TIN TỨC

Vọng cố hương thương xứ mình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
416 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

“Giữa những biến chuyển của thời gian, không gian, cả những mưu cầu đời người ai rồi cũng đến lúc nhìn lại hành trình sống của mình. Khi ấy tự khắc sẽ biết vọng cố hương, biết thương xứ mình..." - Tống Phước Bảo.
 

32 tản văn trong tập “Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình” là những trang văn đầy cảm xúc của nhà văn trẻ Tống Phước Bảo,  với mênh mang bao hoài niệm cố hương quê nhà, của phần lớn những lưu dân khắp mọi miền đất nước, chọn thành phố phương Nam hoa lệ bậc nhất, nhưng mà hào sảng, hào phóng, hào tình, hào nghĩa, hào hiệp…, làm quê hương thứ hai lập nghiệp lập thân, để “Mỗi thân phận làm nên một câu chuyện mà thiếu họ có lẽ Sài Gòn sẽ chẳng còn là Sài Gòn”.


"Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình”

Có những thứ trong cuộc đời, nghĩ là tạm thương, nhưng vương mang trong dạ suốt cả một đời. Cho dù đã “an cư”, “lạc nghiệp”, thành đạt, thành danh, thậm chí đã có tới mấy thế hệ ăn rễ bền chặt đất Sài Gòn- TP.Hồ Chí Minh, nhưng sâu thẳm trong những “lưu dân” đó vẫn là hoài niệm, ẩn sâu trong ký ức, chỉ đợi mỗi chiều mưa trưa nắng là thổn thức nhớ, ngắm một đám hoa rực rỡ vạt lá cỏ xanh mướt là xốn xang thương, là thao thiết cồn cào khi bất chợt bắt gặp hương vị quê trong bữa cơm chiều muộn…

Hoài niệm đó như hồi sinh qua những tản văn, mà chỉ đọc cái tít đã thầy bao nhiêu cảm xúc gợi mở cánh cửa ký ức:Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình, Nghiêng mình nhớ quê, Thương món canh quê thèm mùi châu thồ, Nghe mưa nhớ vị xưa, Còn chút hồn quê gữa thị thành, Sài Gòn một vòng ấm lòng giữa đêm, Tìm Tết Bắc giũa Sài Gòn,

Còn thương bếp ngoại ngày mưa, Liêu xiếu hủ tiêu Sài Gòn, Gánh xôi nhỏ “nghen bây”, Vọng Tết, Người buồn ngóng phố, Bữa chiếu hôm thèm cơm má nấu,  Mưa dầm nỗi thèm quê,, Mưa đoàn viên bão giông, lòng ngườu vẫn rộng và mênh mông, Hồn xuân trong chiếc áo dài Tết, Những Giáng sinh lung linh màu ký ức, Hãy đề màu xanh ấy nảy mầm những yêu thương…

“Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình”, còn là một “tập hợp” khá nhiều phong cách ẩm thực đường phố ba miền Nam- Trung- Bắc. Không chỉ là nỗi nhớ quê hương bản quán có hình hài có hương vị mà còn là một kiểu “du ký”- Sài Gòn city tour, để bất kỳ bạn đọc nào cũng có thể chiêm nghiệm thực tế.

Sài Gòn- TP. Hồ Chí Minh ngoài các món ăn của bốn phương tám hướng khắp các châu lục tụ về, thì còn những món ăn “quê” gây thương gây nhớ, gây nghiện, gây say… “Chỉ có bôn ba xa xứ mới nhận ra một thứ bình dị mà lắng sâu nhất, khi thèm một món ăn quen, chính là lúc thương cố hương nhất dạ…”.


Tác giả trẻ Tống Phước Bảo.

Sài Gòn còn có thắng cố ngựa, gà Mông, lẩu Lào; miến dong Bắc Cạn, đậu phụ làng Mơ và bánh chưng Tranh Khúc, Hà Nội -Tìm Tết Bắc giữa Sài Gòn; Bắp bò mật mía, thịt heo ngâm mắm, bánh thuẫn, bánh nổ, bánh in xứ Quảng miền Trung- Biết vọng cố hương biết thương xứ mình; canh tép rong nấu đọt nhãn lồng- Thương món canh quê thèm mùi Châu thổ, hay món bì heo cho vào bánh mì, hoặc ăn cùng bánh bèo, bánh tằm nước cốt dừa- Nghe mưa nhớ vị xưa; Đặc biệt cơm tấm “ma”, sủi cảo “xuyên đêm”, chè “âm phủ” - Sài Gòn một vòng ấm lòng giữa đêm, Sài Gòn dọc ngang cũng ngàn tiệm phở- Sài Gòn phở, hủ tiếu của người Hoa - Liêu xiêu hủ tiếu Sài Gòn, cà phê kho hẻm nhỏ- Sài Gòn cà phê kho lo chi cho mệt…

Giống một nét chấm phá, để có sự mở rộng cảm xúc, và cũng là để cho bạn đọc thấy cái cảm của người Sài Gòn với các vùng miền đất khác như Hà Nội trong "Tìm quán Tiến Bộ, hỏi ngõ Tạm Thương", Đà Nẵng trong "Hẹn những mùa thàn mát nở hoa", Đà Lạt trong "Lên xứ thông reo, nghe hoa xuân hát", Miền Tây Nam bộ trong "Châu thổ chín sông mùa đồng tràn nước", An Giang trong "Về xứ mắm mùa lễ hội Vía Bà"…

Có một sự nén cảm xúc thắt lòng thở nghẹn, rưng rưng, khi đọc một số bài viết về Sài Gòn trong cơn thảm họa dịch bệnh, để thấy thành phố kiên cường vượt qua đỉnh dịch, để thấy người Sài Gòn trong bi thương vẫn rạng ngời tình người, thấy được sự lan tỏa nghĩa nhân nghĩa cử của đồng bào cả nước tương thân tương ái với Sài Gòn.

Ngoài ra còn có một số tản văn viết về những mùa trong tháng trong năm trong tâm tưởng những người “thân Sài Gòn, hồn ngoài quê”, “vọng cố hương”. Mùa đoàn viên bão giông, lòng người vẫn rộng mênh mông, Mưa dầm nỗi thèm quê, Vọng Tết, Tìm tết Bắc giữa Sài Gòn, Hồn xuân trong chiếc áo dài Tết….,

"Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình", được viết dung dị, thân thuộc, đậm đặc phong ngôn Nam bộ, thêm một lần nhà văn trẻ Tống Phước Bảo mang đến người đọc hình ảnh Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh ở góc nhìn khác, góc hoài cảm của những “lưu dân” tụ về thành phố này, góc thấu cảm về thành phố đã trở thành quê hương thứ hai, góc xúc cảm ngọt ngào tràn đầy yêu thương của “lưu dân” với thành phố… 

Vẫn là thông điệp của chữ “thương”, chữ đã “gắn” với các tác phẩm của nhà văn trẻ Tống Phước Bảo như một đặc điểm nhận dạng: "Cả một trời thương" (2018), "Mình gọi nhau là cưng" (2019), "Đừng vội ghét khi chưa kịp thương" (2020), "Sài Gòn còn thương thì về" (2021), "Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình" (2022)./.

Nguồn: VOV.VN

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cảm xúc thành lời
Bài viết về tập truyện HỒN MA FB của nhà thơ Đỗ Anh Thư.
Xem thêm
Nhịp thời gian – nhịp thở tâm hồn
Bài viết về tập thơ Nhịp thời gian của Hoàng Đình Hòa
Xem thêm
Cổ tích mới thời thế giới phẳng
Về tập truyện Hồn ma Facebook của Đỗ Anh Thư
Xem thêm
Cổ tích cảnh sát - Ánh sáng từ những ngôi sao trên công an hàm!
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển, nên sẽ dễ ngạc nhiên và tò mò khi nghe cái tên tác phẩm này. “Cổ tích cảnh sát”? Chuyện cổ tích dành cho cảnh sát giới hay chuyện cổ tích về cảnh sát?
Xem thêm
Những con người trong CƠN MƯA DÀI khát khao hạnh phúc
Nhân đọc tập truyện vừa của nhà văn Lệ Hồng
Xem thêm
Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt
“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận,
Xem thêm
Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định
Xem thêm
Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!.
Xem thêm
Đọc “Nước mắt và niềm vui...” của đại tá Vũ Thành Trung
Tham luận của nhà văn Kim Quyên tại buổi ra mắt sách của Đại tá Vũ Thành Trung
Xem thêm
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình”
Với mong muốn giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về cuộc sống khó khăn vất vả nhưng đầy lạc quan tại huyện đảo Trường Sa, nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt bộ sách Trường Sa! Biển ấy là của mình (Lionbooks và NXB Hà Nội). Bộ sách được thực hiện song ngữ Việt – Anh với 2 tập: Phong ba nơi đầu sóng và Biển ấy là của mình.
Xem thêm
Triệu ngày khắc khoải cùng sự hy sinh của người lính
‘Triệu ngày khắc khoải’ là cuốn sách thu hoạch từ cuộc vận động viết về đề tài thương binh liệt sĩ, vừa được tổng kết và trao giải vào sáng 22/12 tại TP.HCM.
Xem thêm
Thi pháp nhân vật, một thành công lớn về Lốc xoáy của nhà văn Võ Minh
Bài viết của thầy giáo Lê Đình Hòa đăng trên Dân Việt.
Xem thêm
Những hình ảnh ấm áp về buổi ra mắt Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín
Những hình ảnh ấm áp về buổi ra mắt Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín.
Xem thêm
Nhà văn trẻ và cuộc trinh thám từ dấu vết muội tro
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất vừa đóng góp tác phẩm mới có tên gọi Muội tro vào dòng văn học trinh thám.
Xem thêm
Sinh viên đồng hành cùng “Miền Nam xưa ngái”
“Miền Nam xưa ngái”- những câu chuyện ám ảnh về người & đất
Xem thêm
Trưng Nữ Vương - Tiểu thuyết lịch sử của Phùng Văn Khai (Hồi thứ hai phần 2)
Nhà văn Phùng Văn Khai sinh năm 1973 tại ại Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Anh hiện đang công tác Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp bậc thượng tá, chức danh Phó Tổng Biên tập, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Phó Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam Nhiệm kỳ (2020 - 2025). Phùng Văn Khai được biết đến là một tác giả viết nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử nhất gồm 6 bộ gồm: Phùng Vương, Ngô Vương, Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc. Và sắp tới đây anh sẽ ra mắt bộ tiểu thuyết thứ 7 “Trưng Nữ Vương”. Trong những tiểu thuyết lịch sử của anh, bạn đọc đặc biệt chú ý đến các bộ tiểu thuyết; Phùng Vương, Ngô Vương, Triệu Vương phục quốc, trong đó bộ tiểu thuyết Ngô Vương nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam thời kỳ 2016 - 2019. Qua trao đổi trước khi bộ Trưng Nữ Vương sắp được ra mắt, anh cho biết, bộ tiểu thuyết lịch sử này sẽ có nhiều nét mới trong lối hành văn nên văn phong cũng khác hẳn. Và tiểu thuyết Trưng Nữ Vương là tiểu thuyết đầu tiên của anh có nhiều tình tiết hư cấu, có nhiều giai thoại lẫn thần thoại xoay quanh các nhân vật chính, nó thể hiện sự khác lạ so với các tiểu thuyết trước đây. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Hồi thứ nhất của Bộ tiểu thuyết lịch sử này.Phùng Hiệu giới thiệu
Xem thêm