TIN TỨC

Vẹn nguyên Miền xanh thẳm của nhà văn Trần Hoài Dương

Người đăng : staff
Ngày đăng: 2021-08-10 08:28:41
mail facebook google pos stwis
1310 lượt xem

 

Những tâm sự xúc động, những câu chuyện “kể hoài không hết” của đồng nghiệp và khách mời tại Hội Nhà văn TP.HCM vào sáng ngày 6/5, là điều rất thật về nhà văn Trần Hoài Dương, nhân 10 năm ngày mất của tác giả “Miền xanh thẳm”.


Nhà thơ Cao Xuân Sơn (đứng) chia sẻ nhiều kỷ niệm với nhà văn Trần Hoài Dương

Tham dự buổi tọa đàm Trần Hoài Dương – Cuộc đời và tác phẩm có Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Bích Ngân, các nhà văn – nhà thơ: Trầm Hương, Trần Quốc Toàn, Văn Công Hùng, Cao Xuân Sơn, Bùi Phan Thảo, Kim Quyên, Phương Huyền, Võ Thu Hương, nhà nghiên cứu Lý Đợi… và những độc giả yêu quý ông.

Nhà văn Trần Hoài Dương tên thật là Trần Bắc Quỳ. Ông từng nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương (năm 1968) với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ. Ông nhận Giải nhất kịch bản phim cho thiếu nhi tại Liên hoan phim VN lần thứ 6 (1983) với kịch bản phim hoạt hình Bé rơm, Giải A Tác phẩm tuổi xanh (năm 1993) với tác phẩm Một thoáng heo may phương Nam; Giải nhì cuộc thi truyện ngắn viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ bà mẹ & trẻ em Việt Nam tổ chức năm 1994 với tác phẩm Một thoáng heo may phương Nam; Giải B (không có giải A) cuộc vận động sáng tác kịch bản múa rối do đoàn Nghệ thuật múa rối TP.HCM tổ chức năm 2000 với kịch bản Huyền thoại Cửu Long Giang; Giải B cuộc vận động sáng tác truyện và tranh truyện cho thiếu nhi năm 1999 – 2000 của NXB Kim Đồng; Giải B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm.


Nhà văn Trầm Hương – Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM phát biểu tại tọa đàm

Nhà văn Cao Sơn kể những kỷ niệm khi lần đầu gặp nhà văn Trần Hoài Dương tại trại sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá (Hà Nội): “Trước đó, năm 1999 – 2000 tôi và anh cùng nhận giải thưởng của NXB Kim Đồng nhưng anh bận không tới lãnh giải thưởng được. Đến khi tham gia trại sáng tác của Hội Nhà văn anh với tôi lại có may mắn ở chung phòng… tới 3 tuần nên có dịp tâm sự để hiểu nhau nhiều. Vì có mối tình dang dở “không đến được với nhau” ở đất cố đô nên sau khi tham gia trại sáng tác xong anh quay về Ninh Bình ghé thăm bạn gái cũ. Anh là vậy, luôn sống trọn vẹn và nghĩa tình với bạn bè và người anh thương”.

Những tác phẩm đầu đời in đậm dấu ấn tuổi thơ mỗi người

Nhà văn Trương Huỳnh Như Trân thì không bao giờ quên cuốn sách Những ngôi sao trong mưa, bởi đó là “tác phẩm đầu đời đã in dấu trong tôi mãi mãi. Mãi mãi tôi có một thế giới trong sáng vô ngần bên cạnh tuổi thơ của mình, để về sau, dù có những đoạn đường đời gập ghềnh, khắc nghiệt, tôi luôn quay trở lại thế giới trong veo đó, để hít một hơi thở dài, và bước tiếp con đường của mình với trọn vẹn thiện lương trong tâm trí. Cho tới giờ, khi lật giở lại trang sách của cách đây hơn 30 năm, tôi vẫn cảm thấy xúc động, những con chữ in màu xanh, những hình vẽ minh họa dễ thương (họa sĩ Đức Lâm), và, chính là thế giới đó, thế giới tuổi thơ của riêng tôi”.


Nữ thi sĩ Trần Mai Hường đọc tham luận tại buổi tọa đàm


Nhà văn Trần Hoài Dương dù đi xa những các tác phẩm của ông vẫn còn mãi với cuộc đời


Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà báo và diễn giả

Nhận xét về tác phẩm của nhà văn Trần Hoài Dương, nhà văn Trương Huỳnh Như Trân cho biết: “Ngôn từ thì vô cùng dịu dàng, đẹp đẽ, mang chất nhạc du dương. Những câu chuyện hết sức giản dị thôi, nhưng cứ lẳng lặng thấm sâu vào lòng một đứa trẻ mới biết đọc là tôi lúc đó. Chẳng hạn như ở câu chuyện Qua đường, đám bạn thắc mắc vì sao trong cả đám đi chung, em bé kia chỉ nhớ mỗi tên Ngọc. Tác giả hay để những câu hỏi ở cuối truyện như vậy, cho các bé độc giả tự trả lời. À, thì là vì trong cả đám bạn đi chung, chỉ có mình Ngọc là dừng lại đưa em bé qua đường xe cộ đông đúc. Hay là về em bé trong vườn hoa hồng, mẹ đã chỉ cho tấm biển “không hái hoa” nhưng vì quá yêu thích hoa hồng xinh đẹp, em vẫn ngắt hoa giấu đi. Cho đến khi dẫn các bạn đến và khoe thì hoa đã héo rũ từ khi nào, không còn vẻ đẹp như em từng thấy… Trẻ con luôn sai một cách hồn nhiên và tự nhận lấy bài học cho riêng mình. Những bài học nho nhỏ về yêu thương, lòng tốt, về tình yêu thiên nhiên cứ len lỏi trong những câu văn vô cùng âu yếm, và tha thiết”.


Không khí buổi tọa đàm về nhà văn Trần Hoài Dương diễn ra sôi nổi tại Hội Nhà văn TP.HCM sáng 6/5

Đặc biệt, bà Như Trân say mê hơn cả là những câu chuyện đồng thoại của Trần Hoài Dương: “Phải có một trái tim vô cùng nhân hậu, nhà văn mới nhìn thế giới muôn loài như nhất. Thiên nhiên trong truyện Trần Hoài Dương hiện lên như một thảm cỏ hoa vàng xanh tươi trải dài bất tuyệt với muôn loài chung sống. Với cảm nhận cá nhân tôi, không ai tả thiên nhiên được sống động, nên thơ và tha thiết như Trần Hoài Dương. Từng chiếc lá non trên con đường ở phố, hay đồng cỏ hoa vàng miền quê, những hàng cây bốn mùa thay lá, những hạt mầm cựa mình trong lớp vỏ, những hoa mướp vàng rung rinh… đều được ông kể một cách tỉ mỉ bằng ngôn từ đẹp đẽ, tinh tế. Lật từng trang truyện trong Những ngôi sao trong mưa, như đang đi trong một giấc mơ tuyệt đẹp”, nhà văn nữ mê sách của nhà văn Trần Hoài Dương chia sẻ thêm.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nói về Trần Hoài Dương ngắn gọn, rằng: “Hơn 20 năm kể từ ngày Miền xanh thẳm ra đời. Đời sống đã hoàn toàn thay đổi. Chẳng còn những đứa trẻ phải sống trong đói rét như cậu bé Thiện. Nhưng vẻ đẹp của đời sống thì không bao giờ thay đổi. Ước mơ làm một người tử tế để dâng hiến cho con người, cho dân tộc không bao giờ thay đổi. Con đường đi tới hạnh phúc thực sự cũng không thay đổi. Tất cả vẫn còn nguyên vẹn trong Miền xanh thẳm. Xin được nói lời biết ơn nhà văn Trần Hoài Dương, người đã dựng lên một ‘miền’ cho rất nhiều người đang sống và ông chính là biển chỉ dẫn cho con người đi tìm Miền xanh thẳm của đời mình”.

Theo Lê Công Sơn/Báo Thanh Niên

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tài ứng đối của Mạc Đĩnh Chi khiến triều Nguyên nể phục
Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng thông minh uyên bác. Sinh thời, ông để lại nhiều giai thoại hay, thể hiện tài ứng đối hơn người.
Xem thêm
Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm
Videoclip hình ảnh tổng hợp về buổi Gặp gỡ, giao lưu với nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi Nhớ
Phóng sự hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài và một số bản dịch chưa được biết đến ở Việt Nam
Cho đến nay có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh là hai trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ đã dịch và số bản dịch được xuất bản của hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và thống nhất.
Xem thêm
Chuyển hoá thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng/BQP
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết
Bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng
Xem thêm
Câu đối trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ
Nhớ lại hơn hai chục năm trước, từ miền nam, lần đầu tiên tôi được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Vùng đất bảo tàng với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đánh dấu sự chấm hết của thực dân Pháp trên đất nước ta; giải phóng một nửa đất nước đã thắm biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào; trong đó có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174.
Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm