TIN TỨC

Bạch hóa hành trình sinh tử đời và thơ Nguyễn Bính!

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-19 12:18:30
mail facebook google pos stwis
1830 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Con gái đầu lòng của nhà thơ Nguyễn Bính là bà Nguyễn Bính Hồng Cầu, sinh ngày 18/9/1952 tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Bà Nguyễn Bính Hồng Cầu cũng là người con duy nhất nối nghiệp cầm bút của cha mình.

Nguyễn Bính Hồng Cầu đã xuất bản các tập thơ “Ca dao một nửa”, “Nhặt bóng mình”, “Đau đáu trăm năm”, “Thức với miền xưa”... Bà Nguyễn Bính Hồng Cầu là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và từng đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM từ năm 1998 đến năm 2008.

Bà Nguyễn Bính Hồng Cầu bày tỏ mục đích viết cuốn sách ký sự “Cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính” là nhằm cung cấp thêm những dữ liệu đáng tin cậy về cuộc đời Nguyễn Bính, bởi lẽ “giấy trắng mực đen còn tam sao thất bổn, huống chi là qua hồi ức của mọi người với nhiều năm tháng chất chồng, tránh sao khỏi bị xô lệch, nảy sinh ra nhiều dị bản”.

Xác định “một đời cha tôi luôn là kẻ tha hương”, nên bà Nguyễn Bính Hồng Cầu tự nhủ con đường cha mình đã đi qua, chính là “hành trình sinh tử đời và thơ”. Quả thật, cuộc đời nhà thơ Nguyễn Bính tang bồng chìm nổi nhiều nơi, được ông bộc bạch ở tác phẩm “Trường hận ca” viết trong những ngày phiêu dạt phương Nam: “Em còn chua xót gì tôi/ Một thân mà cả bốn trời gió sương/ Một thân trăm nỗi tủi hờn/ Một thân ngàn vạn phiến đờn long cung/ Một thân ức triệu não nùng/ Một thân vô số bão bùng em ơi”.

Nguyễn Bính Hồng Cầu không có cơ hội gần gũi cha mình, vì sau khi nhà thơ Nguyễn Bính tập kết ra Bắc năm 1954 cho đến khi mất vào năm 1966, thì bối cảnh đất nước chia cắt đã không cho họ gặp lại nhau. Viết về cha mình, cũng là cách bà Nguyễn Bính Hồng Cầu tìm lại cội nguồn.

Trong cuốn sách “Cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính” nêu lý lịch khá rõ ràng, nhà thơ Nguyễn Bính là con trai thứ ba trong số bảy người con của ông Nguyễn Đạo Bình “thầy tôi dạy học chữ nho/ dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh/ có gì, tiếng cả nhà thanh/ cơm ăn đủ bữa áo lành đủ thay”. Người anh cả của Nguyễn Bính là ông Trúc Đường - Nguyễn Mạnh Phác, người sáng lập báo Trăm Hoa, mà tác giả “Lỡ bước sang ngang” có thời gian kế tục làm chủ bút vào năm 1956 tại Hà Nội

1. Bạch hóa về hậu duệ của Nguyễn Bính

Ngoài con gái đầu lòng Nguyễn Bính Hồng Cầu của người vợ đầu tiên Hồng Châu – Nguyễn Lục Hà, nhà thơ Nguyễn Bính còn có thêm 4 người con nữa.

Con gái thứ hai Nguyễn Hương Mai sinh năm 1954 từng công tác trong ngành giáo dục tỉnh Bến Tre, là kết quả cuộc hôn nhân thứ hai với bà Mai Thị Mới. Trong bài “Gửi vợ miền Nam”, nhà thơ Nguyễn Bính viết: “Hương Mai tên xóm quê nhà/ Vợ chồng liền đặt con là Hương Mai”. Tuy nhiên, theo lý giải của Nguyễn Bính Hồng Cầu, thì Hương Mai phát sinh từ địa danh rạch Hang Mai thuộc xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Người con trai thứ ba của nhà thơ Nguyễn Bính có tên là Nguyễn Hiền, sinh năm 1957. Nhà thơ Nguyễn Bính khi chủ bút báo Trăm Hoa đã sống chung như vợ chồng với cô thư ký Phạm Vân Thanh cùng làm việc ở đây. Mối quan hệ của họ không lâu bền, Phạm Vân Thanh có hạnh phúc khác và Nguyễn Bính tự nuôi con. Trong khốn quẫn, nhà thơ Nguyễn Bính đã để thất lạc con trai, lúc Nguyễn Hiền được 13 tháng tuổi.

Từ cuối năm 1958, nhà thơ Nguyễn Bính về lại Nam Định sinh sống, có một thời gian gá nghĩa với bà Trần Thị Lai và có hai con trai. Con trai thứ tư của nhà thơ Nguyễn Bính được đặt tên Nguyễn Tiến Sĩ ra đời năm 1960, nhưng không may yểu mệnh.

