TIN TỨC

Trình Quang Phú với hành trình góp mật cho đời

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-06 09:05:50
mail facebook google pos stwis
1436 lượt xem

BÍCH NGÂN

Gần ba mươi năm quen với sáng tác tác phẩm văn học ở thể loại hư cấu, tức khả năng tưởng tượng luôn chiếm ưu thế trong hành trình sáng tạo của mình, nên tôi không nghĩ mình có khả năng viết thể loại phi hư cấu, tức dựa vào người thật việc thật, cho tới sau khi thực hiện hai chuyến đưa hai đoàn nhà văn thuộc Hội Nhà văn TP.HCM ra Phú Yên mở trại sáng tác và được lưu lại Khu Du lịch sinh thái ở Đồi Thơm (thuộc Công ty Du lịch Sao Việt), Phú Yên vào tháng 11 năm 2021 sau nhiều tháng sống trong tâm dịch tại Tp.HCM và vào những ngày cuối tháng tư năm 2022, được tiếp xúc với nhiều cán bộ lão thành của Phú Yên, nhiều người đang giữ vị trí lãnh đạo then chốt của tỉnh và nhiều đồng nghiệp Phú Yên, được nghe kể nhiều về những đóng góp của ông Trình Quang Phú cho quê hương, cho cuộc đời, tôi lại nghĩ là mình có thể viết được cả một quyển sách về Giáo sư - Tiến sĩ - Đại tá - Nhà văn Trình Quang Phú, người vừa được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất vào tháng Tư lịch sử này.


GSTS - Nhà văn Trình Quang Phú trước Đài chiến thắng Điện Biên

Trình Quang Phú được sinh ra ở làng Mỹ Quang, xã An Chấn thuộc huyện Tuy An, cách Đồi Thơm mươi phút đi xe.

Mười hai tuổi, Trình Quang Phú đã trèo đèo lội suối bơi biển làm liên lạc cho Cách mạng rồi xa quê tập kết ra Bắc. Gần suốt cuộc đời, bảy mươi năm nỗ lực lực không ngừng với nhiều nhiệm vụ khác nhau từ chiến tranh sang thời bình, từ một người lính cầm bút cầm máy ảnh đến một người lần lượt được Đảng, Nhà nước phân công giữ nhiều cương vị ở nhiều lĩnh vực, từ báo chí, văn học, khoa học, kinh tế đến ngoại giao, chính trị…trong hoàn cảnh nào, nhiệm vụ nào, Trình Quang Phú cũng tận hiến bằng lòng nhiệt thành, sự điềm tĩnh, sáng suốt và sự ấm áp của một trái tim biết trân quý nâng niu từng giây phút được sống có ý nghĩa, được cống hiến, được góp từng giọt mật cho đời.

Trong chuyến mở trại viết tại Phú Yên vào những ngày cuối tháng 4 rực rỡ nắng, có những câu chuyện khiến tôi nghĩ ngợi nhiều ngày tiếp theo. Đó là trong buổi khánh thành Nhà truyền thống và Thư viện của xã An Chấn. Buổi khánh thành được tổ chức hết sức trang trọng đúng vào những ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam với sự tham gia rất nhiều người dân An Chấn, cùng nhiều quan chức ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương, nhiều nhà văn, nhà báo…ông Trình Quang Phú với tư cách cá nhân và với tư cách Chủ tịch Hội đồng hương Phú Yên, người đã đóng góp và vận động đóng góp xây dựng công trình văn hoá bề thế khang trang, phát biểu: “Giờ xã An Chấn đã có nhà truyền thống, nhà thư viện và có sách và sẽ có nhiều sách.Tuy nhiên, tôi đề nghị xã cử người đi học để biết nghiệp vụ quản lý hiện vật, quản lý sách và làm sao cho người dân đến xem và đọc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo và cả tiền lương cho người quản lý, chăm sóc Nhà truyền thống và Thư viện. Không hiểu được truyền thống quê hương, truyền thống dân tộc, không đọc sách thì không thể nào thành người có đủ tình yêu và tri thức để làm người hữu ích…”. Ông còn nói thêm trong gởi gắm và cả âu lo: “Chúng tôi làm mãi, góp mãi nhưng vẫn thấy chưa hài lòng, vẫn còn những khoảng trống quá lớn”

Suốt mấy chục năm qua, đặc biệt trên cương vị Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Phương Đông, GSTS Trình Quang Phú đã bền bỉ góp phần kiến tạo và xây dựng từ ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển toàn diện cho Phú Yên và không chỉ cho Phú Yên.

Ông luôn xê dịch, gặp gỡ, quan sát, tìm hiểu và miệt mài tìm kiếm các cơ hội nối kết, liên kết, hỗ trợ, đầu tư giữa địa phương với địa phương, giữa địa phương và trung ương, giữa các chuyên gia nhiều lĩnh vực, các tổ chức kinh tế, văn hoá, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài…Và ngoài việc góp phần xây dựng nhiều công trình cầu đường, trường học, bệnh viện, góp phần tổ chức hàng chục cuộc Hội thảo khoa học trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội; góp kinh phí điều trị mắt cho hàng trăm người được sáng mắt, hỗ trợ cho sinh viên nghèo, cho người nghèo…Nhà máy đường Phú Yên tại Sơn Hoà (liên doanh với nước ngoài) là một ví dụ về tình yêu, trách nhiệm và nhiệt huyết của ông đối với dân, với nước. Nếu ông không quyết liệt đấu tranh, tức tốc bay ra Hà Nội và trực tiếp gặp Thủ tướng Phan Văn Khải và thuyết phục người ở vị trí có quyền quyết định bằng hình ảnh mật mía chảy xuống mặt đất như dòng máu của người nông dân miền nắng gió đang chảy thì có lẽ Phú Yên đã bỏ mất cơ hội có được một nhà máy đường tầm cỡ khu vực mỗi năm đem lợi nhuận về cho ngân sách địa phương và tạo việc làm ổn định cho nông dân trồng mía.

Riêng lĩnh vực văn chương, nhà văn Trình Quang Phú cũng góp phần không nhỏ. Ông là nhà văn có hơn 20 tác phẩm được xuất bản và tái bản nhiều lần, trong đó tác phẩm “Đường Bác H đi cu nước”, tái bản 19 lần; “T Làng Sen đến Bến Nhà Rng”, tái bản 20 lần với hàng chục ngàn bản…

Dù tuổi đã cao, GSTS - Nhà văn Trình Quang Phú vẫn say mê công việc và làm việc gần như không ngơi nghỉ. Ông vẫn đi nhiều, gặp gỡ nhiều, nắm bắt hơi thở cuộc sống, hoà vào nhịp thở thời đại, tiếp tục đóng góp cho cuộc đời, cho trang sách.

Còn nhớ, trong buổi gặp gỡ giữa Bí thư Thành uỷ Thành Phố HCM với môt số nhà văn trong Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam và Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố, Ban Thường vụ Hội Nhà văn TP.HCM dịp đầu Xuân 2022, lúc sắp chia tay, Bí Thư Nguyễn Văn Nên hướng ánh mắt về ông Trình Quang Phú, người kết nối buổi gặp gỡ, nói: “Chúng ta cứ nhìn sức làm việc của anh Hai Phú thì sẽ không nề hà việc khó”.

Bước sang tuổi 82, GSTS - nhà văn Trình Quang Phú vẫn đầy ắp công việc. Ông vừa từ TP.HCM ra Phú Yên tổ chức một số sự kiện văn hoá rồi cùng vợ và các con ra Hà Nội, bay ra Điện Biên thăm lại di tích Điện Biên Phủ. Trở lại Hà Nội, ông tiếp tục đi đường bộ dọc theo Trường Sơn, thăm lại Quảng Trị nơi ông có thời gian làm người lính ở mặt trận khốc liệt bên bờ sông Thạch Hãn, viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9 đúng vào trưa 30/4/2022. Dịp này, ông cùng gia đình về Quảng Bình viếng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mà ông luôn kính yêu và ngưỡng mộ.  


Nhà văn Trình Quang Phú cùng vợ ông (Th sĩ Huỳnh Thị Kim Hương) và con gái của đại tướng Võ Nguyện Giáp (bà Võ Hoà Bình) viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cuộc đời của GSTS - nhà văn Trình Quang Phú là cả một hành trình tận hiến. Hình trình đó khó có thể chấm phá đôi nét bằng một bài viết ngắn này. Hành trình góp mật ngọt cho đời của ông có thể viết cả một quyển sách dày.

Chiều 30/4/2022.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm
Dấn thân vào con đường văn chương
Ở tuổi 80, nhà thơ Trần Nhuận Minh sáng tác và xuất bản sách nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời ông.
Xem thêm
Nhà văn Xuân Phượng đi và đến...
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Người đưa tin
Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm