TIN TỨC

Văn học Đà Nẵng: 20 năm một vườn hoa đa sắc, đa thanh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-02-14 11:46:22
mail facebook google pos stwis
219 lượt xem

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trên tay tôi là tập sách Tác phẩm văn học đoạt giải (2001-2021) của Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng vừa xuất bản, còn thơm mùi mực mới. Tập sách được trình bày đẹp, trang trọng, dày trên 600 trang với sự góp mặt của 25 tác giả thơ, 19 tác giả văn xuôi, phần nào phản ánh đời sống hoạt động nghệ thuật khá sôi nổi trong 20 năm qua của đội ngũ các nhà văn trên địa bàn thành phố… Nếu ví văn học Đà Nẵng là một dàn hợp âm đang phô diễn khúc ca về con người và cuộc đời thì mỗi nhà văn là một nhạc công tài năng trong nghệ thuật điều khiển ngôn từ. Chính vì lẽ đó, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong lời giới thiệu ở đầu tuyển tập đã có những nhận xét thật tinh tường: “Văn chương Đà Nẵng trong tuyển tập này giống như những tiếng sóng lớp này đến lớp khác kể cho chúng ta bao câu chuyện và bao bí mật của đại dương đời sống”.

Thật vậy, hơn hai thập kỉ qua, các nhà thơ có mặt trong tuyển tập đã thể hiện những bước tiến khá dài. Từ trang thơ của tác giả đạt giải những năm trước, cách diễn ngôn lập ý giản dị, cụ thể thì càng về sau, các cây bút được xếp giải có ý thức cách tân, đổi mới trong cách diễn đạt, thơ đã đi vào chiều sâu với sự đa tầng, đa nghĩa của ngôn từ, hình ảnh. Mỗi nhà thơ hiện diện trong tập sách là một gam màu, một sắc điệu riêng biệt. Nguyễn Kim Huy thường viết những câu thơ dài như văn xuôi nhưng tinh tế trong cảm xúc, dịu dàng với ý vị riêng tư: “Chiều xuống nhẹ như rơi rất chậm/ Mỗi ngày dường luyến tiếc rời xa” (Mùa xuân). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh nhiều thi ảnh đẹp, giàu triết luận về cuộc sồng, con người, là sự trộn lẫn giữa hư và thực, giữa mộng và đời: “Xin đừng vấp tiếng chim kêu/ Vỡ tan giai điệu mùa thu mượt mà trong trẻo/ Đừng để khi trở về nơi vườn hương cũ/ Tiếng chim lạ rồi mất giọng thơ xưa” (Bay mất ánh trăng). Thơ Nguyễn Nho Khiêm mộc mạc, chân chất đậm hồn cốt làng quê, xứ sở, nơi cội nguồn của cảm xúc thơ: “Làm sao đọc được/ câu thơ của núi/ câu thơ bóng xanh/ câu thơ sông xa/ câu thơ cỏ lạ…/ Sau làn khói cánh đồng tháng ba/ Tôi đã gieo xuống đấy/ Ý nghĩ của tôi, tình yêu của tôi” (Bên ngoài cánh đồng). Thơ Hồ Sĩ Bình tựa như một tiếng thở dài nuối tiếc về một thời quá vãng: “Mỗi một bài thơ tôi viết/ Chỉ để lấp đầy nỗi nuối tiếc không nguôi/ Nếu em không nhặt bài thơ lên đọc/ Làm sao biết/ Một nỗi tiếc nuối nơi em/ Bắt đầu đập cánh bay lên” (Nếu như). Trang viết của Nguyễn Minh Hùng chạm trái tim người đọc bởi cái thảng thốt giật mình ẩn đằng sau câu chữ: “Khi bóng tối và nỗi buồn hóa đất/ Thảng thốt quê nhà/ Gieo hạt nắng xuyên qua” (Hạt nắng); Với Nguyễn Nhã Tiên, niềm hoài cổ làng quê với người mẹ lẫn vào mây lam giăng giăng đỉnh núi; người chị gánh nước đêm vang vọng tiếng gàu va vào thành giếng mãi mãi là niềm riêng: “Tôi từ buổi hừng đông đỏ hỏn/ Con mắt đói lòng ngong ngóng sợi tao nôi” (Hồi quang). Và các nhà thơ khác như Trần Tuấn, H’Man, Hoàng Tư Thiện, Ngân Vịnh, Thanh Quế, Hoàng Thanh Thụy, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Văn Tám, Trần Trúc Tâm… mỗi người hiện diện trong tuyển tập với một dáng vẻ riêng. Có năm nhà thơ nữ có mặt trong tập sách này, mỗi người một “nhan sắc” riêng: Phan Hoàng Phương đắng đót trước những nỗi đau của phận nhi nữ, Thụy Sơn với hồn thơ phảng phất nét cổ xưa, Đinh Thị Như Thúy giàu ẩn ngữ nhưng tiềm tàng nội lực thơ, Võ Kim Ngân với nỗi buồn trong trẻo, Vạn Lộc với những bài thơ bốn câu đầy suy tư…Thấp thoáng trên trang viết của các thi sĩ, ta nhận ra sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chất tự sự; niềm ý thức về nghề, nỗi trăn trở về thân phận con người giữa bão lốc của cuộc đời, tình yêu và niềm gắn bó máu thịt với cái đẹp, với quê hương cội nguồn. Họ đã ý thức đổi mới thơ bằng việc tạo tính nhạc, thi ảnh mới lạ, cách kết hợp từ ngữ bất thường nhưng hợp lí; tạo sự mới mẻ ở thơ lục bát bằng cách vắt dòng hay linh hoạt khi hài thanh… Tuy nhiên do tác phẩm đoạt giải xếp theo năm nên chất lượng chưa đồng đều vẫn có đôi vần thơ thiên về chất sử thi hào hùng mà thiếu tính đa thanh, đa nghĩa.

