TIN TỨC

Bài thơ viết về vua Hàm Nghi - vị vua yêu nước bị lưu đày

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-17 10:27:38
mail facebook google pos stwis
731 lượt xem
Trong buổi thuyết trình của tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi ngày 10.1 tại Huế, có một chi tiết cảm động liên quan đến bài thơ rất hay viết về vị vua yêu nước bị lưu đày này.
 

Bài thơ của nữ văn sĩ Judith Gautier viết về Hàm Nghi năm 1914. Nhà thơ Nguyễn Duy phỏng dịch trước đây.

Tại Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế, người phiên dịch đọc bài thơ bằng tiếng Pháp, nhà thơ Nguyễn Duy đọc bản dịch:

"… Nước tan, nát cả giống nòi/Bình minh vấy máu, cuộc đời tang thương/ Rồng quằn quại giữa chiến trường/ Chàng tuổi trẻ đấng quân vương sáng ngời/ Lớn trong đau đớn nỗi người/ Mở ra cả một chân trời vô biên…".

Viết về cuộc đời vua Hàm Nghi, chỉ mấy câu thơ này cũng đã quá đủ.

Bài thơ này đã được đưa vào trong phim tài liệu "Đi tìm dấu tích 3 vua" do Đài Truyền hình TPHCM sản xuất và Công ty Truyền thông BHD sản xuất năm 2008. Nhà thơ Nguyễn Duy là một trong các thành viên đi thực hiện bộ phim tài liệu này.

Tháng 6.2008, nhóm làm phim "Đi tìm dấu tích 3 Vua", nhà thơ Nguyễn Duy dẫn chuyện và viết lời đã đến Pháp, đảo La Reunion, Angierie... sưu tầm tài liệu về các vua bị lưu đày (Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân). Tại thư viện thành phố Dinard cực bắc nước Pháp, nơi vua Hàm Nghi thường đến thăm người bạn thân thiết là nữ văn sĩ Judith Gautier, tìm thấy bài thơ bà này viết về Hàm Nghi. Được nhà báo Nguyễn Ngọc Giao giúp dịch nghĩa, Nguyễn Duy đã phỏng dịch một đoạn dùng cho lời bình phim. Hình chụp nguyên văn bài thơ đã bị thất lạc. Hôm 10.1, sau buổi thuyết trình, tiến sĩ Amandine Dabat dã cho Nguyễn Duy chụp lại bản tiếng Pháp bài thơ này in trong cuốn sách của cô.

Đây cũng chính là bài thơ đầu tiên ca ngợi Hàm Nghi, lại là do một người Pháp sáng tác.

Thế là 15 năm sau, tại Huế, nhà thơ Nguyễn Duy đã gặp hậu duệ của vua Hàm Nghi, và xin chụp lại bài thơ trong cuốn sách của cô. Tiến sĩ Amandine Dabat cho biết sắp hoàn thành bản dịch sang tiếng Việt và sẽ xuất bản tại Việt Nam trong năm nay.

Tại buổi thuyết trình, tiến sĩ Amandine Dabat cũng cho biết đã có kế hoạch đưa hài cốt vua Hàm Nghi về nước.

LÊ THANH PHONG (https://laodong.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm
55 năm “Đi trong hương tràm”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Tấm “Giấy thông hành” văn chương
Bài đăng báo Văn nghệ số 35+36/2023
Xem thêm
Bài thơ ĐI HỌC được viết khi tác giả mới 15 tuổi
Hôm qua em đến trườngMẹ dắt tay từng bước...
Xem thêm
Bạn văn ở quê
Đọc Mai Tiến Nghị ( MTN) những năm gần đây, tôi quý giọng văn mộc mạc, chân quê của người vùng chân sóng. Tại trại viết Phú Yên do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, tôi gặp Mai Tiến Nghị. Nhà văn quê hương vốn là lính thời chống Mỹ hẹn hò, dịp nào về quê gặp nhau.
Xem thêm
Thấy gì ở nghệ thuật… xấu?
Bài đăng Văn nghệ số 34/2023
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 2)
Hồi đó ai chẳng thế, Xuân Oanh thường nói vậy mỗi khi các con hỏi vì sao ông theo Cách mạng.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 1)
Đây là bài viết mà sinh thời anh Châu đã âm thầm chuẩn bị với mong muốn một ngày nào sẽ kể lại cho họ hàng, bạn bè và mọi người biết thêm về một người vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là một chiến sỹ ở tuyến đầu trong cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu của Dân tộc
Xem thêm
Thú vị Bảy nổi ba chìm kiểu Nguyễn Bắc Sơn
Vấn đề không phải là Hồi kí thuần túy, mà là tự truyện.
Xem thêm
Nhà văn Minh Khoa, người có duyên kể chuyện
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu dưới đây videoclip do đạo diễn Nguyễn Hoàng thức hiện.
Xem thêm
Nữ văn sĩ đầu tiên đoạt giải Nobel
Điều có thể thấy là tuy số tác giả nữ đoạt giải Nobel Văn học chỉ chiếm tỉ lệ chưa bằng 1/7 so với các đấng mày râu, song bản thân họ lại lập nên những kỷ lục đáng nhớ.
Xem thêm
Những dấu ấn khác biệt của Hoàng Trung Thông
Hoàng Trung Thông được xem là quan văn nghệ
Xem thêm
VOH: Những con người làm nên lịch sử
Tạp chí Hương Sen VOH (Phát sóng 07h-07h30 sáng thứ Sáu hàng tuần trên tần số radio FM99.9Mhz)
Xem thêm
Đoàn Văn công Quân khu 7: Tầm vóc của một Nhà hát nghệ thuật lớn của phía Nam
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống (1962-2022) Đoàn Văn công Quân khu 7
Xem thêm
Chế Lan Viên và những vần thơ viết về sự ra đi của Bác
 Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới nói riêng và nền thơ ca hiện đại nước nhà nói chung. Cũng như nhiều nhà thơ cùng thời, Chế Lan Viên có một tình yêu lớn với đề tài Bác Hồ. Nói đến đề tài này, với cá nhân Chế Lan Viên là phải nhắc đến Người đi tìm hình của nước, bài thơ hay và phổ biến nhất, được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông nhiều năm. Tuy nhiên bên cạnh Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên còn viết nhiều bài thơ khác về Bác.
Xem thêm
Lưu lại chút tình | Nguyễn Trường
Văn nghệ số 17+18 (ngày 29-4-2023)
Xem thêm
Hình ảnh tư liệu về Tọa đàm Làm thế nào để có vùng đất văn học?
Tọa đàm Làm thế nào để có vùng đất văn học? vừa được tổ chức chiều 27/4/2023 tại Khu Du lịch biển Sao Mai
Xem thêm
Kỷ niệm về một tờ báo | Nguyễn Duy
Bài đăng Văn nghệ số 12/2023
Xem thêm
Người thầy kính yêu: Nhà giáo Lê Đình Kỵ: Bình dị đến bất ngờ
Bước chân vào Trường ĐH Tổng hợp TP HCM vào những năm đầu thập niên 1980, có một bậc thầy khiến chúng tôi bất ngờ một cách thú vị, đó chỉ có thể là thầy Lê Đình Kỵ.
Xem thêm