TIN TỨC
  • Truyện
  • Rừng Đêm - Truyện ngắn của Hồng Chiến

Rừng Đêm - Truyện ngắn của Hồng Chiến

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-06-20 18:31:38
mail facebook google pos stwis
1454 lượt xem

Đêm cuối tháng, bầu trời giống như một chiếc bánh đa lấm tấm những hạt vừng màu trắng, nhấp nháy, nhấp nháy. Thỉnh thoảng từng cơn gió xô cây rừng ào ào như dòng thác đổ. Tiếng mấy con tắc kè thi nhau gọi bạn xen lẫn tiếng chim cú mèo khắc khoải vang lên, vọng vào màn đêm, gây nên cảm giác lạnh lẽo. Bên bếp lửa được chất bằng mấy cành cây bằng lăng, Hiền và Trang thỉnh thoảng đưa mắt nhìn nhau ra vẻ bồn chồn.

Nhà văn Hồng Chiến

Từ chiều, ông Hương - người chú của hai đứa đã chuẩn bị đèn để đưa chúng đi khám phá rừng đêm. Ông là người có kinh nghiệm hơn ba mươi năm ở rừng. Năm mười tám tuổi, ông Hương từ biệt quê hương đất Cảng, hăng hái xung phong lên đường vào Nam đánh giặc. Vào Tây Nguyên, ông được giao nhiệm vụ chuyên mảng hậu cần – hay nói chính xác hơn: chuyên làm rẫy trong rừng Trường Sơn, tích trữ lương thực trong những ngày chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Hòa bình lập lại, ông về quê đưa gia đình vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới. Hiền và Trang, hai đứa cháu song sinh con ông anh cả đang học lớp 9, nghỉ Tết vào thăm. Nghe chú nói chuyện về rừng, đặc biệt là ban đêm quan sát thú rất dễ, vì nếu ta soi đèn, con thú thấy lạ đứng im nhìn thẳng vào đèn, hai mắt phản chiếu ánh sáng lại giống như hai ngọn đèn đứng song song với nhau. Tùy theo từng loại thú, ánh mắt phản xạ lại có màu khác nhau như: xanh, đỏ, hồng… Gặp loại thú nhỏ như: chồn, thỏ, nhím... ta lại gần nhìn rõ từng sợi lông của chúng, chúng cũng không chạy. Rừng Tây Nguyên có con cheo, một loài thú móng guốc nhưng con lớn nhất chỉ to hơn bắp chân người lớn một chút, hình giáng y hệt con mang, ngoài Bắc gọi con hoãng. Loại cheo mới gặp đèn lần đầu, nó cứ giương mắt nhìn, cho đến khi ta chạm chạm vào nó, nó mới chạy.

Loài thú lớn “ăn đèn” nhất phải kể đến hoẵng và nai; hai loại này khi thấy ánh đèn tò mò đứng nhìn, ta có thể vào cách nó khoảng hai chục mét, nó vẫn không chạy. Dưới ánh đèn, mắt con cái bao giờ cũng có màu xanh ngọc bích, còn con đực màu đỏ. Riêng đối với hổ, mắt màu hồng khi gặp ánh đèn thường lóe lên tia mà không loài thú nào như thế; cái khác nữa, khi hổ nhìn đèn chỉ trong vài giây ta chỉ còn thấy một mắt, còn mắt kia nhắm lại, một chốc nó lại đổi mắt, mở bên này, nhắm bên kia. Trong rừng cũng có loài thú ghét ánh đèn, như heo rừng; chỉ cần thấy ánh sáng lia qua, nó bỏ đi ngay.

Nghe chuyện chú kể, Hiền thích lắm. Ở tuổi mười bốn, giàu tưởng tượng và mơ mộng, Hiền ao ước được theo chú vào rừng đêm một lần cho biết. Oái oăm thay tối nay, khi sắp đến giờ đi thì chú bị đau bụng nên lỡ mất dịp. Thím và các em đã về quê ăn tết, hai đứa ngồi mãi sốt ruột, Hiền vào xin với chú:

-Chú cho hai anh em con đi thử một vòng xung quanh rẫy rồi về có được không ạ?

-Cũng được.

Người chú miễn cưỡng chấp nhận và dặn thêm:

-Nhớ là chỉ đi xung quanh rẫy một vòng, xong rồi về nhé.

Hiền mừng rơn “dạ” rõ to rồi đội đèn, xách cây mác bước ra cửa; Trang cầm theo cây đèn pin đi phía sau. Dưới ánh đèn phát sáng từ bình ắc quy nhỏ đeo bên hông, mọi cảnh vật hiện ra rõ như ban ngày trước mắt Hiền. Hai anh em vui vẻ đi lên rẫy, cách nhà một đoạn không xa lắm, khám phá rừng đêm.

