TIN TỨC

Xuân Phượng và những ngả rẽ định mệnh trong đời

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-04-18 10:22:50
mail facebook google pos stwis
1035 lượt xem

Thật khó mà định vị nghề nghiệp của người phụ nữ có tên Xuân Phượng, tác giả của Gánh gánh gồng gồng (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2020), bởi cuộc đời hết sức phong phú và thú vị của bà đã đưa người phụ nữ 93 tuổi đi qua không biết bao nhiêu trải nghiệm khó quên.

Ở tuổi ấy, danh mục nghề nghiệp của Xuân Phượng kéo dài qua hai thế kỷ, từ chuyên gia thuốc nổ, phiên dịch, bác sĩ, phóng viên chiến trường tới đạo diễn, chủ phòng tranh, nhà văn…

Từ nữ sinh đến phóng viên chiến trường

Năm 1945, ở tuổi 16, bà cùng người cậu bí mật từ giã gia đình, đạp xe ra bờ sông, để vào chiến khu. Gần đến nơi, chiếc xe của cậu bị xẹp bánh, người cậu chạy về lấy bơm xe. Ngay lúc đó, lính Pháp đi càn, không chờ cậu được, vội bỏ xe đạp, một mình bà lên đò. Con đò đưa cô nữ sinh xuất thân từ gia đình tri thức trung lưu ở Huế, thoát ly theo cách mạng.

Khi Bộ quốc phòng tìm người biết tiếng Pháp vào Nga nghiên cứu kỹ thuật Bộ quốc phòng, bà là người nữ duy nhất được chọn về làm việc ở Quân giới Liên khu IV. Bà phụ trách 1 tổ Pulmynate (thuốc làm kíp nổ) mà không biết rằng từ việc này, mình trở thành một trong 3 người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chế tạo thuốc nổ.


Tác giả Xuân Phượng.

Năm 1967, bà là phiên dịch cho đoàn phim của đạo diễn người Hà Lan Joris Ivens khi làm phim Vĩ tuyến 17 – chiến tranh nhân dân. Đây là chuyến đi định mệnh để tiếp tục đưa cuộc đời bà sang trang khác. Ông Ivens khuyên bà nên làm phóng viên chiến trường vì thấy bà rất có khả năng. Điều này làm bà đắn đo suy nghĩ mãi, khi mình đã ở tuổi 37 mà chuyển ngành, bỏ công việc ổn định lương cao, chuyển sang làm phóng viên chiến trường là trở về lương khởi điểm như người lao công.

Nhưng rồi bà đã quyết! Năm 1968, Xuân Phượng được cử đi B (chiến trường miền Nam), là nữ phóng viên chiến trường hiếm hoi của Việt Nam ở thể loại “hình ảnh động”. Từ đó, bà đi khắp các chiến trường ác liệt nhất, thể hiện những thước phim quay được thành những bộ phim tài liệu ấn tượng trong vai trò đạo diễn, quay phim.

Bôn ba nước ngoài tìm việc ở tuổi 60

Năm 1989, khi nghỉ hưu, đời sống khá chật vật, bà nghĩ, người ta xuất ngoại từ tuổi thanh niên, mình đi lúc tuổi hưu, tìm cơ hội xem sao. Bà đi vay bạn bè tiền để đi mua một chiếc vé máy bay đi Pháp mà bà phải nói dối là mở tiệm kẻo mọi người lại trách mình… lẩm cẩm.

Thời gian ở Pháp, bà làm thông dịch. Một số người đề nghị bà nên quảng bá văn hóa Việt, trong đó có cả những bạn đang cầm cọ vẽ ở Pháp. Đây chính là bước ngoặt của bà, vì bà tin rằng tranh ảnh là thông điệp văn hóa dễ đi vào lòng người. Bà làm ngay một cuộc triển lãm tranh Việt Nam tại Paris, Pháp trước khi chuẩn bị về lại quê nhà.

Bà kể lại: “Không ngờ tranh Việt Nam lại được yêu quý đến thế, người ta mua gần hết số tranh triển lãm. Về Việt Nam, tôi liền mở phòng tranh tư nhân đầu tiên. Khi tôi đi xin giấy phép mở phòng tranh tư nhân, cán bộ nơi cấp phép lo lắng dùm cho tôi vì thời điểm năm 1991 ấy, phòng tranh tư nhân làm sao địch nổi phòng tranh nhà nước, và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng, từ chỗ chỉ có 2000 USD để mở, bây giờ phòng tranh Lotus của tôi đã có chi nhánh ở TP.HCM, Phú Quốc, Pháp, Nhật”.

Thực hiện hàng trăm cuộc triển lãm tranh ảnh Việt ở nhiều nơi trên thế giới, bà nghiễm nhiên trở thành một bà đỡ cho các họa sĩ trẻ Việt Nam. Bà còn tham gia làm phim, viết và phối hợp chuyển ngữ nhiều cuốn sách văn hóa, lịch sử Việt sang tiếng Pháp và ngược lại. Bà chủ gallery Lotus không ngờ có ngày, nhờ những hoạt động của mình, được Chính phủ Pháp trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng năm 2011.