Văn xuôi trong chặng đường 20 năm (2001- 2021) ở Đà Nẵng, các tác giả đoạt giải tương đối đều tay. Phần truyện ngắn chiếm dung lượng chủ yếu trong tập sách; nhiều tác giả có cách tổ chức cốt truyện, nghệ thuật tạo tình huống đặc sắc; trần thuật khá lôi cuốn. Đọc tập sách ở phần văn xuôi, dễ nhận ra, các nhà văn không tự giam hãm, bó buộc mình trong khuôn khổ mà mỗi cây bút là một giọng văn, bút pháp và phong cách đa màu đa sắc. Nhiều cây bút có ý thức tiếp cận thi pháp truyện hiện đại. Nếu truyện ngắn của Bùi Công Dụng có cách kể hấp dẫn, ngôn từ phóng khoáng, “bụi bặm” nhưng ẩn đằng sau mỗi câu chuyện là cái nhìn thắm thiết tình người thì trang văn Nguyễn Thị Anh Đào, Quế Hương nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất nhân văn. Những lời văn đằm sâu chất triết luận của hai cây bút nữ này luôn để lại ấn tượng trong lòng độc giả trước khi khép lại trang sách: “Ký ức là điều đáng trân trọng và quý giá, hiện tại là cuộc sống thực của mỗi người và tương lai là những điều hôm nay không thể chạm tới” (Vạt cải hình chữ nhật- NTAĐ); “Kết thúc cái này là để bắt đầu cái khác. Không kết thúc mới là bi kịch” (Đáo bỉ ngạn – QH). Bùi Tự Lực, Vĩnh Quyền, Trần Trung Sáng,Trương Điện Thắng, Nguyễn Văn Xuân, Hoàng Minh Nhân, Thái Bá Lợi, Lê Khôi, Nguyễn Thị Thu Sương, Bùi Văn Tiếng… mỗi nhà văn có một cách kể và hấp dụ độc giả theo một cách thức riêng. Tôi ấn tượng với lối kể nhẩn nha nhưng càng về sau càng lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật tạo tình huống trong trích đoạn tác phẩm: “Kỳ nữ họ Tống” của nhà văn Nguyễn Văn Xuân, “Trong vô tận” của Vĩnh Quyền… Mỗi truyện ngắn trong tuyển tập là những bông hoa đầy hương sắc góp cho khu vườn văn xuôi Đà Nẵng thêm phong phú, rực rỡ.Tình yêu cái Đẹp, ý thức cội nguồn, thân phận con người trong chiến tranh và thời bình, sự hòa quyện giữa chất cổ điển và hiện đại được tái hiện khá rõ nét. Tuy nhiên, mảng ký và tản văn, văn xuôi dành cho thiếu nhi còn ít tác giả có mặt; mong rằng trong chặng đường sau, Đà Nẵng sẽ xuất hiện nhiều cây bút đầu tư cho thể loại này được xếp giải, góp phần cho sự phát triển toàn diện của nền văn học nghệ thuật thành phố.

“Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình” (Nguyễn Đình Thi). Thật vậy, nhìn lại 20 năm phát triển của văn học Đà Nẵng, ta nhận ra một diện mạo mới của đội ngũ người cầm bút sống và làm việc ở một thành phố trẻ trung, năng động. Họ không ngừng sáng tạo, đổi mới để hòa nhịp cùng sự phát triển của cuộc sống hiện đại. Nhiều cây bút đã khẳng định sức lan tỏa của tác phẩm trên những phương tiện thông tin đại chúng và tồn tại lâu bền trong lòng của độc giả. Hi vọng, trong thời gian đến, văn học của thành phố chúng ta sẽ có những bước tiến thật dài với sự kế thừa và phát huy của thế hệ cầm bút kế cận, đặc biệt những người viết trẻ đầy nhiệt huyết và giàu sức sáng tạo. Bụi thời gian rồi sẽ phủ mờ lên tất cả nhưng sự tồn tại của những trang viết – trang đời của các tác giả sẽ vượt lên quy luật nghiệt ngã của thời gian, bởi đó là hiện thân của cái đẹp. Như thi hào Alfred de Musset đã viết: “Không gì thật bằng cái đẹp”. Chỉ có cái đẹp mới tạo ra tiếng vang, nỗi ám ảnh và hấp dụ tâm hồn con người.

N.T.T.T

——————————————————————–
* Tác phẩm văn học đoạt giải (2001 -2021), NXB Đà Nẵng

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ được một tâm hồn thơ trong trẻo
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…
Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm
Hồi ức chân thực của một người lính thời chống Mỹ cứu nước
Nhân đọc tập Ký - Tản văn Tìm dấu chân xưa của Trần Ngọc Phượng, Nxb Hội Nhà văn
Xem thêm
Tĩnh vật - Thơ
Bài đăng Văn nghệ số 33/2023
Xem thêm
Người suốt đời nhập cuộc thơ
Quang Chuyền ở Hội Văn Nghệ Việt Bắc ba năm, năm 1968 chích máu viết đơn xin đi bộ đội, ở binh chủng Thông tin cho tới ngày nghỉ hưu.
Xem thêm