*

**

Bỗng Trang giật giật vạt áo Hiền thì thào:

-C… ó c… ó con gì kìa!

-Phía nào?

-Nó, nó đấy, tiếng kêu...

Thật chú ý mới phân biệt được tiếng động thoảng trong gió ào lên rồi tắt lịm, một lúc lại ào lên rào rào. Cảnh đêm tỉnh mịch khiến Trang thấy rờn rợn; cái hăng hái ban đầu tan dần theo bước chân quanh rẫy. Chắc đêm đã khuya, đi mỏi chân mà chưa hết một vòng quanh rẫy giáp với rừng già mà không thấy con gì; thần kinh căng như dây đàn. Trang vốn “yếu bóng vía” nên lúc này nghe tiếng động, hơi run. Hiền chuyển cây mác từ trên vai xuống tay, quét đèn về phía tiếng động, vẫn không thấy con thú nào bắt đèn mà tiếng rào rào nghe mỗi lúc một gần. Trang đi sát vào bên người Hiền, mắt nhìn chằm chằm theo vệt sáng đèn, tay nắm chặt cán dao. Hai anh em lò dò đến sát bên tiếng động phát ra giữa hai luống khoai và bật cười thành tiếng. Dưới đám lá cây khô gió đưa từ rừng ra, đàn mối đang mải mê làm việc; tiếng động rào rào là do chúng gây ra.

-Em cứ tưởng con gì, hồi hộp quá.

-Đàn ông gì mà nhát như thỏ thế!

-Sao lũ mối nhỏ tí vậy mà tạo nên tiếng kêu tho thế?

-Tại cả bầy hàng triệu con cùng lúc làm việc nên mới hợp thành tiếng động lớn. Hôm nay không may, đi cả buổi chẳng thấy con gì cả.

-Về thôi anh, tối mai nhờ chú dẫn đi.

-Ừ thì về.

*

**

Ra khỏi rẫy, hiền bước nhanh hơn trên con đường trở về. Bỗng một vệt sáng lóe lên đỏ rực như cục than hồng trước gió khi ánh đèn quét qua ngay khúc ngoặt của con đường. Hiền dừng lại, tim đập thình thịch như vừa chạy một đoạn đường dài. Đốm sáng chạm ánh đèn, cứ lóe lên rồi tắt, lại lóe lên rồi vụt tắt. Hiền nói nhỏ:

-Có con thú phía trước, ta vào gần xem thử con gì.

Hiền đi trước nhằm đốm đỏ bước gần đến, bụng nhủ thầm: phải vào gần, nép vào cây bên đường kia nhìn cho rõ. Trang vẫn giương mắt nhìn theo ánh đèn, bám sát Hiền. Đến bên cây bằng lăng, khoảng cách chắc chỉ còn hai chục mét, Hiền nhìn rõ con thú có bộ lông vàng, vằn đen kéo từ lưng xuống bụng, ngồi trên hòn đá dài độ một sải tay người lớn, đang chăm chú nhìn ánh đèn. Tưởng mình hoa mắt, Hiền quét ánh đèn lên trời, con thú cũng ngước lên trời nhìn theo. Lúc này Hiền thấy rõ đúng là con hổ chặn mất đường về. Thôi liều vậy, Hiền tự nhủ và nói nhỏ với Trang, giọng run run:

-L… eo l…eo l… ên c… ây.

-Gì cơ?

-C… ó c… o… n c… o… n h… ổ.

Nghe Hiền nói, Trang vội vã ôm cây leo lên, nhưng cứ leo lên được khỏi mặt đất một tý lại trượt xuống, đến cả chục lần không thể nào bám vào cành phía trên, cách đầu khoảng nửa mét. Từ nhỏ, Trang nổi tiếng nghịch ngợm, thích leo trèo, ở đâu có tổ chim thì cao mấy cũng leo lên bắt cho kỳ được. Thế mà giờ đây cái cây chỉ to bằng đầu người, cành cách mặt đất chừng hai mét trèo mãi không tới nơi; có lẽ đây là lần đầu tiên “vua trèo cây” gặp chuyện lạ này. Hiền thả cây mác trên tay xuống đất, nói nhỏ:

-Bám chặt vào cây, leo lên cái chạc phía trên.

Hiền dùng tay đẩy vào đít cho Trang làm điểm tựa vươn người, bám được vào cành cây xong mới định ôm gốc cây trèo lên sau. Bất ngờ…

-B… ịch!

Một cú giáng rất mạnh lên đầu, làm Hiền ngã vật ra, đèn đội trên đầu cũng văng mất. Tiếng hổ gầm lên:

-H…ù… m.

*

**

Cơn đau dịu dần rồi ông Hương thiếp đi, không biết ngủ được bao lâu, bỗng giật mình choàng dậy khi nghe tiếng gầm:

-H… ừ… m.

Vùng dậy, với con dao và cây đèn pin, ông Hương lật đật chạy lên rẫy. Nếu chẳng may có chuyện gì xảy ra với hai cháu… ông Hương không dám nghĩ tiếp. Chẳng lẽ con hổ quái ác kia đã bỏ đi từ lâu, nay bất ngờ trở về chăng?

Ngày ấy…

Buổi sáng, khi ông mặt trời còn chưa kịp thức giấc; tiếng chim hót, tiếng gà rừng gáy, tiếng hoẵng kêu thường đan lẫn nhau vang vọng cả khu rừng. Các âm thanh náo nhiệt đó như một bản hòa tấu riêng của núi rừng Tây Nguyên. Hôm nào trở trời có thêm tiếng hót của bầy vượn nô đùa rượt đuổi nhau như làm xiếc trên các cành cây, náo động cả cánh rừng. Ông Hương thường ra rẫy thật sớm để tận hưởng âm thanh của bản “hòa tấu nhạc rừng” do các loài thú và chim trình diễn. Không biết từ lúc nào ông Hương đã “nghiện” nghe bản “nhạc rừng”; cho dù có buồn bực hay tức giận đến mấy, ông cũng cảm thấy tâm hồn thư thái lại, mọi ưu phiền được xua đi hết cả.

Hôm ấy, như thường lệ mỗi ngày, ông vác súng lên rẫy khi trời còn mờ mờ tối. Những vì sao chưa kịp đi ngủ hết, vẫn nhấp nháy phía tây trên bầu trời xanh ngắt. Ngọn đèn trên đầu ông soi loang loáng trên các luống khoai, hàng bắp, nhưng không phát hiện có dấu hiệu của bất kỳ con thú hoang nào bén mảng vào rẫy.

Bình minh, mấy đám mây hồng treo trên ngọn núi phía đông, viền thêm mấy dải mây màu trắng bồng bềnh nơi triền núi. Xa xa, tiếng con chim lạ thỉnh thoảng lại cất lên nghe the thé, xé toạc buổi ban mai yên tĩnh; không biết chim gì mà tiếng kêu nghe rờn rợn. Núi rừng đang bừng dậy với hơi thở nhẹ nhàng của cỏ cây, hoa lá; nhưng thiếu tiếng chim hót như mọi hôm. Tại sao vậy nhỉ? Ngay cả mấy bầy gà rừng đông hàng trăm con thường rủ nhau ra rẫy kiếm ăn hôm nay cũng im hơi, lặng tiếng không cất tiếng gáy gọi bình minh. Ông Hương buồn bã rời bìa rẫy đi về chòi dựng bên bờ suối, lòng nặng trĩu như vừa đánh mất một cái gì đó quý báu; ông chầm chậm bước theo lối mòn xuống suối rửa mặt.

Gần đến bờ suối, ông Hương sững người không tin vào mắt mình: ngay bờ suối đối diện, một con hổ to như con bò kéo xe ngồi chồm hỗm trên hòn đá mắt nhìn xuống dòng suối chảy phía dưới. Lúc ông nhìn thấy nó, cũng vừa lúc nó quay đầu trợn tròn mắt lên nhìn ông. Bốn mắt giao nhau, bản năng tự vệ của con người trỗi dậy, khẩu súng trên vai chuyền nhanh qua tay, giương lên trời…

-H… ùm!

-Đoàng!

Tiếng hổ gầm kèm theo tiếng súng nổ dữ đội xé toạc buổi bình minh êm ả. Ông Hương bắn như trong mộng, thao tác như một cái máy. Đạn nổ xong, ông nhảy tạt ngang qua gốc cây dầu đá bên rìa đường. Con hổ hình như cũng bị bất ngờ trước cuộc chạm trán; thấy người giương súng lên, nó cũng tung mình rời hòn đá bay qua suối, lao thẳng vào đối thủ. Chân trước của con hổ còn kịp xé toạc một bên vai áo, vạch ba đường trên vai ông Hương trước khi chạy thẳng vào rừng sâu. Vết thương của ông phải điều trị hơn tháng mới lành. Từ đó đến nay đã hơn chục năm trôi qua, không có con hổ nào bén mảng tới vùng này nữa, thế mà…

Đúng rồi, sự im lặng của rừng là dấu hiệu báo trước chúa sơn lâm đang có mặt; tại sao mình không nhớ ra điều ấy nhỉ? Có bao giờ khi màn đêm buông xuống, rừng già lại vắng tiếng chim gọi bầy hay tiếng gà gáy, vượn hót… như đêm nay? Lẽ ra ta phải biết điều đó chứ - ông Hương vừa chạy vừa tự trách mình. Những sợi tóc muối tiêu đẫm nước.

*

**

Đến đoạn đường cong, ông Hương sững người khi thấy ánh đèn của mình chạm vào ánh sáng xanh xuyên qua các gốc cỏ của một ngọn đèn pin khác. Bước thêm mấy bước, dưới ánh đèn ông thấy hai người cháu nằm còng keo dưới đất, hai chân của Trang kẹp chặt cổ Hiền, ngọn đèn văng qua bên cạnh. Cúi xuống gỡ chân Trang ẵm qua, đặt tựa vào gốc cây rồi định đỡ Hiền thì thấy cháu mở mắt, ngơ ngác nhìn, ngạc nhiên hỏi:

-Cháu còn sống à?

-Còn sống chứ chết thế nào được.

Trang cũng từ từ mở mắt lấm lét nhìn quanh, thấy vậy ông Hương cười bảo:

-Không có gì đâu, đứng lên ta cùng về.

Ông Hương nói xong đội đèn đi trước, Hiền và Trang líu ríu bước theo sau, không ai nói gì thêm. Về đến nhà, ngồi bên bếp lửa Hiền và Trang hình như vẫn còn run. Hiền kể lại chuyện gặp hổ cho chú nghe rồi nói thêm:

-Rõ ràng cháu nghe tiếng hổ gầm lên vồ cháu, sao cháu lại không chết?

-Cháu cũng nghe nó gầm lên một tiếng rất to ạ!

Ông Hương cười, nói với hai cháu:

-Chắc Trang sợ quá bám cây không vững, té xuống đúng người Hiền tạo nên tiếng động làm con hổ giật mình gầm lên thế là cả hai tưởng nó vồ nên… xỉu luôn. Thôi hai đứa đi thay quần đi, ướt hết cả rồi kìa.

Hiền và Trang đỏ mặt đứng dậy, ông Hương nói thêm:

-Tất cả các loài thú rừng, dù dữ đến mấy cũng đều sợ con người, nhất là thấy ánh sáng của đèn; khi gặp thú dữ phải bình tĩnh xử lý, không được hốt hoảng.

Hai người cháu đỏ mặt nhìn nhau. Xa xa tiếng mấy con gà rừng cất lên, vọng đến; như được đánh thức, lũ gà nhà đua nhau cất tiếng gáy tạo nên bản hợp xướng của rừng già, vọng vào núi, ngân dài.

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm
Mẹ | Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Tác phẩm Giải thưởng Truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Tiếng chuông muộn màng – Truyện ngắn của Trần Minh Ánh
Đêm đã khuya, mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ, tiếng điện thoại tôi đổ chuông, bên kia đầu dây là một giọng đàn ông tiếng Quảng Nam nhưng rất lạ: Alo có phải anh Minh không?
Xem thêm
Nguyễn An Bình - Chùm thơ dự thi (Chùm 2)
Buổi chiều cơn mưa nhỏ qua đâyMang theo cánh cò quay về chốn cũCầu Ba Son in bóngRực rỡ trong ánh chiều tàSoi từng nhịp yêu thươngNối khu đô thị mới Thủ Thiêm bao năm cách trởXanh lục bình vừa trôi vừa nởĐêm bừng lên ánh điệnLấp lóa dòng xe xuôi ngược.
Xem thêm
Nguyễn Đức - Chùm thơ dự thi
Tôi ngồi ngẫm lại đời tôiNợ bao ánh mắt nụ cười thân thươngNợ tóc mây bên kia đườngBồng bềnh theo gió, hương sang bên này
Xem thêm
Xuân bên cửa trời
Truyện đăng Văn nghệ Công An
Xem thêm
Tóc xanh, má thắm, môi hồng – Truyện ngắn Nguyễn Hải Yến
Người đàn bà kéo con vào lòng, che chiều gió hắt, hỏi Thụy chờ ai? Có phải cũng đợi chồng? Thụy cười, bảo không, em tìm thấy người yêu rồi, tận chiến trường miền Đông, cũng đã đón được anh ấy về… Em ở đây chờ một người. Khi bạn ấy về, em trả lại lời hứa mười tám tuổi…
Xem thêm
Mê muội - Truyện ngắn Nguyễn Thị Bích Vượng
Một hôm, trời về chiều, mưa bụi lây phây, vẫn như mọi ngày tan giờ làm việc, Lan qua chợ mua thức ăn, rồi hai vợ chồng cùng về, mới đến đầu ngõ, chị nhìn thấy bố chồng đang đứng ở cổng.
Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm