không mới.

Tôi nhớ trong một bài phỏng vấn nhà thơ Trần Nhuận Minh, Uỷ viên Hội đồng thơ - Hội Nhà Văn VN, ông đã xuất bản 49 tác phẩm trong và ngoài nước, và ông là anh ruột của nhà thơ Trần Đăng Khoa, có nhận xét rằng: “Chúng ta đang chứng kiến cuộc bàn giao không thành công giữa lớp nhà thơ đi qua chiến tranh và lớp nhà thơ sinh ra khi đất nước đổi mới. Lớp trước vào đổi mới thì có cái cũ mà đổi ra thành mới, nhưng không tạo ra được những tác phẩm mẫu mực, có tính chất mở đường. Các nhà thơ sinh ra sau chiến tranh, tự nó đã mới, không có gì phải đổi.” Chắc chắn ý kiến này còn nhiều tranh luận nhưng với nhận xét: "Các nhà thơ sinh ra sau chiến tranh, tự nó đã mới" - điều này có lẽ đúng, bởi theo tôi thấy, hệ tư duy của người trẻ, sự quan sát của người trẻ hiển nhiên là phải mới, phải lạ so với những người đi trước! Ấy thế mà đọc những câu thơ của người trẻ lại không thấy mới, không thấy đột phá, thấy na ná những bài thơ của "tiền bối" cả về ngôn từ và thi ảnh, phải chăng là một bước lùi, là đi ngược với lộ trình của chính mình?

Còn nhớ, để cử hai hội viên của Hội Bà Rịa Vũng Tàu đi dự Hội nghị những người viết văn trẻ (dưới 35 tuổi) toàn quốc lần thứ X (6-2022) Ban Chấp Hành Hội VHNT BR-VT đã rất vất vả không chỉ vì danh sách gửi muộn mà còn vì so với mặt bằng chung cả nước với 138 đại biểu tham dự, trong đó 119 đại biểu là các cây bút trẻ tiêu biểu đến từ tất cả các vùng miền trong cả nước, 19 đại biểu là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam dù tuổi đời từ 35 trở xuống nhưng khá nhiều tác giả sở hữu một hoặc nhiều giải thưởng văn chương khác nhau. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng có tác giả đã xuất bản bốn, năm tiểu thuyết, tập truyện ngắn hay vài tập thơ. Một số đại biểu đến từ những gia đình có truyền thống văn chương, có bố mẹ hoặc ông bà là nhà văn. Địa phương có đại biểu đông nhất là Hà Nội (27 đại biểu) và TP Hồ Chí Minh (22 đại biểu). Hội VHNT Bà Rịa- Vũng Tàu có Võ Kim Phượng và Đặng Ân đủ điều kiện về độ tuổi nhưng còn có khoảng cách xa với nhiều địa phương khác về thành tích văn học. Thấy điều kiện khó khăn, tôi phải trực tiếp xin số điện thoại Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Trần Hữu Việt lúc ấy là Trưởng ban Văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam để trình bày "hoàn cảnh của Hội VHNT Tỉnh BR-VT", may mắn được các anh thông cảm và nhiệt tình ủng hộ, hai nhà văn trẻ của BR-VT còn được Tỉnh tài trợ kinh phí, phương tiện đi lại để kịp ngày ra dự hội nghị. Nhưng rồi khi hai văn trẻ của chúng ta bay từ tầng mây xanh Đà Nẵng trở về với mảnh đất BR-VT dấu yêu, cũng chưa thấy họ bung nở rực rỡ những đóa thơ là mấy! Võ Kim Phượng "mất hút" một thời gian dài, thậm chí còn có ý định xin ra khỏi Hội! Nghe có người kể lại vậy tôi cũng giận, bảo như thế là công lao đi vận động cho các em dự Hội nghị, rồi động viên, cổ vũ cho các em sáng tác, tài trợ kinh phí cho các em đi lại của anh Hồng, anh Lương, chị Hoa đã phí phạm sao?

Rồi bẵng đi một thời gian tôi cũng còn bao việc mà quên đi mọi sự, vả lại tôi còn lạ gì các nhà văn, nhà thơ của chúng ta, cứ luôn tỏ ra "Không cần quan tâm đến thế giới nhưng thế giới phải luôn thấu hiểu mình!". Đến một ngày kia, Võ Kim Phượng nhắn trong nhóm: "Ban Văn Học có cần sự phụ giúp gì không, con sẵn sàng!" Và thấy em ấy bắt đầu "xuất đầu lộ diện" trong các buổi sinh hoạt Hội, nhóm, đồng thời các trang viết cũng dày dặn lên, sự góp mặt trên các trang Văn Nghệ cũng bắt đầu nóng lại. Tôi ngồi xa quan sát và mỉm cười: Có lẽ cô bé ấy đã trưởng thành!
 

SỰ THỐNG KHỔ TỘT CÙNG VÀ THƠ

Thế rồi một lần vô tình tôi lướt Facebook và đọc được bài thơ Phượng mới post lên:

 

HAI SẮC MÀU
 

Bằng cách nào tôi đã chui tọt vào bức tranh của anh

Tôi căng mắt nhìn anh

Anh nghiễm nhiên chơi đùa với hai sắc màu đen trắng

Anh ký họa nỗi buồn tôi đặc quánh

Ôi! Kẻ cô đơn ngạo nghễ chính mình.

 

Tự lúc nào anh đã sở hữu cả đôi mắt tôi

Đôi mắt tự do được khai sinh lúc niềm đau trở dạ

Cũng chỉ với hai sắc màu đen trắng

Anh chiếm hữu những nhiễu nhương lẫn sự thống khổ cực cùng.

 

Tôi được tái sinh từ hai sắc m

Từ đôi bàn tay gân guốc, chai sạn và thô b

Anh tạc nên bóng đêm

Anh tạo ra ánh sáng

Nhưng không cách nào phác thảo được đôi mắt

Đôi mắt kẻ mù màu đang hiện hữu trong anh.
 

V.K.P.

Phượng có ghi chú dưới bài thơ vui vui là: " P/s: Viết như này tán được họa sĩ không mấy chế ơi?" và tôi cũng comment vui là "Tán được người đọc đã, còn có khi tán họa sĩ không cần thơ đâu em! Phải dấn thân thì mới có thơ hay em ạ!" Câu này là nói vui trên mạng nhưng là đúc kết cả đời của "bà chị lớn tuổi" chứ chả đùa!

"Bằng cách nào tôi đã chui tọt vào bức tranh của anh"

Mở đầu bài thơ đã cuốn hút, có vẻ như "chui tọt" vào bức tranh nghe lạ lẫm và gây sốc, nhưng nếu dùng "ngự trị" hay "xuất hiện" thì bài thơ lại có nguy cơ… không màu!

" Tự lúc nào anh đã sở hữu cả đôi mắt tôi

Đôi mắt tự do được khai sinh lúc niềm đau trở dạ

Cũng chỉ với hai sắc màu đen trắng

Anh chiếm hữu những nhiễu nhương lẫn sự thống khổ cực cùng"

Khi nỗi đau và sự tuyệt vọng đến đỉnh, thơ sẽ cất lời. Cũng vì thế những nỗi đau vay mượn hay sự thống khổ giả tạo sẽ chỉ thành những dòng chữ nhàn nhạt, sến xẩm chứ chưa phải là thơ. Thơ không có chỗ cho sự giả trá, ngoa ngôn. Khi nào thực yêu, thực đau, thực buồn, thực tuyệt vọng, thơ sẽ đến, đi cùng và cất cánh. Cũng là anh đấy, em đấy, với những việc như những người khác đã từng là: yêu đương, nhớ nhung, trái ngang, đau khổ… nhưng nhà thơ cũng coi như “làm dâu trăm họ” thơ đã “sang sông” thì không còn của mình nữa mà “phận thơ” gửi vào người đọc và các nhà phê bình!

"Tôi được tái sinh từ hai sắc màu

Từ đôi bàn tay gân guốc, chai sạn và thô bạo

Anh tạc nên bóng đêm

Anh tạo ra ánh sáng…

Nhưng không cách nào phác thảo được đôi mắt

Đôi mắt kẻ mù màu đang hiện hữu trong anh."  

Thơ đừng nên đọc theo cách giải nghĩa, cũng không nên loay hoay tìm hoàn cảnh phát sinh hay các nhân vật liên quan... Khi nào ta thấy mình trong đó, ta thấu cảm, ta hân hoan và rơi lệ mới là lúc ta đã gặp Thơ… Bởi tất cả trạng huống của con người đều như nhau, những giác quan đều như nhau, chỉ là nói lên bằng cách nào thôi.

Không cần làm thơ đều đều, thơ không phải là món phải nấu hằng ngày, nấu khi chưa tới ắt sẽ vụng. Thơ kị huyên náo, ồn ào, phe nhóm. Thơ cần khoảng tĩnh, khoảng lắng và cả khoảng rỗng. Từ đó, thơ mới len lỏi vào từng giác quan, từng nhịp thở làm thăng hoa tâm hồn và tan chảy các tầng mĩ cảm… Có thể tác giả bài thơ này cho là mình đang khờ khạo, "mù màu"… (là tôi đoán mò thôi) nhưng tôi cứ nghĩ nếu nhà thơ mà khôn lỏi quá, thực dụng quá, tinh toán thiệt hơn quá, thơ có khi lại đi trốn mất tăm!