Xuân Phượng kí tặng độc giả trong lần ra mắt sách.

Cuộc đoàn viên sau gần 40 năm và hồi ký để đời

Xuân Phượng xa gia đình năm 16 tuổi đến năm 60 tuổi mới gặp lại. Trong quãng thời gian đó, bà bặt tin gia đình mình.

“Sau gần 40 năm xa cách, trong bữa cơm đoàn viên lần đầu tiên được gặp lại mẹ mình, tại Pháp, mẹ tôi nói: “Con ơi, con đi giúp họ làm chi cho gia đình mình ly tán”. Từ đó, tôi hiểu rằng mình phải làm một cái gì đó” – bà kể – “Tôi muốn mẹ tôi biết rằng, nỗi đau khổ của người ra đi còn đau khổ hơn 10 lần người ở lại. Tôi đi không phải để gia đình ly tán, mà đi để có ngày được sum họp. Từ đó, tôi ý thức rằng mình phải viết lại cuộc đời của mình”.

Cũng từ phòng tranh đầu tiên ở TP.HCM này, năm 2001, bà có một người khách xem tranh đặc biệt – Tổng biên tập tờ Madame Firago. Người khách ấy ngạc nhiên khi biết bà chủ phòng tranh này từng là một phóng viên chiến trường và đề nghị Xuân Phượng kể lại câu chuyện đời mình. Ba tuần sau, bà nhận được thư từ nhà xuất bản nổi tiếng Plon, đề nghị mình viết hồi ký bằng tiếng Pháp.

Xuân Phượng nghĩ rằng bà mình làm một việc rất bình thường của người phụ nữ kể lại cuộc đời mình. Nhưng cuốn sách Áo dài đã gây tiếng vang lớn khi phát hành, và bán đến 300 ngàn bản. Bà nói rằng, đó là “một vinh dự không phải cho riêng bản thân tôi, mà là niềm vui cho tất cả những người đàn bà nào đã từng chịu đựng, vất vả, khổ đau, hy sinh”.

2 năm trước, trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, phải ở nhà nhiều hơn, ở tuổi 91, bà lại ngồi vào bàn viết lại cuốn hồi ký Áo dài bằng tiếng Việt, mang tên Gánh gánh gồng gồng.

Bây giờ, ở tuổi 93, Xuân Phượng vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Bà cười giòn khi được nhiều người hỏi liệu mình có thêm những ngả rẽ định mệnh nào ở tuổi gần đất xa trời. Mà thôi, cuộc đời người phụ nữ ấy đã quá phong phú, như giới truyền thông từng gọi là một phần của pho sử phụ nữ Việt thu nhỏ, có lẽ cũng không cần phải “hỏi cắc cớ” thêm làm gì.

Thú vị “Gánh gánh gồng gồng”

Cuốn sách Gánh gánh gồng gồng đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam ngay lần xuất bản đầu tiên năm 2020. Một thời gian dài, cuốn sách liên tục nằm trong danh mục sách bán chạy nhất của nhiều sàn thương mại điện tử. Hai tháng sau khi phát hành, cuốn sách đã tái bản, và đã tái bản lần thứ 2 với 2.000 bản in/ lần xuất bản.

 Minh Minh/Vanvn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm
Con người Chí Phèo
Cái chết của Chí phèo như bản cáo trạng về xã hội thực dân nửa phong kiến thối rữa, nhàu nát, là tiếng kêu oan khốc thấu tận trời xanh của những kiếp người “siêu khổ”.
Xem thêm
Nguyễn Ngọc Hạnh - Hồn thơ reo mãi phía làng
Bài viết của Hoàng Thụy Anh và phóng sự ảnh của Nguyên Hùng
Xem thêm
‘Bút chiến’ thời Tự Lực Văn Đoàn
Trước khi được giải Lý luận phê bình của Hội Nhà văn năm nay thì “Tự chủ văn chương và sứ mệnh tự do” đã được chú ý trong cộng đồng đọc. “Câu chuyện cũ nhưng cách tiếp cận mới, khảo tả công phu, chưa kể những dẫn chứng “đấu đá” hậu trường văn chương, đọc rất vui”, độc giả bình luận.
Xem thêm
Khối đa diện “Mộng đế vương”
Nhà văn Nguyễn Trường chọn xứ đạo ở Cồn Phụng của ông Nguyễn Thành Nam, đạo vừa vừa, gọi là Đạo Dừa
Xem thêm
Hồn quê trong một sắc thơ miệt vườn
Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014) - đúng ra năm sinh: 1927 - tên thật Trương Khương Trinh (bút danh khác: Hà Huy Hà, Ngân Hà, Trinh Ngọc, Cửu Long Giang…, gốc người làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay là Kiên Giang).
Xem thêm