Con trai thứ năm của nhà thơ Nguyễn Bính là Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1963. Ông Nguyễn Mạnh Hùng hiện nay định cư ở nước ngoài, và mang đến cho nhà thơ Nguyễn Bính được hai cháu nội là Nguyễn Mạnh Dũng và Nguyễn Ngọc Long.

2. Bạch hóa về cái chết của nhà thơ Nguyễn Bính

Trong cuốn “Cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính”, bà Nguyễn Bính Hồng Cầu khẳng định Nguyễn Bính sinh năm 1917 (chứ không phải 1918 như nhiều tài liệu trước đây) tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Đã có không ít truyền kỳ về cái chết của nhà thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Bính Hồng Cầu, thì nhà thơ Nguyễn Bính qua đời khoảng 8h sáng ngày 20/1/1966 tại nhà riêng của người bạn Tân Thanh ở xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Hôm ấy là sáng 29 tháng chạp âm lịch, nhà thơ Nguyễn Bính ra cầu ao rửa mặt, thì thổ huyết và trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 48.

Bà Nguyễn Bính Hồng Cầu chia sẻ: “Sáng mùng hai Tết, cha tôi được Ty Văn hóa đưa về nghĩa trang Cầu Họ an táng. Cũng sáng mùng hai Tết, hai cha con bác cả tôi về Nam Định để đưa tang cha tôi, ngang qua Cầu Họ thấy một đám ma không kèn trống, không người đưa tang. Bác đâu ngờ đó là đám tang đứa em trai ruột thịt của mình”.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tố Hoài “mang bão giông khát vọng cuộn về em”
Bài viết của nhà thơ Xuân Trường về tập thơ mới của Tố Hoài
Xem thêm
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Xem thêm
Người chiến sĩ ấy - Tập truyện ngắn hay về người lính Bộ đội Cụ Hồ. 
Mỗi tập sách dày trên dưới 700 trang (khổ 16 x24cm), tạp chí Văn nghệ Quân đội vừa trình làng hai tập truyện ngắn hay mang tên Người chiến sĩ ấy (*) Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ - chủ biên bộ sách này “ Đây là công trình nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị ( 22/12/1944-22/12/2024)”. 
Xem thêm
Nhà thơ Thiên Hương sắp ra mắt tập thơ “Đoá sen hồng an nhiên”
Nhà thơ Thiên Hương sẽ ra mắt tập thơ mới “Đoá sen hồng an nhiên” vào 17h, ngày 21/01/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM.
Xem thêm
Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng
Đọc “Đường thơ… lặng bước” của nhà thơ xứ Đoài - Đào Ngọc Chung
Xem thêm
Long lanh một dải sông Hàn dưới góc nhìn của tâm thức văn hóa
Long lanh một dải sông Hàn được viết bắt nguồn từ một tình yêu nguồn cội đến cháy lòng và niềm hy vọng đối với Đà Nẵng - điều luôn làm tác giả Tần Hoài Dạ Vũ cảm thấy nhẹ nhàng, hãnh diện.
Xem thêm
Những điều phi thường trong Thế giới bình thường
Bộ tiểu thuyết 3 tập Thế giới bình thường lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt...
Xem thêm
Tính vô thường trong “Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc
Khi cảm xúc được trần tình không che giấu, cái Tôi trữ tình sẽ tràn dâng, réo đuổi mãnh liệt nơi hồn. Ở đó, ta bắt gặp một thế giới nội tâm vật vã với tiếng lòng thổn thức. Ở đó, những lạc lõng, cô đơn, nhỏ bé…của kiếp người như được trải ra, dài ra, vô tận. Nhân sinh chìm nổi, vạn vật vô thường vốn thuộc về qui luật, và có lẽ vì cảm thấu sâu sắc điều này nên nhà thơ đã thẩm mĩ hoá cuộc sống bằng những vần thơ khắc khoải, da diết, đậm tính vô thường.“Từ khi chim vịt kêu chiều” của Huỳnh Duy Lộc là một trong những tập thơ mang màu sắc ấy.
Xem thêm
Giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền của nữ nhà văn Tạ Lăng Khiết
Hội nhà văn TP.HCM và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi giới thiệu tiểu thuyết Song Nguy Thuyền Tạ Lăng Khiết
Xem thêm
Viết bằng trái tim nồng ấm và chan chứa nhân văn…
Nguồn: Thời báo Văn học - Nghệ thuật
Xem thêm
Những cuộc du lịch chữ…*
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng trên Văn nghệ số 47/2023
Xem thêm
Lời giới thiệu tập “Thơ tình Trịnh Duy Sơn”
Bài giới thiệu của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm
Hoàng Anh – Một giọng thơ triết luận, dịu dàng và giàu nữ tính
Nguyên Khôi là tập thơ thứ 3 của nhà thơ Hoàng Anh. Tập sách được chị dành nhiều thời gian, tâm sức chắt chiu, tỉ mẩn để hoàn thành nó. Vì thế, Nguyên Khôi mới có có được sự đầy đặn và chỉn chu như thế.
Xem thêm