21/07/2024

V.T.H

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mai Quỳnh Nam và một phía
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về thơ Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Một đêm trăng không dễ có ở trên đời!
Bài viết của nhà văn Tuấn Trần.
Xem thêm
Một vọng âm quá khứ hào hùng nhưng lắm đau thương
Đọc “Hòa âm đêm”, Nxb Hội Nhà văn, 2024 của Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Khám phá vương triều Tiền Lý qua tiểu thuyết lịch sử
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai là người khá đa di năng. Từ lúc bước vào văn nghiệp, anh viết kí, truyện ngắn, làm thơ, cày báo… đều đặn, thuộc dạng “nhạc nào cũng nhảy được” và nhảy khá hay.
Xem thêm
Triệu hạt tâm hồn rót đầy biển tình yêu
Võ Thị Như Mai đọc PHẢI CHI MÂY TRẮNG KHÔNG NGANG NGÕ, Nguyễn Đức Quận, NXB Hội nhà văn, 2024.
Xem thêm
Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xem thêm
Đọc tập thơ Dọc đường máu của Vương Cường
Nguyên Hùng giới thiệu tập thơ mới của Tiến sĩ nhà thơ Vương Cường
Xem thêm
Vũ điệu tái sinh trong từng cơn đau
Bái viết về tập thơ “Nghiêng về phía nỗi đau” tập thơ của Trịnh Bích Ngân (NXB Hội Nhà văn, quý II, 2024)
Xem thêm
“Ai cũng có ngày xưa” của nhà thơ Trần Duy Hiển
Gió vẫn thổi suốt chiều dài trận mạc/ Người nhẹ nhàng nằm lại lúc vượt sông
Xem thêm
“Theo chồng về quê” của Mai Khoa – một bài thơ hay
Bởi yêu chồng từ lúc mới bén duyên/ Như tình biển yêu thuyền thương nhớ
Xem thêm
Trò Chuyện Với Thiên Thần – Những Tai Họa Thế Giới & Giấc mơ Việt Nam
Triết gia Hy Lạp Platon đã nói: “Thước đo của một con người là xem cách anh ta làm gì với quyền lực”. Thế nhưng, có rất nhiều người có quyền, vì lòng tham và ích kỷ cá nhân nên đã hủy hoại nhân cách và đất nước của họ (TCVTT/ Trương Văn Dân)
Xem thêm
Thi ca đương đại nhìn từ hệ hình nghệ thuật và chất suy tưởng của thơ
Sáng ngày 12.02.2025 tại Ninh Bình, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ”. Dưới đây là tham luận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Xem thêm
Tôi đọc bài thơ Đừng sợ một mình của thi sĩ Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo và thơ ông đã sớm là “tín ngưỡng” đẹp nhất trong lòng của những người yêu thơ, quý chữ nghĩa chân chính. Từ thời còn trên giảng đường đại học, tôi đã từng nghe thầy tôi đọc những câu thơ trong trường ca Đất nước hình tia chớp. Từ đó, tôi bắt đầu săn sóc sự học, sự đọc về thơ ông.
Xem thêm
Hoàng đế Quang Trung, danh tướng bách chiến bách thắng
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào như Hoàng đế Quang Trung, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh thần cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn táng đởm. Ông từng hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh
Xem thêm
Mùa Xuân trong thơ Dương Xuân Linh
Bài viết của nhà thơ Phùng Hiệu
Xem thêm
Xuân về, đọc thơ Trương Nam Hương
Tuấn Trần viết về tập thơ “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương
Xem thêm
Tình yêu bển đảo trong thơ Lê Tiến Lợi
Nhà thơ Lê Tiến Mợi là một trong những người gắn bó lâu năm với nghiệp văn chương. Anh đã có số lượng tác phẩm khá lớn, trong đó một số sáng tác của anh đã chiếm được cảm tình của người đọc. Sau đây xin trân trọng gửi tới Ban Biên tập Văn chương thành phố Hồ Chí Minh bài viết về tình yêu biển đảo trong thơ anh. Xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập khi được cộng tác với Văn chương thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mảnh trăng tinh tấn hàng cau trổ buồng
Cảm nhận về tập thơ SỰ MẤT NGỦ CỦA LỬA của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm